Trồng răng Implant có ăn được không? Bao lâu sau thì ăn được
Trồng răng Implant có ăn được không? Bao lâu sau thì ăn được? Giải đáp băn khoăn này, các bác sĩ cho biết cấy ghép Implant chỉ là một tiểu phẫu nên khách hàng chỉ cần nhịn ăn trong vài giờ đầu. Sau khoảng 3 đến 5 giờ, khách hàng có thể ăn cháo loãng, nguội và uống sữa lạnh để cung cấp dưỡng chất, bổ sung năng lượng.
Trồng răng Implant có ăn được không? Bao lâu sau thì ăn được?
Trồng răng Implant hay cấy ghép Implant được xem là giải pháp tối ưu đối với các trường hợp mất răng. Trước đây, những kỹ thuật phục hình mới chỉ thay thế được thân răng bên trên chứ chưa thể phục hồi chân răng phía dưới. Vì vậy, theo thời gian xương hàm bị tiêu biến khiến cho khuôn mặt biến dạng, răng xô lệch và cần sửa chữa, thay mới nhiều lần.
Trồng răng Implant là biện pháp phục hình hiện đại với nhiều đặc điểm ưu việt, đặc biệt là khả năng phòng tránh hiện tượng tiêu xương. Trong kỹ thuật này, bác sĩ sẽ trực tiếp cấy trụ Implant làm từ Titanium vào vị trí mất răng trên cung hàm. Sau đó chờ đợi một thời gian để trụ tích hợp xương rồi gắn răng sứ lên trên Implant thông qua khớp nối Abutment.
Vấn đề ăn uống cũng là băn khoăn của không ít khách hàng sau khi cấy ghép Implant. Vậy thì trồng răng Implant có ăn được không? Bao lâu sau thì ăn được?
Theo các bác sĩ chuyên khoa Răng Hàm Mặt, kỹ thuật cấy ghép Implant chỉ là một tiểu phẫu nên khách hàng chỉ cần nhịn ăn trong vài giờ đầu. Sau khoảng 3 đến 5 giờ, khách hàng có thể ăn cháo loãng, nguội và uống sữa lạnh để cung cấp dưỡng chất, bổ sung năng lượng. Những thực phẩm này không cần phải nhai nên sẽ không gây áp lực tới trụ Implant vừa cấy ghép.
Trong giai đoạn trụ Implant tích hợp xương hàm (khoảng từ 3 đến 6 tháng), bạn nên chú ý sử dụng thức ăn mềm, không ăn các món ăn khô cứng, hạn chế nhai trực tiếp vào vị trí phẫu thuật để tránh ảnh hưởng đến vết thương, kéo dài thời gian tích hợp.
Nếu không xây dựng chế độ ăn uống thích hợp, trụ Implant có thể lệch ra khỏi vị trí ban đầu, thậm chí là bị đào thải. Mặc dù trên thực tế, tình trạng đào thải rất hiếm khi xảy ra nhưng bạn vẫn cần đặc biệt chú ý đến vấn đề này và tránh ăn đồ ăn khô, cứng, dai cho tới khi quá trình tích hợp hoàn thiện.
Xem thêm: Chi tiết giá trồng răng Implant cập nhật mới nhất 2024
Trồng răng Implant nên ăn gì và kiêng gì?
Lời giải đáp cho băn khoăn trồng răng Implant có ăn được không đã có ở phần trên. Vậy cụ thể chúng ta có thể ăn gì và cần kiêng gì?
Các thực phẩm được khuyến khích sử dụng sau khi cấy ghép Implant bao gồm đồ ăn mềm, lỏng, ít phải nhai và dễ nuốt như cháo, súp, canh, sinh tố, nước ép,…
Hãy thận trọng với các món ăn có thể tạo thành nhiều mảnh vụn như bánh mì, khoai tây chiên, bánh quy,… vì chúng rất dễ rơi vào kẽ hở giữa các răng, vị trí mới trồng răng và dẫn đến tổn thương.
Những món ăn lỏng nhưng nóng như trà nóng, cà phê nóng, súp nóng, cháo nóng,… lại gây ảnh hưởng không tốt vì nhiệt độ cao sẽ khiến cụ máu đông dễ bị tan và làm cho vùng xương hàm tại đó tiếp xúc trực tiếp với thức ăn.
Thực phẩm quá cứng và dai là thứ bạn cần tránh tuyệt đối vì hoạt động nhai các thực phẩm này sẽ tác động lực lớn tới chân răng, làm cho khu vực mới cấy ghép bị đau giật, nhức nhối.
Nếu là người ưa thích đồ ăn cay thì tốt nhất bạn nên dừng sở thích này lại cho tới khi răng thực sự khỏe lại. Bên cạnh đó, nước ngọt, thực phẩm nhiều đường, đồ ăn quá chua cũng sẽ tác động tiêu cực tới khu vực răng miệng mới phẫu thuật.
Các thông tin giải đáp thắc mắc trồng răng Implant có ăn được không? Sau bao lâu thì ăn được cũng như những thực phẩm nên ăn, không nên ăn đã được đề cập chi tiết trong bài viết trên.
Tuy nhiên, những thông tin này chỉ mang tính chất tham khảo, tình trạng thực tế của từng người có thể thay đổi tùy vào cơ địa từng người. Vậy nên bạn hãy tới gặp trực tiếp các bác sĩ tại Nha khoa Nhân Tâm - Trung tâm Implant Việt Nam để được thăm khám và đưa ra lời khuyên chính xác nhất nhé.
Bài viết liên quan
- Review nha khoa uy tín tại Đắk Nông
- Thời gian thực hiện cấy ghép Implant xương bướm
- Mất răng hàm trên lâu năm: Điều trị với Implant xương bướm
- Cấy ghép Implant xương bướm - Bệnh nhân cần lưu ý gì?
- Tiêu xương hàm trên - Hậu quả và giải pháp
- Implant xương bướm: cân nhắc giải phẫu và vị trí phẫu thuật
- Các bước chuẩn bị trước khi cấy ghép Implant xương bướm
- Sự khác biệt giữa Implant xương bướm và Implant truyền thống