Viêm huyệt ổ răng là gì? Nguyên nhân và cách điều trị
Thông thường, sau khi nhổ răng, bạn chỉ đau nhức khoảng 3 - 4 ngày. Nhưng nếu cơn đau ngày càng kéo dài, đi kèm triệu chứng sưng mủ và có sốt, khó há miệng thì có thể bạn đang bị viêm huyệt ổ răng đấy. Trong bài viết bên dưới đây, nha khoa Nhân Tâm sẽ mang đến cho các bạn những thông tin đầy đủ nhất về nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị tình trạng viêm huyệt ổ răng.
Cố vấn chuyên môn: Ts.Bs: Võ Văn Nhân
- Giám đốc chuyên môn trung tâm Implant Việt Nam
- Chuyên gia trồng răng Implant 25 kinh nghiệm hơn 10.000 ca Implant thành công
Tổng quan về viêm huyệt ổ răng
Tình trạng viêm huyệt ổ răng sẽ được chia làm 2 loại là viêm huyệt ổ răng khô và ướt có mủ. Khi thấy bản thân bị viêm huyệt ổ răng các bạn cần phải đến nha khoa uy tín để được xử lý kịp thời. Vì nếu để lâu có thể dẫn đến tình trạng viêm mô tế bào và viêm xương mãn tính rất nguy hiểm.
Viêm huyệt ổ răng khô
Viêm ổ răng khô (còn được gọi là viêm xương ổ răng) đây là tình trạng thường gặp mỗi khi chúng ta nhổ răng vĩnh viễn xong. Sau khi nhổ răng, cục máu đông sẽ được hình thành ở hốc răng vừa nhổ để bảo vệ các xương cơ, mô và các dây thần kinh nằm bên dưới. Nếu bạn gặp phải tình trạng viêm xương ổ răng thì cục máu đông sẽ không thể hình thành hoặc bị biến dạng, dễ bị tiêu biến trước khi vết thương lành hẳn.
Viêm huyệt ổ răng ướt có mủ
Theo thống kê của các chuyên gia, sau khi nhổ răng, người bị viêm huyệt ổ răng có mủ thường cao hơn viêm huyệt ổ răng khô. Cho nên, viêm ổ răng có mủ vẫn được xem là tình trạng nặng cần phải được điều trị nhanh chóng để tránh những biến chứng nguy hiểm có thể xảy ra làm ảnh hưởng đến vị trí vừa nhổ răng.
Nguyên nhân gây viêm huyệt ổ răng
Nguyên nhân bị viêm huyệt ổ răng khô
Nguyên nhân chính gây ra tình trạng viêm ổ răng khô thường là do các biến chứng sau nhổ răng, nhất là sau khi bạn vừa nhổ răng khôn bị mọc kẹt. Có một số nghiên cứu cho rằng, nguyên nhân thực sự là do sự chuyển hóa plasminogen thành plasmin. Việc này sẽ ngăn cản sự hình thành của cục máu đông xảy ra trong xương, từ đó dẫn tới bị viêm huyệt ổ răng khô.
Ngoài ra vẫn có một vài nguyên nhân khác khiến cục máu đông không thể hình thành hoặc tan biến sớm gây viêm xương ổ răng như sau:
- Vệ sinh răng miệng không sạch khiến thức ăn thừa còn bám lại, mảng bám xuất hiện ở ổ răng gây viêm.
- Mới nhổ răng nhưng lại đi súc miệng, ho, hắt hơi hoặc tác động mạnh đến vị trí vừa nhổ khiến cục máu đông bị vỡ ra.
- Nếu răng miệng của bạn đang bị viêm nhiễm cũng là nguy cơ khiến viêm ổ răng khô tăng cao hơn.
- Sau khi nhổ răng, các bạn không nên súc miệng, ho hoặc hắt hơi quá mạnh làm vỡ cục máu đông.
- Người vừa nhổ răng lại tiếp tục hút thuốc lá, đây là nguyên nhân hàng đầu gây viêm nhiễm ổ răng vì các chất có hại trong thuốc lá.
- Những người mắc bệnh lý đái tháo đường cũng dễ làm tăng nguy cơ viêm nhiễm ổ răng.
Xem thêm: Chi phí trồng răng nanh giá bao nhiêu tiền 1 cái?
Nguyên nhân bị viêm huyệt ổ răng có mủ
Nguyên nhân chủ yếu gây ra tình trạng viêm ổ răng có mủ thường là do vi khuẩn tích tụ trong khoang miệng gây nên. Chúng sẽ đi kèm với những vấn đề về răng miệng khác như:
- Vệ sinh răng miệng không sạch sẽ làm vi khuẩn phát triển nhanh chóng, các mảng bám còn tồn đọng nhiều trong kẽ răng hoặc chân răng đã dẫn đến tình trạng bị viêm huyệt ổ răng có mủ.
- Những mảng bám xuất hiện ở chân răng và nướu dễ làm tổn thương vùng quanh răng gây viêm nhiễm rất nghiêm trọng.
- Sức đề kháng của mọi người bị giảm sút sẽ khiến cơ thể bị mệt mỏi, vi khuẩn hoạt động mạnh mẽ và phát triển liên tục khiến răng dễ bị viêm nhiễm và huyệt ổ răng mưng mủ nghiêm trọng hơn.
- Nếu các bác sĩ nha khoa nhổ răng trong tình trạng viêm trầm trọng, chưa được vệ sinh tốt vùng cần phẫu thuật cũng có nguy cơ gây mưng mủ huyệt ổ răng.
Dấu hiệu nhận biết bệnh viêm huyệt ổ răng
Dấu hiệu viêm huyệt ổ răng khô
Nếu gặp phải trường hợp viêm huyệt ổ răng khô sau khi nhổ răng thì mọi người sẽ cảm nhận được những cơn đau nhức dữ dội. Có thể kéo dài liên tục trên toàn bộ khuôn mặt chứ không chỉ xuất hiện ở vị trí vừa nhổ răng. Đi kèm với bệnh này là những triệu chứng sau:
- Cảm giác đau nhức và khó chịu, không chỉ xuất hiện ở vị trí nhổ răng mà còn lan rộng đến tận mang tai.
- Khi quan sát ổ răng sẽ cảm thấy rất trống trải, xương hàm bị lộ ra, không có cục máu đông, không có máu và cũng không có dịch mủ.
- Ổ răng bị viêm thường xuất hiện mùi hôi và miệng có vị rất lạ.
Dấu hiệu viêm huyệt ổ răng có mủ
Nếu các bạn bị viêm huyệt ổ răng có mủ thì sau khi nhổ răng sẽ xuất hiện những dấu hiệu dễ nhận biết như sau, các bạn cần lưu ý để tránh những biến chứng nguy hiểm:
- Huyệt ổ răng sẽ xuất hiện tình trạng mưng mủ, đi kèo các cơn đau nhức nghiêm trọng lan dần khắp mặt và lan đến mang tai. Các vùng xung quanh răng có thể bị sưng phù nề nghiêm trọng.
- Khi này hàm sẽ bị co lại, thậm chí là các bạn không thể há lớn miệng lớn sau khi nhổ răng
- Sốt cao và người rất mệt mỏi, uể oải.
Điều trị viêm huyệt ổ răng
Khi bị viêm huyệt ổ răng dù là khô hay có mủ, mọi người đều phải đến nha khoa uy tín để điều trị ngay. Dưới đây là những bước điều trị viêm huyệt ổ răng bạn có thể tham khảo:
Bác sĩ sẽ thăm khám và đưa ra kết luận
Khi các bạn gặp phải tình trạng đau đớn kéo dài sau khi nhổ răng khoảng vài ngày, lúc này các bạn nên tới gặp bác sĩ để được kiểm tra và điều trị nhanh chóng. Tại nha khoa Nhân Tâm, các bác sĩ sẽ tiến hành thăm khám và tìm hiểu thêm nguyên nhân về căn bệnh bằng cách hỏi khách hàng.
Đồng thời sẽ kiểm tra vị trí hốc răng vừa nhổ để xem tình trạng nặng hay nhẹ. Trong một vài trường hợp, các bác sĩ thường yêu cầu khách hàng thực hiện chụp X-quang. Điều này có thể giúp các bác sĩ loại trừ được việc mọi người có thể gặp phải các loại bệnh lý khác như: nhiễm trùng tủy xương, chân răng còn sót lại sau khi nhổ. Sau khi đã có kết quả X-quang, bác sĩ sẽ đưa ra được phác đồ điều trị chính xác hơn.
Vệ sinh phần khoang ổ răng
Tiếp theo, khi các bác sĩ đã xác định chắc chắn tình trạng của khách hàng là viêm huyệt ổ răng gì, bác sĩ sẽ bắt đầu vệ sinh khoang ổ răng. Việc này sẽ giúp loại bỏ vụn thức ăn thừa còn mắc kẹt tại vết thương và có thể gây nhiễm trùng. Sau đó, các bác sĩ sẽ lấp đầy khoang răng bị hở bằng Gel thuốc hoặc một vài vật liệu kháng khuẩn của nha khoa.
Sau khi thực hiện, đảm bảo thức ăn thừa sẽ không thể lọt vào gây cản trở quá trình phục hồi của các mô mềm và cứng tại phần răng vừa nhổ. Ngoài ra, còn tùy thuộc vào tình trạng viêm xương ổ răng mà các bác sĩ sẽ kê thêm cho khách hàng các loại thuốc kháng sinh, thuốc giảm đau và nước súc miệng kháng khuẩn.
Chăm sóc viêm huyệt ổ răng tại nhà
Sau khi đã kiểm tra và lấy thuốc tại các phòng khám nha khoa, các bạn phải tiếp tục tự chăm sóc vết thương tại nhà theo đúng yêu cầu của bác sĩ. Sau mỗi bữa ăn, nơi bị viêm huyệt ổ xương răng cần được vệ sinh thật sạch bằng nước súc miệng kháng khuẩn sau khi các bạn đã vệ sinh răng miệng sạch sẽ. Thêm vào đó, các bạn nên tránh, không được để bàn chải tiếp xúc với phần vết thương chưa lành.
Sau tầm 5-7 ngày, các bạn cần đến nha khoa tái khám để kiểm tra lại tình hình tiến triển của vết thương. Nhưng trong quá trình điều trị tại nhà, nếu bạn có cảm giác đau và không có dấu hiệu thuyên giảm thì hãy quay lại bác sĩ nha khoa ngay lập tức nhé!
Lưu ý phòng tránh viêm huyệt ổ răng sau khi nhổ răng
Sau khi nhổ răng xong, mọi người cần phải biết cách chăm vết thương để phòng tránh viêm huyệt ổ răng. Giúp quá trình lành thương diễn ra nhanh hơn và ngăn ngừa được những tổn thương xảy ra như sau:
- Giảm đau đúng cách: Hãy dùng túi chườm lạnh hoặc túi làm ấm để giảm đau, sưng, đồng thời nên uống thuốc kháng sinh và giảm đau đầy đủ.
- Uống nước: Sau khi nhổ răng xong, các bạn cần uống nhiều nước để vết thương nhanh phục hồi. Nên tránh đồ uống có cồn, chất kích thích, hạn chế dùng ống hút vì dễ khiến cục máu đông bị bong ra gây viêm huyệt ổ răng.
- Thực phẩm cần ăn: Những thực phẩm mềm, lỏng, không ăn những món quá nóng, quá lạnh, tránh nhai thức ăn ở chỗ vết thương chưa lành.
- Vệ sinh răng miệng: Giữ gìn vệ sinh răng miệng thật cẩn thận nhưng không được chải răng trực tiếp lên vùng răng vừa nhổ. Chỉ cần súc miệng bằng nước muối loãng không bị nhiễm trùng là được.
- Hạn chế hút thuốc lá: Các bạn cần hạn chế hút thuốc lá ít nhất 48 giờ sau khi nhổ răng. Bởi vì nếu hút thuốc quá sớm thì việc chữa lành vết thương sẽ tốn nhiều thời gian hơn, ngoài ra còn dễ xảy ra hàng loạt biến chứng.
Cho dù viêm huyệt ổ răng không phải là một biến chứng thường gặp sau khi vừa nhổ răng nhưng mọi người cũng cần lưu ý để không gặp phải tình trạng này. Nếu bạn muốn được tư vấn chi tiết nhất về viêm huyệt ổ răng thì hãy liên hệ hoặc đến trực tiếp Nha Khoa Nhân Tâm - Trung tâm Implant Việt Nam nhé!
Bài viết liên quan
- Thời gian thực hiện cấy ghép Implant xương bướm
- Mất răng hàm trên lâu năm: Điều trị với Implant xương bướm
- Cấy ghép Implant xương bướm - Bệnh nhân cần lưu ý gì?
- Tiêu xương hàm trên - Hậu quả và giải pháp
- Implant xương bướm: cân nhắc giải phẫu và vị trí phẫu thuật
- Các bước chuẩn bị trước khi cấy ghép Implant xương bướm
- Sự khác biệt giữa Implant xương bướm và Implant truyền thống
- Tìm hiểu về cấu trúc của xương bướm