Tụt nướu răng là gì? Nguyên nhân và cách điều trị
Tụt nướu hay còn gọi là teo nướu là tình trạng nướu bị tụt về phía chân răng. Điều này làm cho răng có vẻ dài hơn bình thường. Về lâu dài, nếu không được điều trị kịp thời, chân răng sẽ dần bị lộ ra ngoài.
Việc điều trị tụt nướu còn tùy thuộc vào tình trạng bệnh, bệnh càng nặng thì càng mất nhiều thời gian điều trị bằng các phương pháp phức tạp hơn. Nếu bị tụt nướu, bạn nên đến gặp bác sĩ càng sớm càng tốt để được thăm khám và điều trị tình trạng răng của mình.
Thế nào là tụt nướu răng?
Tụt nướu hay còn gọi là teo nướu là tình trạng nướu bị tụt về phía chân răng. Điều này làm cho răng có vẻ dài hơn bình thường. Về lâu dài, nếu không được điều trị kịp thời, chân răng sẽ dần bị lộ ra ngoài. Tụt nướu thường xảy ra chủ yếu ở các răng bên mặt ngoài, chẳng hạn như răng cửa và răng nanh.
Triệu chứng tụt nướu răng
Bệnh nhân bị tụt nướu răng thường gặp phải các triệu chứng phổ biến như sau:
- Răng yếu dần và có thể lung lay.
- Thân răng dài hơn bình thường, nướu hẹp.
- Răng nhạy cảm hơn khi ăn uống hoặc đánh răng.
- Nướu sưng tấy, đổi màu đỏ sẫm, gây đau và khó chịu.
- Hôi miệng, đặc biệt là vào buổi sáng sau khi thức dậy.
- Chảy máu vùng chân răng khi dùng chỉ nha khoa, đánh răng hoặc dùng tay ấn nhẹ cũng có thể chảy máu.
Nguyên nhân gây ra tình trạng tụt nướu
Có nhiều nguyên nhân gây tụt nướu răng có thể kể đến như sau:
Do viêm quanh răng
Không lấy cao răng định kỳ khiến cao răng tích tụ quá nhiều. Từ đó dẫn đến viêm nướu, viêm nha chu, phá hủy mô nướu và cấu trúc nâng đỡ của răng.
Đây là lý do chính dẫn đến tụt nướu khiến răng bị lung lay và có nguy cơ mất răng sớm. Bệnh nhân bị tụt nướu do viêm nha chu cũng có thể gặp các triệu chứng khác như nướu sưng đỏ, chảy máu.
Do cấu trúc của răng
Lớp xương ổ răng bao bọc bên ngoài chân răng quá nhỏ, dễ bị tổn thương gây tụt nướu. Những người có răng lệch lạc, khớp cắn sâu cũng thường gặp phải trường hợp này.
Đánh răng không đúng cách
Đánh răng quá mạnh bằng bàn chải cứng hoặc chải răng theo chiều ngang trong thời gian dài sẽ làm mòn mô nướu và làm lộ chân răng.
Vệ sinh răng miệng kém
Nếu bạn lười đánh răng hoặc đánh răng quá nhanh, không loại bỏ hoàn toàn mảng bám sẽ làm cho vi khuẩn tích tụ trên răng ngày càng nhiều, góp phần hình thành vôi răng nhiều hơn.
Do mất răng
Nếu bị mất răng lâu ngày và không có biện pháp khắc phục sẽ dẫn đến tình trạng tiêu xương hàm nghiêm trọng và gây teo nướu. Khi đó những chiếc răng còn lại sẽ có xu hướng mọc nghiêng về phía răng bị và gây ra tình trạng tụt nướu.
Di truyền
Nhiều số liệu thống kê cũng đã chứng minh, tụt nướu cũng có thể do cha mẹ mắc bệnh và khả năng di truyền cho thế hệ sau. Tỷ lệ này là khá cao.
Do viêm nướu, viêm nha chu
Đây là nguyên nhân cơ bản và phổ biến nhất của tụt nướu. Bệnh khiến nướu sưng tấy, mềm và dễ chảy máu khi gặp tác nhân kích thích. Một số trường hợp còn có thể xuất hiện mủ, áp xe ở chân răng.
Hậu quả của bệnh tụt nướu
Nếu không được nhận biết sớm và không có biện pháp điều trị kịp thời hiệu quả, bệnh tụt nướu răng có thể để lại nhiều hậu quả nghiêm trọng ảnh hưởng đến thẩm mỹ và sức khỏe như:
Gây mất thẩm mỹ
Răng bị tụt nướu sẽ dài hơn các răng còn lại. Ngoài ra, thường có những khoảng trống lớn giữa các răng, nơi thức ăn có thể dễ dàng bị mắc kẹt. Vì vậy, răng trông kém thẩm mỹ và dễ gây ra các bệnh lý. Bệnh nhân sẽ tự ti khi giao tiếp với mọi người.
Nguy cơ mất răng rất cao
Tụt nướu nếu không được khắc phục kịp thời sẽ khiến cấu trúc xương của răng và mô nướu bị tổn thương nghiêm trọng. Khi cấu trúc xương nâng đỡ không còn thì nguy cơ mất răng rất cao, rất nguy hiểm.
Khiến răng nhạy cảm hơn
Tụt nướu làm lộ nhiều ngà răng ra bên ngoài, khiến răng nhạy cảm hơn. Đặc biệt là khi ăn đồ lạnh, nóng, chua ngọt,... Ngoài ra khi đánh răng hoặc hít thở bệnh nhân cũng thấy răng rất nhạy cảm và không thoải mái.
Các cách điều trị tụt nướu răng hiện nay
Việc điều trị tụt nướu còn tùy thuộc vào tình trạng bệnh, bệnh càng nặng thì càng mất nhiều thời gian điều trị bằng các phương pháp phức tạp hơn.
Điều trị tình trạng tụt nướu nhẹ
Nếu tình trạng tụt nướu chỉ xảy ra ở một hoặc một vài răng, chân răng không quá lộ và nướu vẫn có thể bám vào chân răng, bệnh nhân chỉ cần điều trị đơn giản.
Đầu tiên là lấy sạch cao răng, sau đó dùng gel florua hoặc thuốc trị viêm nướu. Cùng với việc đánh răng và vệ sinh răng miệng đúng cách, răng bị tụt nướu sẽ được khắc phục.
Điều trị tình trạng tụt nướu nặng
Nếu tình trạng tụt nướu nặng xảy ra trên nhiều răng, lộ chân răng và nướu rất đỏ thì phương pháp điều trị tốt nhất là phẫu thuật bên cạnh việc lấy cao răng. Có 3 phương pháp phẫu thuật chữa tụt nướu với những lợi ích khác nhau bao gồm:
- Phẫu thuật sử dụng màng nhân tạo kết hợp với vạt tại chỗ: tái tạo mô, sử dụng biểu mô đồng nhất không tế bào.
- Phẫu thuật tạo vạt tại chỗ để khắc phục tình trạng tụt nướu, được chia thành các phương pháp: vạt nhú nướu kép, vạt bán nguyệt, vạt trượt bên, vạt xiên, vạt trượt cổ.
- Phẫu thuật ghép mô tự thân bằng mô trong phần khác của miệng để bù đắp cho phần nướu bị tụt, cách này cũng được chia thành các phương pháp: ghép mô liên kết dưới biểu mô, ghép nướu tự thân.
Để có phương pháp điều trị thích hợp, bác sĩ sẽ đánh giá cụ thể tình trạng tụt nướu và các vấn đề sức khỏe răng miệng khác (nếu có) sau đó là điều trị và phục hồi.
Chia sẻ phương pháp phòng ngừa tụt nướu hiệu quả
Hầu hết nguyên nhân gây tụt nướu là do vệ sinh răng miệng chưa tốt, không lấy cao răng thường xuyên, loại bỏ các mảng bám cứng đầu quanh răng.
Phần lớn bệnh nhân chỉ cần cạo vôi răng và dùng thuốc bôi điều trị tụt nướu, nhưng cũng cần chăm sóc răng miệng hàng ngày đúng cách tại nhà để ngăn ngừa tái phát. Dưới đây là một số phương pháp phòng ngừa tụt nướu hiệu quả:
Vệ sinh răng miệng hàng ngày sau khi ăn và trước khi đi ngủ
Bạn nên chọn bàn chải đánh răng có đầu chải mềm, chải sạch tất cả các kẽ răng trong miệng để không làm tổn thương nướu. Vệ sinh răng miệng cơ bản là phương pháp cơ bản để loại bỏ cặn thức ăn mắc kẹt giữa các kẽ răng, hạn chế gây tụt nướu và hình thành cao răng.
Dùng chỉ nha khoa và nước súc miệng
Sử dụng kết hợp giữa chỉ nha khoa và nước súc miệng với việc đánh răng thông thường sẽ giúp bạn loại bỏ các mẩu thức ăn giữa các kẽ răng tốt hơn.
Loại bỏ cao răng thường xuyên
Ngay cả khi vệ sinh răng miệng đúng cách, các mảng bám vẫn đọng lại trong miệng và bám chặt vào chân răng. Khi cao răng bám mạnh sẽ đẩy nướu bám chặt vào chân răng dẫn đến tụt nướu.
Vì vậy nên lấy vôi răng định kỳ 6 tháng một lần, đồng thời khám sức khỏe răng miệng để phát hiện và xử lý sớm các vấn đề răng miệng.
Với những thông tin về vấn đề tụt nướu trong bài viết này, hy vọng bạn sẽ có thêm những kiến thức hữu ích cho mình. Nếu bị tụt nướu, bạn nên đến gặp bác sĩ càng sớm càng tốt để được thăm khám và điều trị tình trạng răng của mình.
Với hơn 25 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực nha khoa, chúng tôi tin rằng khi đến với trung tâm Implant Việt Nam, bạn sẽ được trải nghiệm những dịch vụ hoàn hảo. Để được tư vấn chi tiết hơn về tình trạng răng của bạn, vui lòng liên hệ với chúng tôi ngay hôm nay.
Bài viết liên quan
- Thời gian thực hiện cấy ghép Implant xương bướm
- Mất răng hàm trên lâu năm: Điều trị với Implant xương bướm
- Cấy ghép Implant xương bướm - Bệnh nhân cần lưu ý gì?
- Tiêu xương hàm trên - Hậu quả và giải pháp
- Implant xương bướm: cân nhắc giải phẫu và vị trí phẫu thuật
- Các bước chuẩn bị trước khi cấy ghép Implant xương bướm
- Sự khác biệt giữa Implant xương bướm và Implant truyền thống
- Tìm hiểu về cấu trúc của xương bướm