Canxi quan trọng với răng như thế nào?
Canxi – một khoáng chất thiết yếu đối với cơ thể người và là thành phần cấu tạo chính của răng và xương. Vai trò của canxi với răng vô cùng quan trọng. Khoáng chất này có vai trò giúp ngà răng, men răng cứng chắc, duy trì sức khỏe của răng và ngăn chặn sự xâm nhập, tấn công của vi khuẩn gây hại. Nếu bị thiếu canxi trong thời gian dài, quá trình khoáng hóa và cốt hóa răng có thể bị rối loạn, khiến bạn đối mặt với tình trạng men răng yếu, răng xốp mềm, lung lay và gãy rụng.
Trong trường hợp mất răng do thiếu canxi, giải pháp phục hình tốt nhất hiện nay là cấy ghép răng Implant. Răng Implant với cấu trúc tương tự răng thật sẽ giúp bạn khôi phục chức năng ăn nhai, thẩm mỹ, bảo tồn răng tự nhiên và ngăn chặn hiệu quả biến chứng tiêu xương, tụt nướu,…
Canxi là gì? Vai trò của canxi với răng
Canxi là khoáng chất cực kỳ quan trọng với cơ thể con người, chúng chiếm khoảng 1,5 đến 2% khối lượng cơ thể. Trong đó, 99% lượng canxi này là thành phần cấu tạo răng và xương, 1% khác tồn tại trong máu.
Các nhà khoa học đã phân chia dạng tồn tại của canxi trong cơ thể người làm 2 loại là trong xương và ngoài xương:
- Canxi trong xương: Thành phần của xương bao gồm chất khoáng (chiếm 50%), nước (25%), protein (20%), lipit (5%) và một lượng glycosaminoglycan nhỏ. Trong đó, lượng chất khoáng cấu tạo nên xương đa phần là photpho và canxi.
- Canxi ngoài xương: Lượng canxi này tồn tại trong các mô mềm và dịch tế bào, tổng khối lượng không quá 10g. Chúng có chức năng hỗ trợ hoạt động của hệ thần kinh, cơ và quá trình đông máu.
Răng của chúng ta cũng được cấu tạo chủ yếu từ canxi. Khoáng chất này có vai trò giúp ngà răng, men răng cứng chắc, duy trì sức khỏe của răng và ngăn chặn sự xâm nhập, tấn công của vi khuẩn gây hại. Nếu bị thiếu canxi trong thời gian dài, quá trình khoáng hóa và cốt hóa răng có thể bị rối loạn, khiến bạn đối mặt với tình trạng men răng yếu, răng xốp mềm, lung lay và gãy rụng.
Những người có nguy cơ cao bị thiếu canxi thường là người cao tuổi, người đang có bệnh mạn tính, người thừa cân, béo phì.
Thiếu canxi có nguy hiểm không?
Thiếu canxi là nguyên nhân gây ra nhiều vấn đề sức khỏe nghiêm trọng như loãng xương, hạ canxi máu, viêm loét đường tiêu hóa, suy nhược thần kinh,… Ở trẻ nhỏ, điều này còn dẫn đến còi xương, suy dinh dưỡng, biến dạng xương, rối loạn giấc ngủ, rối loạn thần kinh, co giật cơ,… Vậy nên, đây là vấn đề nguy hiểm cần được phát hiện và khắc phục sớm.
Riêng đối với sức khỏe răng miệng, canxi với răng có ý nghĩa vô cùng quan trọng, sự thiếu hụt khoáng chất này có thể kéo theo nhiều hậu quả nặng nề như:
Giảm chất lượng men răng, răng mềm và yếu
Canxi là nguyên tố chính trong thành phần cấu tạo của răng, giúp duy trì răng chắc khỏe. Cơ thể thiếu canxi làm cho quá trình khoáng hóa bị rối loạn, từ đó răng không còn được bảo vệ kỹ lưỡng như trước nữa, lớp men răng mỏng và yếu hơn bình thường, dễ bị nứt vỡ, sứt mẻ và bào mòn do mảng bám quanh răng và vi khuẩn trú ngụ trong đó. Vi khuẩn xâm nhập dễ dàng và tấn công ngà răng, tủy răng dẫn đến sâu răng, nhiễm khuẩn răng miệng, viêm tủy răng,…
Tăng nguy cơ viêm nha chu
Khi nồng độ canxi thiếu hụt nhiều, hệ thần kinh trung ương sẽ chỉ đạo cơ thể lấy canxi từ xương và răng để bù vào máu, dịch nội bào và các mô cơ. Răng mất đi canxi sẽ đối diện với nhiều vấn đề nghiêm trọng, bao gồm kích thích nướu, chảy máu chân răng, suy yếu chân răng, giảm chức năng miễn dịch tại khoang miệng, viêm nha chu, viêm nướu,…
Răng mọc chậm, xô lệch hàm răng
Ở trẻ em, thiếu canxi là yếu tố chính khiến răng mọc chậm, bao gồm cả răng sữa và răng vĩnh viễn. Lượng canxi trong cơ thể không đủ làm mầm răng rất khó nhô lên và phát triển hoàn thiện thành răng, vì vậy nên mới có tình trạng trẻ mọc răng chậm. Ngoài ra, khi răng đã mọc lên nhưng vì thiếu hụt canxi nên bị mọc lệch, mọc nghiêng, không thẳng hàng, dẫn đến thư răng, xô lệch hàm răng.
Tiêu xương răng
Canxi cũng là nguyên tố chính có trong xương hàm nên thiếu hụt canxi sẽ làm nguy cơ tiêu xương tăng lên. Biến chứng tiêu xương hàm diễn ra nhanh hơn ở những người bị mất răng, khiến khớp cắn sai lệch, biến dạng cấu trúc gương mặt, làm mất đi vẻ đẹp thẩm mỹ và sự tự tin của mỗi người.
Mất răng vĩnh viễn
Thử nghiệm lâm sàng trên 145 người trưởng thành đã cho thấy, nguy cơ mất răng ở nhóm đối tượng có lượng canxi trong cơ thể thấp cao hơn so với những người khỏe mạnh, hàm lượng canxi ở mức bình thường.
Không có đủ canxi, hệ xương sẽ trở nên yếu, xốp, dễ gãy hơn. Vấn đề tương tự cũng sẽ xảy ra cũng sẽ diễn ra với xương hàm, làm chúng không còn đủ khả năng để nâng đỡ răng nữa. Do đó, khi cơ thể thiếu hụt canxi thì nguy cơ mất răng vĩnh viễn cũng tăng lên.
Dấu hiệu nhận biết răng thiếu canxi
Ố vàng răng là dấu hiệu dễ thấy nhất khi lượng canxi cần thiết bị thiếu hụt vì nó ảnh hưởng trực tiếp đến nét đẹp thẩm mỹ. Ngoài ra, răng thiếu canxi còn thể hiện ở cảm giác ê buốt răng và tình trạng răng bị lung lay.
Răng thiếu canxi bị ố vàng
Như đã phân tích ở trên, vì răng cũng được cấu tạo từ canxi nên khi chất khoáng này bị thiếu hụt, tình trạng bào mòn răng sẽ diễn ra và theo thời gian răng ngày càng bị thương tổn nặng nề. Điều này khiến cho răng nhạy cảm hơn và bị ố vàng, ngả màu trên bề mặt.
Triệu chứng ố vàng, xỉn màu răng rất dễ nhận biết và gây tác động trực tiếp đến vẻ đẹp thẩm mỹ của hàm răng, khiến khách hàng e ngại giao tiếp với người quanh.
Có triệu chứng ê buốt, đau nhức và sâu răng
Canxi với răng là thành phần cấu tạo chính, răng thiếu canxi không chỉ ố vàng nhanh chóng do lớp men răng bị ăn mòn mà còn dễ bị tấn công bởi vi khuẩn gây ra sâu răng.
Ngoài ra, thiếu hụt canxi còn cản trở quá trình khoáng hóa khiến lớp men răng mỏng dần và gây ra cảm giác ê buốt răng. Phần ngà răng bên trong không được lớp men răng chắc khỏe bảo vệ nữa nên dễ bị đau buốt, ê nhức khi ăn thực phẩm lạnh, nóng hoặc các món ăn cứng,…
Răng yếu dần, lung lay
Có tới 99% canxi của cơ thể tồn tại ở trong răng và xương, do đó hầu hết những dấu hiệu của thiếu canxi đều biểu hiện tại các bộ phận này. Mặc dù vậy, cơ thể chúng ta có cơ chế điều chỉnh lượng canxi trong máu nên phải sau một thời gian dài, thậm chí vài năm thì các triệu chứng thiếu canxi mới bộc lộ rõ rệt.
Khi canxi trong máu hạ xuống nồng độ thấp, lượng canxi của răng và xương sẽ bị cơ thể lấy đi và đưa vào máu, cơ cũng như dịch nội bào khác. Tình trạng này diễn ra trong thời gian dài sẽ khiến răng và xương dần suy yếu.
Mất răng do thiếu canxi phục hồi bằng phương pháp nào?
Ở phần trên, chúng ta đã biết vai trò quan trọng của canxi với răng và nguy cơ mất răng có thể xảy ra nếu lượng chất khoáng này thiếu hụt. Trường hợp mất răng do nguyên nhân này cần được khắc phục sớm để cải thiện khả năng ăn nhai, phòng tránh các bệnh lý về răng miệng và biến chứng tiêu xương hàm, xô lệch răng.
3 kỹ thuật khôi phục răng mất được sử dụng rộng rãi hiện nay bao gồm:
Răng giả tháo lắp
Kỹ thuật đơn giản này giúp bạn có được chiếc răng mới trong thời gian ngắn. Hàm giả tháo lắp bao gồm 2 bộ phận: Răng giả phía trên và hàm giả bên dưới. Sản phẩm hàm giả tháo lắp khung kim loại thường được lựa chọn nhiều hơn nhờ khả năng cố định chắc chắn và hạn chế tác động đến các răng thật khác.
Biện pháp này mặc dù thời gian thực hiện nhanh, giá thành rẻ nhưng độ bền tương đối thấp, tuổi thọ chỉ khoảng từ 3 đến 5 năm. Bên cạnh đó, tính thẩm mỹ của biện pháp này không quá cao, có thể gây vướng víu, cộm cấn trong miệng và không có khả năng phòng tránh tiêu xương.
Cầu răng sứ
Cầu răng sứ mang lại nhiều điểm cộng hơn so với hàm giả tháo lắp nhờ tính thẩm mỹ tốt và chức năng ăn nhai ổn định. Khi làm cầu răng sứ, bác sĩ sẽ mài đi một phần men răng của 2 chiếc răng bên cạnh răng đã mất sau đó gắn cố định một dải răng sứ lên trên.
Thời gian thực hiện kỹ thuật này khá nhanh, độ bền chắc có thẻ duy trì từ 7 đến 10 năm. Nhưng vì phải mài răng thật nên có thể gây ra cảm giác ê buốt cho khách hàng. Và giống như hàm giả tháo lắp, do chỉ khôi phục được thân răng nên cũng không có khả năng phòng tránh tiêu xương.
Trồng răng Implant
Trồng răng bằng cấy ghép Implant là biện pháp phục hình răng mất tiên tiến nhất hiện nay. Trụ Implant được đặt vào trong xương hàm sẽ đảm nhận các chức năng của chân răng thật đã mất. Kỹ thuật này tương đối phức tạp nên đòi hỏi bác sĩ thực hiện phải có chuyên môn giỏi và nhiều năm kinh nghiệm thực tế.
Những ưu điểm vượt trội của phương pháp Implant
Trồng răng Implant đang ngày càng được khách hàng ưa chuộng nhờ các ưu điểm vượt trội:
Tính tương thích sinh học cao
Chất liệu làm trụ Implant là Titanium nguyên chất có độ tương thích cao với cơ thể, khả năng tích hợp xương nhanh chóng, không gây kích ứng, đảm bảo an toàn tuyệt đối với người sử dụng.
Tính thẩm mỹ và khả năng ăn nhai như răng thật
Trụ Implant đặt trong xương hàm, được nướu ôm sát và bao bọc cổ trụ, có mão sứ gắn sát khít phía trên. Nhờ vậy mà đem lại hiệu quả thẩm mỹ cực kì cao, đồng thời lực nhai, chức năng và độ cảm biến thức ăn cũng được khôi phục đến 99%, giúp bạn ăn nhai thoải mái như răng thật.
Bảo tồn răng thật
Tuổi thọ dài lâu
Nhờ tính tương thích sinh học và khả năng tích hợp xương hàm mà răng Implant có thể sử dụng được trọn đời nếu bạn có chế độ chăm sóc và vệ sinh răng hợp lý.
Răng Implant tồn tại độc lập, quá trình cấy ghép không xâm lấn đến các răng tự nhiên còn lại trên cung hàm, chỉ tập trung tại khu vực răng mất nên sẽ giúp bạn bảo tồn răng thật một cách tối đa, phòng tránh nguy cơ mất thêm răng.
Ngăn chặn hiệu quả các biến chứng do mất răng gây nên
Vì tái tạo được cả chân răng nên biện pháp cấy ghép Implant có thể truyền lực ăn nhai đến xương hàm, kích thích sự tái tạo mô xương và ngăn chặn tình trạng tiêu xương hàm. Từ đó, các vấn đề khác như tụt nướu, chảy xệ cơ mặt, lão hóa sớm,… cũng được phòng ngừa hiệu quả.
Xem thêm: Trồng răng Implant cho người cao tuổi có nguy hiểm không?
Một số lưu ý bổ sung canxi hiệu quả
Canxi với răng hay với cơ thể đều là dưỡng chất có ý nghĩa quan trọng. Khi nhận thấy cơ thể có dấu hiệu thiếu canxi, bạn nên bổ sung ngay thông qua chế độ ăn và các thực phẩm bổ sung:
- Bổ sung thông qua khẩu phần ăn: Bổ sung canxi từ chế độ ăn uống luôn là biện pháp được các chuyên gia khuyến cáo và ưu tiên. Bạn nên thêm vào bữa ăn hàng ngày những thực phẩm có hàm lượng canxi cao như sữa, phô mai, rau mầm, cua, tôm, ốc,…
- Dùng thực phẩm bổ sung canxi: Ngoài khẩu phần ăn hàng ngày, khách hành bị tụt canxi nhiều sẽ được chỉ định bù đắp canxi thông qua thực phẩm chức năng hoặc thuốc. Phương án này sẽ giúp cung cấp đủ lượng canxi cơ thể cần trong thời gian ngắn.
Bổ sung canxi là việc làm cần thiết, tuy nhiên điều đó không có nghĩa nó vô hại, đặc biệt khi sử dụng thuốc hoặc thực phẩm chức năng cung cấp canxi. Việc quá liều hoặc không đúng thời điểm trong ngày có thể gây ra nhiều tác dụng phụ. Vậy nên đừng quên tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi sử dụng nhé. Bên cạnh đó, những lưu ý nhỏ sau đây cũng sẽ giúp bạn bổ sung canxi cho răng một cách an toàn và hiệu quả:
- Chỉ dùng các sản phẩm có nguồn gốc xuất xứ rõ ràng.
- Không dùng các chế phẩm từ bột xương, vỏ hàu chưa tinh chế, san hô hoặc dolomite.
- Không dùng quá liều lượng được khuyến cáo.
- Không nên sử dụng canxi đồng thời với sắt, thực phẩm chứa oxalat.
- Không uống canxi cùng lúc với trà xanh hoặc ở thời điểm quá gần nhau.
- Không sử dụng rượu, bia, cà phê, thuốc lá và chất kích thích khác trong thời gian bổ sung canxi.
- Đảm bảo lượng vitamin D cần thiết để có thể có thể hấp thụ canxi.
- Nên uống canxi vào buổi sáng. Buổi chiều hoặc tối là thời điểm cơ thể khó hấp thu canxi.
- Nên uống canxi 30 phút trước khi ăn hoặc sau khi ăn xong ít nhất 1 giờ và uống với nhiều nước.
Qua bài viết trên đây, chắc hẳn bạn đã nắm được tầm quan trọng của canxi với răng, các dấu hiệu nhận biết răng thiếu canxi cũng như cách khắc phục mất răng do thiếu hụt canxi rồi đúng không? Việc trau dồi kiến thức về sức khỏe răng miệng không bao giờ là dư thừa cả.
Nếu còn bất cứ câu hỏi nào, bạn hãy liên hệ ngay với trung tâm Implant Việt Nam qua tổng đài 1900 56 5678, đội ngũ nhân viên tại đây sẽ giúp bạn giải đáp băn khoăn nhanh chóng và chính xác nhất.
Bài viết liên quan
- Review nha khoa uy tín tại Đắk Nông
- Thời gian thực hiện cấy ghép Implant xương bướm
- Mất răng hàm trên lâu năm: Điều trị với Implant xương bướm
- Tiêu xương hàm trên - Hậu quả và giải pháp
- Implant xương bướm: cân nhắc giải phẫu và vị trí phẫu thuật
- Các bước chuẩn bị trước khi cấy ghép Implant xương bướm
- Sự khác biệt giữa Implant xương bướm và Implant truyền thống
- Tìm hiểu về cấu trúc của xương bướm