Trồng răng bằng cấy ghép implant có thật sự tốt?
Trồng răng bằng cấy ghép implant có thật sự tốt sẽ phụ thuộc vào tình trạng sức khỏe răng miệng của bạn, chỉ định và tay nghề bác sĩ nha khoa thực hiện cũng như quá trình chăm sóc/vệ sinh răng miệng cá nhân của bản thân về sau.
Cấu tạo của implant
Một implant sẽ có cấu tạo cơ bản gồm 3 phần:
- Trụ Implant: Phần thân làm từ titanium này sẽ có nhiệm vụ thế đi phần chân răng đã mất
- Phần nối Abutment: Phần chốt kim loại có chức năng giống cùi răng, nối giữa trụ và mão răng sứ nhân tạo
- Thân răng: Hay mão răng sứ, có hình dáng và cấu tạo bên ngoài hệt như răng thật, đảm bảo chức năng cắn, nhau cùng độ bền cao
Trồng răng bằng cấy ghép implant có thật sự tốt hay không?
Với cấu trúc trụ titan vững chắc, trồng răng Implant là sự lựa chọn tuyệt vời để thay thế phần chân răng cũng như không gây bất kỳ phản ứng nào với xương hàm và các cấu trúc lân cận.
Các yêu cầu để cấy ghép implant làm răng nhân tạo hoàn chỉnh:
- Mất một hay nhiều răng
- Phần xương hàm phát triển bình thường
- Đủ xương để thao tác và cấy trụ implant vững
- Mô nướu lành lặn, không viêm nhiễm
- Không có tình trạng gây ảnh hưởng đến sự lành xương
- Không muốn hay không thể đeo răng giả tháo lắp
- Mong muốn cải thiện giọng nói
- Chấp nhận tốn nhiều thời gian cho quá trình cắm và hồi phục hoàn chỉnh
- Không hút thuốc lá
Trồng răng bằng cấy ghép implant có thật sự tốt hay không sẽ một phần không nhỏ cần sự theo dõi và đánh giá từ các bác sĩ qua nhiều bước, chẳng hạn như:
- Thăm khám định kỳ: Qua X-quang và hình chụp ảnh răng hàm 3D, tạo hình khuôn/chóp răng giả định
- Kiểm tra lại tình trạng sức khỏe tổng quát và răng miệng: Hỏi lại bệnh sử cùng các tình trạng bệnh lý có dùng thuốc nếu có. Nếu bạn có bệnh tim hay đã cắm implant, bác sĩ có thể kê 1 số loại kháng sinh cho bạn trước khi làm thủ thuật
- Lên kế hoạch cắm và hoàn chỉnh răng: Bác sĩ sẽ kết luận bạn sẽ cần đặt bao nhiêu trụ implant và tình trạng răng cùng thời gian hoàn tất
Trong quá trình làm thủ thuật cấy ghép, các bác sĩ sẽ gây tê hoặc gây mê tùy vào số lượng implant lẫn vị trí cắm. Dinh dưỡng và chăm sóc trước mổ sẽ được họ đề xuất để khách hàng đủ sức khoẻ lẫn an toàn.
Quá trình cấy ghép implant
Có tất cả 6 bước để hoàn tất một thủ thuật cấy ghép implant, bao gồm:
- Nhổ đi phần chân răng đã bị hư hại/tổn thương
- Chuẩn bị ổ răng để có thể cắm implant (có thể phải cấy ghép màng xương)
- Cắm implant
- Định hình ổn định cho implant và phục hồi xương ổ răng
- Thay phần nối Abutment
- Lắp mão răng sứ
Với loại màu răng sứ, bác sĩ và bạn có thể cân nhắc để sử dụng loại tháo lắp được hay cố định
Xem thêm: Ưu điểm trồng răng Implant và lưu ý chọn phòng khám nha khoa uy tín.
Quá trình hậu cấy ghép implant có thể gặp vấn đề răng miệng gì?
Dù ở giai đoạn nào khi cấy ghép implant, bạn đều có thể gặp một số vấn đề khó chịu liên quan đến răng miệng, chẳng hạn như:
- Sưng nề vùng nướu hay mặt
- Đau nhức vùng nướu hay da
- Khó chịu ở chỗ đang cắm implant
- Chảy máu nhẹ
Thuốc giảm đau hay kháng sinh thường sẽ được bác sĩ chỉ định để giảm thiểu tối đa các tình trạng trên. Nếu tình trạng viêm đau cứ tiếp tục kéo dài trong nhiều ngày, hãy báo ngay đến bác sĩ nha khoa phụ trách để họ có phương án điều trị tốt nhất cho bạn.
Đặc biệt, trong suốt thời gian cấy ghép implant bạn nên dùng đồ ăn mềm, dễ nhai nuốt để vết thương được hồi phục nhanh chóng. Loại chỉ khâu vết thương thường dùng sẽ là chỉ tiêu, nếu là chỉ không tiêu thì bác sĩ sẽ hẹn tái khám để cắt cho bạn.
Những bước chăm sóc sau khi đã cấy ghép implant và chụp răng sứ
Một tỷ lệ rất cao sẽ thành công với các khách hàng có chỉ định cấy ghép implant, nếu cắm thất bại thì bác sĩ sẽ tháo trụ và đợi hồi phục sau 3 tháng mới có thể tiến hành lại.
Để giữ độ bền cho implant của bạn cùng sức khỏe răng miệng được đảm bảo, hãy nhớ:
- Vệ sinh răng miệng thường xuyên và kỹ lưỡng: Cũng giống như răng thật, trụ implant và răng sứ cũng cần được vệ sinh sạch sẽ để thực hiện đúng chức năng và tránh đóng vôi kèm viêm nha chu. Dùng bàn chải kết hợp chỉ nha khoa để có thể lấy hết các mảng bám, thức ăn thừa ở kẽ răng sau khi ăn xong và trước khi đi ngủ.
- Tái khám với bác sĩ nha khoa định kỳ: Khám để kiểm tra và theo dõi xem các bước chăm sóc lẫn vệ sinh cần thay đổi gì hay không
- Hạn chế tối đa các thói quen ăn uống xấu: Không nên nhai các loại thực phẩm quá cứng/có vỏ cứng, như hạt dưa, đá viên hay kẹo vì chúng có khả năng làm vỡ răng sứ của bạn. Các loại thuốc là hay đồ uống caffeine cũng nên được hạn chế để tránh hình thành mảng bám và ố. Thói quen nghiến răng nếu có bạn cũng nên tập để dần hạn chế nhằm giữ tuổi thọ cho răng và trụ implant càng lâu bền.
Như vậy, việc trồng răng bằng cấy ghép implant có thật sự tốt sẽ cần cả yếu tố tình trạng sức khỏe răng miệng của bạn, chỉ định và tay nghề bác sĩ nha khoa thực hiện cũng như quá trình chăm sóc/vệ sinh răng miệng cá nhân của bản thân về sau.
Nếu thực hiện đủ cả 3 yếu tố trên, việc trồng răng bằng cấy ghép implant sẽ là một lựa chọn hoàn hảo để thay thế cho răng/hàm đã mất của bạn với thời gian rất lâu.
Nếu bạn cần được tư vấn thêm, hãy liên hệ với Nha khoa Nhân Tâm - Trung tâm Implant Việt Nam địa chỉ nha khoa uy tín chất lượng hàng đầu qua số điện thoại 1900 56 5678 – 0338 56 5678.
Bài viết liên quan
- Thời gian thực hiện cấy ghép Implant xương bướm
- Mất răng hàm trên lâu năm: Điều trị với Implant xương bướm
- Cấy ghép Implant xương bướm - Bệnh nhân cần lưu ý gì?
- Tiêu xương hàm trên - Hậu quả và giải pháp
- Implant xương bướm: cân nhắc giải phẫu và vị trí phẫu thuật
- Các bước chuẩn bị trước khi cấy ghép Implant xương bướm
- Sự khác biệt giữa Implant xương bướm và Implant truyền thống
- Tìm hiểu về cấu trúc của xương bướm