Tác hại của mất răng và giải pháp khắc phục
Tác hại của mất răng là gì? Nếu bị mất một hoặc nhiều răng, bệnh nhân có thể nhận thấy những ảnh hưởng tiêu cực đến chức năng của răng, sức khỏe và thẩm mỹ. Mất răng có thể gây ra các vấn đề về ăn uống, cười, giao tiếp và các vấn đề sức khỏe khác.
Những lý do dẫn đến mất răng
Trước khi tìm hiểu về tác hại của mất răng, chúng ta hãy cùng tìm xem đâu là nguyên nhân dẫn đến vấn đề này nhé!
- Chúng ta đều có thể bị mất răng vì nhiều lý do. Các nguyên nhân gây mất răng phổ biến bao gồm:
- Chấn thương vùng răng miệng do té ngã, tai nạn, va đập, chơi thể thao… dẫn đến răng bị sứt mẻ, nứt hoặc gãy, rụng.
- Bệnh nha chu (nhiễm trùng nướu răng) phá hủy cấu trúc răng và các mô xung quanh, dẫn đến lung lay và cuối cùng là mất răng.
- Sâu răng nghiêm trọng, sâu răng chỉ còn chân răng buộc phải nhổ răng.
- Thói quen vệ sinh răng miệng kém, nghiến răng, hút thuốc lá… trong thời gian dài khiến sức khỏe răng miệng suy yếu, răng dễ bị tổn thương và mất răng.
- Áp-xe răng do nhiễm trùng hoặc chấn thương chân răng.
- Các khuyết tật bẩm sinh liên quan đến sự phát triển của răng và cấu trúc hàm gây thiếu răng, không răng bẩm sinh.
- Mất răng do vấn đề lão hóa ở người cao tuổi hoặc là biến chứng của các bệnh lý toàn thân như tim mạch, tiểu đường, bệnh về xương…
Tác hại của mất răng
Vậy tác hại của mất răng có nghiêm trọng không? Thật sự mất răng để lại nhiều hậu quả nặng nề. Mất răng gây tác động tiêu cực đến chức năng, sức khỏe răng miệng, vấn đề giao tiếp và thẩm mỹ nụ cười. Sau đây là một số tác hại thường gặp nhất của việc mất răng:
Giảm khả năng nhai thức ăn đúng cách. Khi thiếu mất một hoặc nhiều răng, hoặc mất răng toàn hàm thì việc ăn nhai sẽ không thể thực hiện tốt như một khi có một hàm răng đầy đủ. Ăn nhai kém có thể dẫn đến bệnh về tiêu hóa và thiếu hụt dinh dưỡng.
Mất răng gây ra những thay đổi tiêu cực về ngoại hình vì các khoảng trống di mất răng để lại trông khá “đáng sợ”. Bên cạnh đó, mất răng lâu năm còn làm biến dạng gương mặt gây lệch mặt, miệng móm, nướu teo, da nhăn nheo và lão hóa sớm.
Một điều vô cùng nguy hiểm là mất răng sẽ gây ra tiêu xương hàm. Xương hàm được phát triển thông qua hoạt động ăn nhai. Do đó, khi không có răng ăn nhai xương hàm sẽ dần bị mất số lượng và mật độ, khiến xương mỏng và yếu dần.
Mất răng dẫn đến sự dịch chuyển của các răng còn lại, gây ra các vấn đề về khớp cắn. Răng bị xô lệch càng làm giảm chức năng ăn nhai, cản trợ vệ sinh răng và gây đau khớp thái dương hàm.
Mất răng làm tăng nguy cơ mắc bệnh nướu răng và mất thêm răng do khoảng trống mất răng làm thức ăn dễ bị kẹt lại, từ đó tạo điều kiện cho vi khuẩn xâm nhập và tấn công răng.
Mất răng khiến tâm lý người bệnh bị ảnh hưởng, trở nên tự ti, lo lắng. Mất răng cũng ảnh hưởng đến việc phát âm gây nói ngọng, nói đớt. Nhìn chung cả sức khỏe và tinh thần của bệnh nhân đều đi xuống sau khi mất răng.
Khắc phục mất răng như thế nào?
Tác hại của mất răng đã được nghiên cứu và được chứng minh qua hàng ngàn trường hợp lâm sàng. Do đó, điều quan trọng là phải dùng các biện pháp thay thế răng bị mất để có thể giúp khôi phục lại chức năng, sức khỏe và thẩm mỹ của răng.
Nếu không điều trị sớm, hậu quả của việc mất răng có thể dẫn đến các biến chứng nặng hơn như bệnh nướu răng và tiêu xương. Ngoài ra, điều cần thiết là phải lấp đầy những khoảng trống để ngăn ngừa sự dịch chuyển của răng và các vấn đề về khớp cắn. Dưới đây là những biện pháp được chỉ định để phục hình răng bị mất:
1. Cấy ghép Implant nha khoa
Cấy ghép implant hay còn gọi là trồng răng Implant, là một giải pháp bền vững và mang lại lợi ích tối ưu trong điều trị mất răng. Răng Implant gồm một trụ Titanium đóng vai trò là chân răng, được đặt vào xương hàm, tạo nền tảng ổn định để phục răng đơn lẻ hoặc cầu răng thay thế ở bên trên.
Kỹ thuật trồng răng được đánh giá cao vì có thể phục hình trong hầu hết các trường hợp mất răng từ đơn giản đến phức tạp như mất một răng, mất nhiều răng, mất răng toàn hàm hoặc không răng bẩm sinh. Bên cạnh đó, nhờ có chân răng như răng thật nên răng Implant có thể kích thích xương hàm và phòng tránh tiêu xương.
Đồng thời, sau khi làm răng Implant, bệnh nhân có thể ăn nhai thoải mái vì độ vững chắc tuyệt vời và giữ cho khuôn mặt không bị biến dạng, luôn duy trì sự trẻ trung. Khi trồng răng Implant, không cần phải mài răng như cầu răng sứ hoặc cần răng khác làm neo đỡ như răng giả tháo lắp nên không ảnh hưởng đến các răng còn lại.
Răng Implant trở thành sự lựa chọn hoàn hảo còn nhờ vào tính thẩm mỹ cao. Hình dạng, màu sắc, vân răng và độ phản quang được mô phỏng y như răng thật, mang lại nụ cười tự nhiên. Đặc biệt, răng có tuổi thọ dài lâu, bạn có thể sử dụng răng Implant trọn đời mà không cần thay mới nếu bạn chăm sóc tốt theo chỉ dẫn của Bác sĩ.
2. Răng giả tháo lắp
Răng giả tháo lắp là giải pháp phục hình răng phù hợp với bệnh nhân có tài chính thấp hoặc sức khỏe kém không thể phẫu thuật cấy ghép răng Implant. Răng giả sẽ được chế tạo dựa theo số lượng răng bị mất và có thể tháo rời dễ dàng.
Ưu điểm của răng giả tháo lắp là chi phí thấp, thời gian phục hình nhanh. Tuy nhiên đây là kỹ thuật truyền thống còn tồn tại khá nhiều nhược điểm như khả năng ăn nhai và thẩm mỹ chưa cao, không thể phòng ngừa tiêu xương hàm, tuổi thọ thấp và có thể làm đau nướu khi sử dụng.
3. Cầu răng sứ
Cầu răng sứ là một lựa chọn để thay thế răng bị mất với số lượng ít, hỗ trợ cải thiện ăn nhai và thẩm mỹ.
Cũng giống như răng giả tháo lắp, cầu răng sứ chỉ phục hình thân răng nên không thể phòng ngừa tiêu xương hàm. Bên cạnh đó, để làm cầu răng sứ, bệnh nhân cần có răng khỏe mạnh để mài làm trụ nâng đỡ cầu răng. Do đó, đây cũng không phải là biện pháp điều trị được khuyến khích lựa chọn.
Trên đây là những thông tin hữu ích xoay quanh chủ đề “tác hại của mất răng”. Để biết rõ tình trạng của mình phù hợp với phương pháp điều trị nào, bạn có thể đặt hẹn thăm khám cùng các chuyên gia tại Trung tâm Implant Việt Nam.
Bài viết liên quan
- Thời gian thực hiện cấy ghép Implant xương bướm
- Mất răng hàm trên lâu năm: Điều trị với Implant xương bướm
- Cấy ghép Implant xương bướm - Bệnh nhân cần lưu ý gì?
- Tiêu xương hàm trên - Hậu quả và giải pháp
- Implant xương bướm: cân nhắc giải phẫu và vị trí phẫu thuật
- Các bước chuẩn bị trước khi cấy ghép Implant xương bướm
- Sự khác biệt giữa Implant xương bướm và Implant truyền thống
- Tìm hiểu về cấu trúc của xương bướm