Trồng răng cửa mất bao lâu? Phương pháp nào tốt nhất?
Sự phát triển của khoa học hiện đại ngày nay đã được ứng dụng rất nhiều cho sự phát triển của ngành nha khoa. Những bước tiến đột phá này đã cho ra đời và đưa ứng dụng trồng răng vào cuộc sống. Với tình trạng và nhu cầu của mỗi người, bạn có thể chọn cho mình những phương pháp phù hợp nhất!
Mục lục nội dung
Mất răng cửa gây ảnh hưởng như thế nào?
Mất răng cửa là tình trạng không ai mong muốn vì nó có thể gây ra nhiều ảnh hưởng cho ngoại hình, quá trình cắn xé thức ăn và sức khỏe răng miệng của mỗi người. Những bất lợi do việc mất răng cửa gây ra thường là:
- Xương hàm ở vị trí răng bị mất sẽ tiêu dần, gây ra tình trạng răng bị xô lệch.
- Mất răng cửa còn khiến bạn khó cắn xé thức ăn và gây khó chịu trong quá trình ăn uống.
- Nếu mất răng cửa trong thời gian dài thì khách hàng có thể sẽ bị nói ngọng, phát âm không rõ ràng.
- Răng cửa là răng nằm ở mặt tiền của hàm răng, đây là vị trí rất dễ nhìn thấy. Do đó khi mất răng cửa thì hàm răng của bạn sẽ mất thẩm mỹ, gây mất tự tin hơn.
>> Bài viết đề xuất: Trồng răng cửa implant khi nào? Để có thêm thông tin hữu ích trước khi quyết định
Các cách trồng răng cửa tốt nhất hiện nay
Công nghệ nha khoa ngày càng phát triển, cung cấp nhiều lựa chọn về trồng răng cửa đến khách hàng. Hiện nay có ba phương pháp phục hình răng cửa phổ biến nhất chính là trồng răng Implant, bắc cầu răng sứ và sử dụng hàm tháo lắp.
Trồng răng Implant
Đây là phương pháp trồng răng cửa hàng đầu hiện nay. Phương pháp này sử dụng trụ Implant được làm từ chất liệu Titanium cắm trực tiếp vào xương hàm nhằm thay thế chân răng đã mất. Phía trên trụ Implant là răng sứ có bề ngoài như răng thật.
Như vậy, phương pháp này có thể giúp cải thiện chức năng ăn nhai và cả tính thẩm mỹ cho răng đã mất. Phương pháp này rất được bác sĩ nha khoa trên toàn thế giới khuyên sử dụng vì trụ Implant rất bền, có thể tồn tại lâu dài trong xương hàm. Không chỉ vậy, trụ Implant cũng không gây tác động xấu đến sức khoẻ của khách hàng vì chất liệu lành tính và an toàn.
Làm cầu răng sứ
Cầu răng sứ là phương pháp mài nhỏ hai răng kế bên răng mất, sau đó đặt cầu răng sứ lên. Cầu răng sứ có vẻ ngoài giống với răng thật, màu sắc khá chuẩn với màu men răng. Một cầu răng sứ bao gồm ít nhất 3 răng, trong đó 2 răng sứ được gắn cố định 2 cùi răng thật, răng phục hình nằm ở giữa. Làm cầu răng sứ có thời gian thực hiện nhanh, chi phí tiết kiệm nhưng không giúp ngăn chặn dứt điểm tình trạng tiêu xương và độ bền không cao.
Sử dụng hàm tháo lắp
Hàm tháo lắp từ lâu đã không còn nhận được sự ưa chuộng vì rất dễ bị rơi ra, nứt vỡ và không có khả năng xé thức ăn. Quy trình thực hiện của phương pháp này là gắn răng giả lên nền hàm cùng khung chất liệu kim loại hoặc chất liệu nhựa dẻo để thay thế cho răng bị mất. Ưu điểm của giải pháp này là chi phí rất rẻ, dễ dàng tháo lắp và vệ sinh.
Thời gian trồng răng cửa mất bao lâu?
Trồng răng cửa với phương pháp cấy ghép Implant sẽ kéo dài khoảng 6 tháng. Sau khi được phẫu thuật đặt trụ Implant, khách hàng sẽ chờ trụ Implant tích hợp với xương trong khoảng 4-6 tháng. Khi trụ đã tích hợp chặt chẽ với xương hàm thì có thể tiến hành bọc sứ lên trên, hoàn thành quá trình trồng răng.
Thời gian trụ Implant tích hợp với xương hàm cũng sẽ chịu tác động bởi nhiều tố như hoạt động ăn nhai, cách chăm sóc răng miệng của khách hàng, trình độ và kỹ thuật của bác sĩ, chất lượng của trụ Implant và cơ địa mỗi người.
Do đó, nếu lựa chọn nha khoa uy tín kết hợp cùng việc ăn nhai đúng cách, tuân thủ những nguyên tắc về vệ sinh răng miệng cũng như những chỉ dẫn của bác sĩ thì thời gian trụ Implant tích hợp với xương hàm sẽ được rút ngắn.
Răng cửa nằm ở vị trí đặc biệt nên có ảnh hưởng rất nhiều đến ngoại hình của chúng ta, vì vậy khi phục hình răng cửa bạn nên lựa chọn địa chỉ nha khoa trồng răng implant uy tín.
Trung tâm Implant Việt Nam là đơn vị chuyên cung cấp dịch vụ trồng răng cửa bằng Implant chất lượng cao. Liên hệ ngay với chúng tôi để được tư vấn chi tiết hơn nhé!
Bài viết liên quan
- Thời gian thực hiện cấy ghép Implant xương bướm
- Mất răng hàm trên lâu năm: Điều trị với Implant xương bướm
- Cấy ghép Implant xương bướm - Bệnh nhân cần lưu ý gì?
- Tiêu xương hàm trên - Hậu quả và giải pháp
- Implant xương bướm: cân nhắc giải phẫu và vị trí phẫu thuật
- Các bước chuẩn bị trước khi cấy ghép Implant xương bướm
- Sự khác biệt giữa Implant xương bướm và Implant truyền thống
- Tìm hiểu về cấu trúc của xương bướm