Tiêu chí đánh giá xương hàm đạt tiêu chuẩn để trồng Implant
Số lượng và chất lượng xương hàm là yếu tố quan trọng quyết định đến việc có đủ điều kiện trồng răng implant hay không đối với người mất răng. Nếu không đủ tiêu chuẩn thì bệnh nhân phải cấy ghép xương mới có thể trồng răng Implant. Dưới đây là 2 hình thức ghép xương phổ biến:
- Ghép xương tự thân: Đây là kỹ thuật lấy xương tự thân, vị trí lấy xương thường ở xương cằm hoặc ở góc hàm, xương chậu... Đây là kỹ thuật ghép xương với tỷ lệ thành công cao do các xương nằm trong cùng một cơ thể nên quá trình tích hợp diễn ra suôn sẻ, không lo đào thải.
- Ghép xương nhân tạo: Xương nhân tạo sẽ có nguồn gốc từ san hô và có chức năng tạo khoảng trống cho xương tự thân phát triển ổn định. Mỗi tháng xương tự thân được tự động tăng thêm 1 mm cho đến khi đủ tiêu chuẩn để bác sĩ thực hiện cấy ghép implant.
Tiêu chí về số lượng xương
Để đạt tiêu chuẩn xương hàm khi cấy ghép implant, số lượng xương ở vị trí răng mất bắt buộc phải có chiều dài và chiều rộng lớn hơn hoặc bằng chiều dài và chiều rộng của trụ implant kích thước nhỏ nhất.
Hiện nay trên thị trường có rất nhiều thương hiệu nha khoa sản xuất trụ implant, chính vì vậy mà mỗi loại trụ sẽ có một kích thước khác nhau. Trong đó kích thước tối thiểu của trụ implant là chiều dài 6.0 mm và đường kính 3,0 mm.
Trường hợp bệnh nhân bị mất răng, thiếu nhiều xương hàm và chiều dài xương nhỏ hơn chiều dài nhỏ nhất của trụ implant thì không đủ tiêu chuẩn để thực hiện trồng răng implant. Khi đó bác sĩ sẽ chỉ định ghép xương cho bệnh nhân rồi mới tiến hành cấy ghép implant để tạo sự ổn định một cách vững chắc.
Tuy nhiên đối với những bệnh nhân có chiều dài nhỏ hơn quá nhiều so với tỷ lệ của trụ implant, bác sĩ sẽ khuyên bệnh nhân lựa chọn phương pháp phục hình răng khác vì việc cố gắng cấy ghép implant có thể gây ra những vấn đề nguy hiểm đến sức khỏe của bệnh nhân.
Để xác định chính xác chỉ số này, bác sĩ phải thăm khám, đánh giá tỷ lệ xương hàm bằng hình ảnh ConeBeam 3D CT và phần mềm phân tích trước khi tiến hành phẫu thuật.. Khi đó mới có thể rút ra kết luận chính xác và phương án xử lý cụ thể.
Tiêu chí về chất lượng xương
Để đánh giá chất lượng xương, bác sĩ sẽ dựa vào Chỉ số HU (Hounsfield), một chỉ số dùng để đánh giá độ cứng và chắc của xương. Chỉ số HU của ngà răng là 1000 HU, được chia thành 4 cấp độ khác nhau cụ thể như sau:
Cấp độ | Chỉ số HU | Tình trạng xương |
---|---|---|
D1 | >1250 HU | Xương đặc |
D2 | 850 – 1250 HU | Xương tốt |
D3 | 350 – 850 HU | Xương tốt |
D4 | 150 – 350 HU | Xương loãng |
Dựa vào bảng mức độ trên, dựa trên nghiên cứu của các bác sĩ hàng đầu thế giới thuộc Hiệp hội Nha khoa Hoa Kỳ, chất lượng xương hàm phải ở mức D2, D3 (chỉ số HU trong khoảng 350-1250 HU) thì bệnh nhân mới đạt tiêu chuẩn để cấy ghép implant.
Tuy nhiên, ngay cả khi chất lượng xương của bệnh nhân ở mức D1, D4 thì vẫn có thể cấy ghép được. Nếu ở độ D1, xương rất đặc và có ít mạch máu nuôi dưỡng nên cần có thời gian ổn định lâu hơn. Đó là vì quá trình phát triển tế bào liên kết với implant mất nhiều thời gian hơn bình thường.
Ở cấp độ D4, xương mỏng, nếu xương quá xốp thì không có nền tảng tốt để cấy ghép trụ vững. Do đó, cần thực hiện nhiều kỹ thuật tinh vi trong quá trình cấy ghép để tăng mật độ xương nền và tăng độ ổn định của trụ implant. Vì vậy, ở cấp độ D4, bệnh nhân phải được thăm khám và điều trị bởi bác sĩ có kinh nghiệm và hiểu biết sâu rộng.
>> Xem thêm: Phụ nữ mang thai có trồng răng Implant được không? Và 3 lưu ý bạn nhất định xem ngay.
Một vài lưu ý cho người bị tiêu xương hàm
Trên thực tế, những người bị tiêu xương hàm sẽ được khuyến cáo không nên cấy ghép răng implant. Do xương hàm của bệnh nhân không thể nâng đỡ các trụ đã cấy ghép và sẽ xảy ra rủi ro. Khả năng hỏng hóc, đào thải của implant là rất cao. Nhưng với sự phát triển mạnh mẽ của y học hiện nay, bệnh nhân tiêu xương hàm vẫn có thể cấy ghép răng với điều kiện bắt buộc phải ghép xương trước. Khi xương hàm được cấy ghép đủ tiêu chuẩn thì tiến hành cấy ghép răng implant cho bệnh nhân. Dưới đây là 2 hình thức ghép xương phổ biến:
- Ghép xương tự thân: Đây là kỹ thuật lấy xương tự thân, vị trí lấy xương thường ở xương cằm hoặc ở góc hàm, xương chậu... Đây là kỹ thuật ghép xương với tỷ lệ thành công cao do các xương nằm trong cùng một cơ thể nên quá trình tích hợp diễn ra suôn sẻ, không lo đào thải.
- Ghép xương nhân tạo: Xương nhân tạo sẽ có nguồn gốc từ san hô và có chức năng tạo khoảng trống cho xương tự thân phát triển ổn định. Mỗi tháng xương tự thân được tự động tăng thêm 1 mm cho đến khi đủ tiêu chuẩn để bác sĩ thực hiện cấy ghép implant.
Như vậy bài viết đã giúp bạn hiểu rõ về tầm quan trọng của chất lượng xương hàm trong cấy ghép implant cũng như 2 tiêu chuẩn về xương hàm.
Để biết thêm thông tin chi tiết về trồng răng implant này, hãy liên hệ ngay với trung tâm Implant Việt Nam. Chúng tôi luôn nỗ lực để có kế hoạch điều trị toàn diện cho từng khách hàng nhằm tiết kiệm chi phí, rút ngắn thời gian điều trị mà vẫn đảm bảo an toàn tuyệt đối.
Bài viết liên quan
- Thời gian thực hiện cấy ghép Implant xương bướm
- Mất răng hàm trên lâu năm: Điều trị với Implant xương bướm
- Cấy ghép Implant xương bướm - Bệnh nhân cần lưu ý gì?
- Tiêu xương hàm trên - Hậu quả và giải pháp
- Implant xương bướm: cân nhắc giải phẫu và vị trí phẫu thuật
- Các bước chuẩn bị trước khi cấy ghép Implant xương bướm
- Sự khác biệt giữa Implant xương bướm và Implant truyền thống
- Tìm hiểu về cấu trúc của xương bướm