Vì sao nên trồng răng implant thay vì làm cầu răng sứ?
Tiến sĩ, Bác sĩ Võ Văn Nhân – Giám đốc Nha khoa Nhân Tâm – Chuyên gia cấy ghép implant hàng đầu Việt Nam cho biết: Khi bị mất răng, hiện nay có 3 cách để phục hình răng mất phổ biến, đó là làm cầu răng sứ, răng giả tháo lắp và trồng răng implant. Mỗi phương pháp đều có những ưu điểm riêng nhưng so với các phương pháp truyền thống thì trồng răng implant là phương pháp tiên tiến và tối ưu nhất hiện nay.
Mục lục nội dung
Hiểu rõ hơn về cầu răng sứ và trồng răng implant
Để có thể lựa chọn được phương pháp trồng răng phù hợp, trước tiên chúng ta cần hiểu rõ về tính chất của cầu răng sứ và trồng răng implant.
Cầu răng sứ
Cầu răng sứ là một dải răng sứ bao gồm ít nhất 3 mão răng. Để làm cầu răng sứ, bác sĩ sẽ mài đi 2 răng bên cạnh răng mất nhằm tạo thành trụ nâng đỡ cầu răng bên trên. Cầu răng sứ có thể phục hình một hoặc nhiều răng kế cận gần như ở bất kỳ vị trí nào trên cung hàm. Tuy nhiên, phương pháp này đòi hỏi những chiếc răng bên cạnh chiếc răng mất phải khỏe mạnh thì mão sứ gắn vào mới được lâu bền.
Trồng răng implant
Trồng răng implant là phương pháp phục hình răng mất được đánh giá cao nhất hiện nay. Phương pháp này có thể phục hình mọi trường hợp mất răng, từ một răng đến toàn hàm. Implant sử dụng trụ titan (chân răng nhân tạo) để cấy vào bên trong xương hàm, sau khi trụ kết hợp với xương thì mới có thể nâng đỡ được mão sứ.
Nên trồng răng implant hay làm cầu răng sứ?
Cả hai phương pháp trồng răng implant và làm cầu răng sứ đều giúp phục hình răng đã mất, phục hồi chức năng ăn nhai và thẩm mỹ khuôn mặt. Tuy nhiên, mỗi phương pháp sẽ có những ưu nhược điểm khác nhau. Do đó, tùy vào tình trạng răng, nhu cầu cũng như điều kiện tài chính của mỗi người mà lựa chọn làm cầu răng sứ hay cấy ghép implant để đạt hiệu quả tốt nhất.
Thông thường, với những trường hợp chỉ mất một răng, nếu làm cầu răng sứ thì phải mài hai trụ bên cạnh răng mất, sau đó nối ba răng sứ lại với nhau để làm cầu răng. Nhược điểm của phương pháp này là làm tổn thương các răng thật bên cạnh. Trong khi đó, trồng răng implant được thực hiện độc lập, không xâm lấn đến răng thật như phương pháp cầu răng sứ.
Xem thêm: 5+ Lưu ý sau khi trồng răng Implant nhất định bạn phải biết.
Theo đánh giá của các chuyên gia nha khoa, trồng răng implant là cách phục hình răng mất nhanh chóng và hiệu quả nhất hiện nay bởi sở hữu nhiều ưu điểm vượt trội:
- Răng implant giúp bảo vệ răng thật tốt nhất, không ảnh hưởng đến các răng bên cạnh, trong khi đó cầu răng sứ cần phải mài vào trụ.
- Áp dụng cho mọi trường hợp mất răng, không giới hạn số lượng và vị trí mất răng. Đối với phương pháp làm cầu răng sứ, nếu làm cầu răng cho 4 răng trở lên thì sẽ khiến cầu răng bị yếu đi và khó ăn nhai.
- Răng implant giúp bảo vệ và kích thích sự phát triển của xương, từ đó ngăn ngừa tình trạng tiêu xương hàm. Cầu răng sứ không thể phục hồi chân răng nên vẫn có thể xảy ra tình trạng tiêu xương.
- Cầu răng sứ không ngăn chặn được tình trạng tiêu xương nên cơ quanh miệng có thể bị co rút sau một thời gian sử dụng. Ngược lại, trồng răng implant có thể cải thiện tính thẩm mỹ, duy trì cấu trúc xương hàm và đảm bảo ăn nhai như răng thật.
- Răng implant có thời gian tồn tại lâu dài, thậm chí là vĩnh viễn nếu được cấy ghép đúng kỹ thuật và khách hàng có cách chăm sóc đúng đắn tại nhà. Cầu răng sứ có tuổi thọ thấp hơn so với trồng răng.
- Phương pháp cấy ghép răng implant thay thế toàn bộ răng thật và do đó bảo vệ răng hiệu quả, đặc biệt là trong trường hợp sâu răng. Trong khi đó, cầu răng sứ không thể bảo vệ tủy răng một cách hoàn hảo nên gây tình trạng sâu răng, viêm tủy răng,…
Trên đây là những thông tin giúp bạn giải đáp thắc mắc vì sao nên trồng răng implant thay vì làm cầu răng sứ, từ đó có thể đưa ra lựa chọn tốt nhất cho mình.
Nếu bạn gặp phải tình trạng mất răng làm ảnh hưởng đến thẩm mỹ và khả năng ăn nhai, hãy liên hệ ngay đến Nha khoa Nhân Tâm - Trung tâm Implant Việt Nam theo số Hotline 1900 56 5678 để được bác sĩ tư vấn chi tiết và chính xác nhất.
Bài viết liên quan
- Review nha khoa uy tín tại Đắk Nông
- Thời gian thực hiện cấy ghép Implant xương bướm
- Mất răng hàm trên lâu năm: Điều trị với Implant xương bướm
- Tiêu xương hàm trên - Hậu quả và giải pháp
- Implant xương bướm: cân nhắc giải phẫu và vị trí phẫu thuật
- Các bước chuẩn bị trước khi cấy ghép Implant xương bướm
- Sự khác biệt giữa Implant xương bướm và Implant truyền thống
- Tìm hiểu về cấu trúc của xương bướm