Tác hại của việc mất răng hàm
Tác hại của việc mất răng hàm chính là giảm khả năng ăn nhai, mất thẩm mỹ, ảnh hưởng tiêu cực đến sức khỏe răng miệng và sức khỏe cơ thể. Để khắc phục, bạn có thể trồng răng Implant, làm cầu răng hoặc răng giả tháo lắp.
Đâu là nguyên nhân gây mất răng hàm?
Để biết được tác hại của việc mất răng hàm, đầu tiên bạn cần tìm hiểu những nguyên nhân nào có thể khiến bạn bị mất răng. Dưới đây là những yếu tố làm tăng nguy cơ mất răng:
- Do bệnh lý răng miệng như sâu răng, viêm tủy răng, nha chu… được điều trị quá trễ nên không thể bảo tồn được răng thật.
- Do răng bị gãy, vỡ khi thực hiện hoạt động ăn nhai hoặc bị tai nạn, té ngã, chơi thể thao… dẫn đến chấn thương răng.
- Các thói quen xấu như nghiến răng, đánh răng sai cách, ăn uống kém khoa học, hút thuốc lá… lặp đi lặp lại trong thời gian dài khiến răng trở nên yếu và dễ gãy, rụng.
- Thiếu răng bẩm sinh do đặc điểm di truyền hoặc những rối loạn trong thời kỳ mang thai khiến trẻ bị thiếu răng hoặc không răng bẩm sinh.
- Mất răng tự nhiên còn do lão hóa ở người già. Sự lão hóa sẽ khiến răng không được chắc khỏe như thời trẻ, trở nên giòn yếu, dễ bị lung lay và cuối dùng dẫn đến mất răng.
Tác hại của việc mất răng hàm
Dù mất răng hàm do nguyên nhân gì thì bạn cũng không nên lơ là vì tác hại của việc mất răng hàm vô cùng nghiêm trọng. Tùy theo số lượng răng bị mất và thời gian mất răng là bao lâu mà sẽ quyết định mức độ nguy hiểm của vấn đề.
1. Tiêu xương hàm
Xương hàm có thể duy trì mật độ và thể tích thông qua kích thích do hoạt động ăn nhai của răng. Vì vậy, khi không có răng, xương hàm sẽ nhanh chóng bị tiêu biến, trở nên mỏng và xốp, dễ tổn thương và không còn khả năng nâng đỡ răng và cơ mặt.
2. Ăn nhai kém
Ngoài trừ răng khôn thì các răng hàm nhỏ và răng hàm là những răng đảm nhiệm vai trò cắn, xe và nhai, nghiền thức ăn. Do đó, nếu bị khuyết răng, việc ăn nhai sẽ trở nên khó khăn hơn, thức ăn thường xuyên bị mắc vào khoảng trống do mất răng để lại hoặc không được nghiền nát.
3. Dịch chuyển răng và rối loạn khớp cắn
Khi bị mất răng hàm, các răng còn lại sẽ có khuynh hướng bị dịch chuyển và xô lệch về khoảng trống mất răng. Răng không còn ngay ngắn và thẳng hàng dẫn đến mất cân bằng khớp cắn hai hàm trên và dưới. Điều này càng làm cho hoạt động ăn nhai kém hiệu quả và vệ sinh răng miệng khó khăn.
4. Mất thẩm mỹ
Đầu tiên, mất răng hàm sẽ tạo ra các khoảng trống khiến nụ cười trở nên kém duyên. Sau đó, nếu mất răng trong thời gian dài thì sẽ xảy ra hiện tượng tiêu xương hàm khiến gương mặt trở bên biến dạng, khuôn miệng trở nên móm mém, da chảy xệ và già trước tuổi.
5. Giảm khả năng phát âm
Vì răng tham gia vào hệ thống cấu âm nên mất răng còn ảnh hưởng đến khả năng phát âm, đặc biệt là âm gió. Người mất răng khó có thể nói chuyện một cách tròn vành rõ chữ, thương hay bị nói ngọng, nói đớt.
6. Ảnh hưởng đến sức khỏe răng miệng và sức khỏe toàn thân
Khoảng trống do mất răng là nơi lý tưởng để vi khuẩn trú ngụ và phát triển, gây hại cho sức khỏe răng miệng. Mất răng còn có khả năng gây đau khớp thái dương hàm, đau đầu… Ăn nhai kém sẽ dẫn đến những hệ lụy như bệnh về đường tiêu hóa, dinh dưỡng kém, khả năng đề kháng giảm. Tinh thần của người bệnh cũng bị ảnh hưởng rất lớn. Bệnh nhân mất răng dễ rơi vào trạng thái tiêu cực, lo lắng, tự ti và khó hòa nhập với cộng đồng.
Mất răng hàm có điều trị được không?
Ở phần trên trung tâm Implant Việt Nam đã chỉ ra những tác hại của việc mất răng hàm. Vậy mất răng hàm có điều trị được không?
Câu trả lời là “Có”. Với sự phát triển vượt bậc của nền nha khoa, việc chăm sóc sức khỏe và thẩm mỹ răng miệng đã trở nên dễ dàng hơn rất nhiều.
Khi bị mất răng hàm, bệnh nhân có thể lựa chọn những phương pháp dưới đây để thay thế răng bị mất:
1. Trồng răng Implant
Trồng răng Implant còn được gọi là cấy ghép răng Implant, là kỹ thuật nha khoa hiện đại và phức tạp bậc nhất, có thể áp dụng với tất cả các trường hợp mất răng.
Cấu tạo của răng Implant gồm 3 bộ phận chính: Trụ Implant bằng Titanium được cấy vào xương hàm giữ vai trò chân răng, mão sứ bên trên trụ Implant đóng vai trò thân răng và khớp nối Abutment dùng để kết nối trụ Implant và răng sứ.
Đây là giải pháp duy nhất phục hình cả chân răng và thân răng trong điều trị mất răng. Nhờ đó, trồng răng Implant có thể khắc phục những nhược điểm của các phương pháp cũ, nâng cao khả năng ăn nhai và thẩm mỹ, ngăn ngừa hiện tượng tiêu xương hàm.
Đặc biệt, răng Implant có độ bền chắc rất cao và có thể sử dụng trọn đời mà không cần làm lại nếu được chăm sóc tốt.
2. Cầu răng sứ
Cầu răng sứ là lựa chọn thứ hai mà bạn có thể cân nhắc khi bị mất răng hàm. Cầu răng sứ giúp phục hình thân răng bị mất để cải thiện khả năng ăn nhai và thẩm mỹ. Để thực hiện cầu răng sứ, Bác sĩ sẽ mài hai răng (hoặc nhiều hơn) hai bên răng bị mất làm trụ đỡ, sau đó thiết kế một cầu răng sứ ở giữa.
Cầu răng sứ cho chi phí phải chăng, thời gian thực hiện nhanh. Tuy nhiên, để làm cầu răng sứ buộc phải có răng khỏe mạnh đẽ mài làm trụ đỡ. Do đó không được áp dụng cho mất răng số 7 hoặc các răng còn lại không đủ chắc khỏe.
Bên cạnh đó, cầu răng sứ cũng không thể ngăn ngừa tiêu xương hàm và có độ bền chưa cao, bạn có thể phải thay mới sau vài năm sử dụng.
3. Răng giả tháo lắp
Đây là phương pháp lâu đời nhất trong các phương pháp phục hình răng mất. Răng giả tháo lắp có chi phí rẻ, có răng ngay trong 1 lần hẹn và không xâm lấn nên phù hợp với những người có sức khỏe kém hoặc không đủ chi phí để thực hiện các kỹ thuật còn lại.
Hàm hàm giả tháo lắp không được đánh giá cao về thẩm mỹ và khả năng ăn nhai. Bệnh nhân vẫn xảy ra hiện tượng tiêu xương hàm do không phục hình chân răng và gặp nhiều bất tiện như dễ bị rơi, đau nướu, phải thay mới sau một thời gian ngắn.
Những phương pháp điều trị mất răng hàm có thể giúp bạn hạn chế tác hại của việc mất răng hàm. Điều quan trọng nhất là bạn cần tìm được một địa chỉ uy tín để được tư vấn chính xác và lựa chọn được giải pháp phù hợp nhất với tình trạng của bản thân. Đừng ngại đặt hẹn với trung tâm Implant Việt Nam để được chuyên gia điều trị mất răng trên 25 năm kinh nghiệm thăm khám và tư vấn miễn phí nhé!
Bài viết liên quan
- Thời gian thực hiện cấy ghép Implant xương bướm
- Mất răng hàm trên lâu năm: Điều trị với Implant xương bướm
- Cấy ghép Implant xương bướm - Bệnh nhân cần lưu ý gì?
- Tiêu xương hàm trên - Hậu quả và giải pháp
- Implant xương bướm: cân nhắc giải phẫu và vị trí phẫu thuật
- Các bước chuẩn bị trước khi cấy ghép Implant xương bướm
- Sự khác biệt giữa Implant xương bướm và Implant truyền thống
- Tìm hiểu về cấu trúc của xương bướm