Bạn đã nắm rõ trồng răng Implant kiêng ăn gì chưa?
Trồng răng Implant kiêng ăn gì là vấn đề quan trọng cần nắm rõ để hạn chế các sự cố xảy ra do ăn uống sau khi cấy ghép. Để vị trí cấy ghép Implant mau chóng hồi phục, bạn cần chú ý tránh xa các thực phẩm quá cứng, quá dai, các món ăn quá lạnh, quá nóng, thực phẩm chế biến giòn, dễ tạo ra vụn nhỏ, đồ ăn cay, đồ ngọt, nhiều đường, đồ ăn quá chua, nước uống có gas,…
Trong thời gian chờ đợi vết thương lành lại bạn nên ưu tiên các món ăn dạng lỏng, mềm, chế biến kỹ và chú ý ăn nhai nhẹ nhàng, chậm rãi để tránh tác động đến vết thương.
Sau khi trồng răng Implant cần ăn uống như thế nào?
Bổ sung các dưỡng chất cần thiết từ những thực phẩm có lợi cho sức khỏe răng miệng sẽ giúp vết thương sau trồng răng của bạn lành lại nhanh chóng và không xảy ra bất cứ biến chứng gì.
Những ngày đầu tiên sau khi trồng răng, mặc dù vị trí phẫu thuật đã hết sưng đỏ và chảy máu nhưng bạn vẫn chỉ nên sử dụng các thực phẩm chế biến dạng lỏng như súp, cháo, bột yến mạch, khoai lang nghiền, khoai tây nghiền,…
Bạn sẽ không ăn được quá nhiều vì răng vẫn còn đau nên hãy uống nhiều hơn và uống các loại nước như nước ép hoa quả, rau củ, sữa, sữa chua, vitamin,… Những thực phẩm này sẽ giúp bạn bổ sung dưỡng chất bị thiếu hụt trong giai đoạn này.
Khi ăn, bạn cần chú ý ăn nhẹ nhàng, chậm rãi ít nhất là một tuần đầu tiên. Điều này không chỉ giúp cho vùng răng mới cấy ghép bớt đau mà còn tốt cho dạ dày cũng như các cơ quan khác trong hệ tiêu hóa.
Xem thêm: Trồng răng Implant cho người lớn tuổi – Giải pháp phục hình răng an toàn và lành tính.
Trồng răng Implant kiêng ăn gì?
Để vị trí cấy ghép Implant mau chóng hồi phục, bạn cần chú ý tránh xa các nhóm thực phẩm sau đây:
- Đá và đồ ăn lạnh là thực phẩm đầu tiên bạn cần tránh. Đối với người vừa cấy ghép răng thì thực phẩm cứng có thể thể gây tổn hại lớn đến sức khỏe răng miệng. Vậy nên hãy tránh nhai đá và không ăn các đồ ăn quá lạnh cho đến khi răng bạn thật sự hồi phục.
- Không ăn đồ ăn khi còn quá nóng. Nhiệt độ cao sẽ làm cục máu đông tan ra, khiến xương hàm tại vị trí mới cấy ghép tiếp xúc với thức ăn gây đau nhức vô cùng.
- Tránh ăn các thực phẩm chế biến giòn, dễ tạo ra vụn nhỏ và mắc lại răng như snack, bánh quy, các loại hạt, khoai tây chiên,… Bởi những đồ ăn này dễ rơi vào và mắc lại tại vị trí mới cấy răng gây ra hiện tượng nhiễm trùng.
- Không ăn các thực phẩm quá dai hoặc quá cứng vì chúng có thể tác động xấu tới vùng chân răng mới can thiệp phẫu thuật. Đôi khi vì ăn các thực phẩm này mà bạn đã chẳng may tác động lực quá lớn tới chân răng và khiến răng mới cấy ghép bị lung lay và đau nhức.
- Không sử dụng ống hút để hút nước, đồ ăn vì hành động ấy có thể gây chảy máu chân răng. Ngoài ra, bạn cũng không nên uống rượu, bia hoặc đồ uống có chất kích thích khác trong thời gian đầu sau khi trồng răng.
- Tránh nhai tại vùng răng mới cấy vì có thể khiến vết thương bị chấn động, tạo cảm giác đau nhức và làm tăng nguy cơ hòa tan cục máu đông.
- Đồ ăn cay cũng là món bạn không nên ăn trong giai đoạn này. Bên cạnh đó, thực phẩm nhiều đường, đồ ăn chua, đồ uống có gas,… cũng sẽ tác động không tốt đến vùng răng mới phục hình của bạn.
Sau khi cấy ghép, bạn cần chọn lựa các thực phẩm lành mạnh, giàu chất dinh dưỡng để giúp cơ thể khỏe hơn và tránh các thực phẩm đã nêu phía trên để phòng ngừa những rủi ro không mong muốn.
Khi đã nắm được trồng răng Implant kiêng ăn gì, việc xây dựng khẩu phần ăn trong giai đoạn mới cấy ghép sẽ dễ dàng và khoa học hơn, giúp quá trình hồi phục răng nhanh chóng, hiệu quả và không xảy ra rủi ro gì.
Nếu đang gặp phải bất cứ vấn đề gì về răng miệng, bạn hãy liên hệ đến Trung tâm Implant Việt Nam qua hotline 1900 56 5678. Các bác sĩ và tư vấn viên tại đây luôn sẵn sàng hỗ trợ bạn.
Bài viết liên quan
- Review nha khoa uy tín tại Đắk Nông
- Thời gian thực hiện cấy ghép Implant xương bướm
- Mất răng hàm trên lâu năm: Điều trị với Implant xương bướm
- Cấy ghép Implant xương bướm - Bệnh nhân cần lưu ý gì?
- Tiêu xương hàm trên - Hậu quả và giải pháp
- Implant xương bướm: cân nhắc giải phẫu và vị trí phẫu thuật
- Các bước chuẩn bị trước khi cấy ghép Implant xương bướm
- Sự khác biệt giữa Implant xương bướm và Implant truyền thống