Yếu tố quyết định thành công tiểu phẫu cấy ghép răng Implant
Cấy ghép Implant có thành công hoàn toàn không phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố cả về phía khách hàng và cơ sở nha khoa thực hiện. Trong đó, các yếu tố chủ chốt quyết định thành công của 1 ca cấy ghép răng Implant bao gồm tình trạng răng miệng và sức khỏe của khách hàng, hệ thống trang thiết bị, công nghệ ứng dụng tại nha khoa, trình độ chuyên môn của bác sĩ thực hiện, chế độ chăm sóc và vệ sinh răng miệng sau phẫu thuật của khách hàng,… Nếu tất cả các yếu tố trên đều được đảm bảo đạt chuẩn, răng Implant có thể duy trì độ bền chắc và thực hiện tốt các chức năng như răng tự nhiên lâu bền mà không cần sửa chữa nhiều lần.
Tình trạng răng miệng và sức khỏe của khách hàng
Phục hình răng bằng kỹ thuật cấy ghép Implant có thành công hoàn toàn không phụ thuộc khá nhiều vào điều kiện sức khỏe cơ thể của khách hàng cũng như tình trạng răng miệng hiện tại. Trong khi thăm khám, các bác sĩ sẽ đánh giá sức khỏe tổng thể của khách hàng để xem khách hàng có mắc phải các bệnh lý mạn tính như đái tháo đường, huyết áp, tim mạch,… hay không. Trường hợp có bệnh thì cần chữa trị triệt để hoặc kiểm soát tốt trước khi thực hiện cấy trụ Implant.
Bên cạnh đó, để đạt tỉ lệ thành công cao khi trồng răng Implant, khách hàng phải đảm bảo không có các bệnh liên quan đến răng miệng như viêm nướu, viêm nha chu, sâu răng,… Nếu khách hàng mắc phải một trong số các bệnh lý trên thì thời gian cấy ghép răng sẽ kéo dài, tỉ lệ thành công giảm đi và chi phí cũng gia tăng đáng kể. Vì vậy, khách hàng cần thông báo rõ tình hình bệnh lý mà bản thân đang mắc phải với bác sĩ điều trị để có biện pháp khắc phục phù hợp.
Một yếu tố không kém phần quan trọng nữa ảnh hưởng đến tỉ lệ thành công của ca cấy ghép Implant chính là chất lượng xương hàm. Xương hàm tại khu vực răng mất cần phải khỏe mạnh, đủ số lượng, đủ độ cứng, không bị viêm hay thương tổn thì trụ Implant mới có thể vững chắc và ổn định được.
Với các khách hàng đã mất răng lâu năm, xương hàm đã tiêu biến nghiêm trọng thì trước khi cắm trụ Implant cần tiến hành phẫu thuật nâng xoang, ghép xương,… Với các khách hàng lớn tuổi mà xương hàm vẫn khỏe mạnh và đảm bảo độ ổn định cần thiết thì hoàn toàn có thể trồng răng Implant thành công như những khách hàng trẻ tuổi.
Trang thiết bị phòng khám đạt tiêu chuẩn
Việc trang bị đầy đủ thiết bị y tế, máy móc công nghệ hiện đại của trung tâm nha khoa là một trong những điều kiện không thể thiếu để nâng cao khả năng thành công của một ca trồng răng Implant. Hệ thống máy móc thiết bị và cơ sở vật chất đóng vai trò quan trọng, giúp bác sĩ tiến hành cấy ghép răng ít xâm lấn và chính xác nhất.
Để phục vụ cho một ca tiểu phẫu cấy ghép răng Implant, các trang thiết bị như máy chẩn đoán hình ảnh CT Cone Beam, công nghệ định vị Implant Navigation, máng hướng dẫn phẫu thuật đa tầng, máy phân tích – thẩm định khớp cắn T-scan, công nghệ lấy dấu răng kỹ thuật số 3Shape 3D,… là những trang thiết bị cần thiết, giúp quá trình cấy ghép ít xâm lấn nhất có thể, đem đến hiệu quả tối ưu, đẩy nhanh tốc độ phục hồi và rút ngắn thời gian điều trị.
Theo chia sẻ của Tiến sĩ, Bác sĩ Võ Văn Nhân: Sự hỗ trợ của hệ thống máy chụp CT Cone Beam và công nghệ định vị sẽ giúp kế hoạch cấy ghép Implant được xây dựng chuẩn xác, phù hợp dựa trên tình trạng răng miệng và chất lượng xương hàm trong từng trường hợp.
Labo và công nghệ chế tác hiện đại sẽ cho ra đời các mão sứ với kích cỡ, tỉ lệ chuẩn xác, đúng cấu trúc giải phẫu và các nguyên tắc phục hình răng sứ trên Implant, đồng thời bảo đảm yếu tố cơ sinh học, giúp lực nhai phổ bổ đều, tránh gây áp lực quá lớn lên chân răng giả, phòng tránh tình trạng gãy nứt, lỏng lẻo, đồng thời kéo dài tuổi thọ răng Implant.
Xem thêm: Tìm hiểu xuất xứ và chi phí trụ Implant Kontact Pháp?
Bác sĩ thực hiện
Cấy ghép Implant có thành công hoàn toàn phụ thuộc rất nhiều vào tay nghề, trình độ của bác sĩ thực hiện. Ngoài sự am hiểu chuyên sâu về Implant nha khoa, các bác sĩ cần phải có kinh nghiệm dày dặn để đánh giá chính xác tình trạng răng miệng cũng như sức khỏe tổng thể của khách hàng để từ đó lên kế hoạch chữa trị phù hợp, hạn chế tối đa nguy cơ biến chứng ảnh hưởng tới kết quả chữa trị.
Ngược lại, nếu quá trình cấy ghép răng Implant được tiến hành bởi các bác sĩ không chuyên, tính toán không đúng về vị trí, kích cỡ, hướng đặt trụ, độ nghiêng, độ sâu hay thực hiện thao tác kỹ thuật không chuẩn xác, không phù hợp thì khả năng phục hình thất bại có thể diễn ra ngay tức thì hoặc trong tương lai.
Theo đó, nếu tay nghề, chuyên môn của bác sĩ không vững, thực hiện sai quy trình trồng răng Implant thì có thể gây ra các hậu quả nặng nề như:
- Trụ Implant mới cấy không tương thích được với các mô xương hàm.
- Đặt chân răng nhân tạo không đúng vị trí có thể dẫn đến viêm khu vực phẫu thuật.
- Trụ Implant bị đào thải.
- Gây ra các bệnh lý khác liên quan đến răng miệng.
Chế độ chăm sóc sau khi cấy ghép
Chế độ chăm sóc sau phẫu thuật cũng cần được quan tâm chú ý bởi đây cũng là một yếu tố quan trọng quyết định cấy ghép Implant có thành công hoàn toàn không.
Răng Implant sau khi cấy ghép sẽ giống như răng thật trên cung hàm, nếu được vệ sinh và chăm sóc đúng cách thì sẽ duy trì được độ bền chắc lâu dài. Quá trình vệ sinh tốt cũng sẽ giúp bạn tránh được các vấn đề viêm tại vùng đặt trụ sau phẫu thuật và tăng tỉ lệ thành công cho ca phục hình.
Sau ca phẫu thuật, bạn nên dùng nước súc miệng có chứa với Chlorhexidine – một chất sát trùng và khử trùng mỗi ngày 2 lần trong khoảng 1 tuần. Không nên dùng bàn chải đánh răng, chỉ nha khoa tại vị trí phẫu thuật và xung quanh đó trong 2 ngày đầu. 4 ngày tiếp theo, bạn có thể bắt đầu dùng bàn chải mềm để vệ sinh răng nhưng không được chải răng tại vị trí cấy ghép Implant để tránh các tổn thương vị trí mới phẫu thuật.
Sau khi răng mới trồng đã ổn định, bạn nên chải răng và dùng chỉ nha khoa thường xuyên để giữ gìn răng miệng sạch sẽ, tránh để mảng bám và vi khuẩn hình thành quanh trụ gây bệnh viêm nha chu, viêm nướu, gây ảnh hưởng không tốt tới trụ Implant.
Loại bỏ các thói quen xấu như hút thuốc lá, sử dụng rượu bia, uống nước bằng ống hút,… vì đây là những yếu tố làm tăng nguy cơ tiêu xương hàm, viêm quanh răng, mất bám dính, chảy máu tại vết thương,… gây nguy hiểm cho người cấy ghép và có thể khiến trụ Implant bị đào thải.
Về chế độ ăn, bạn nên ưu tiên các thức ăn lỏng như nước ép hoa quả, rau củ, cháo loãng trong 2 ngày đầu và lựa chọn các món ăn mềm như bún phở, sữa chua, trái cây mềm, trứng, ngũ cốc,… trong 2 tuần từ khi kết thúc phẫu thuật để vết thương tổn lành lại hoàn toàn.
Việc tuân thủ lịch hẹn tái khám với bác sĩ cũng là điều bạn không được bỏ qua sau khi tiến hành phẫu thuật đặt trụ implant. Điều này không chỉ để kiểm tra độ ổn định của trụ implant và hiệu quả tích hợp xương mà còn để điều chỉnh lực nhai, chỉnh sửa khớp cắn nếu cần thiết, giúp quá trình ăn nhai của khách hàng thoải mái và hiệu quả hơn.
Một số trường hợp bị sưng đau tại vị trí cấy ghép không có dấu hiệu thuyên giảm sau 2 đến 3 ngày hoặc sốt cao từ 38 độ trở lên, máu chảy nhiều không thể cầm được,… bạn cũng cần tới ngay trung tâm nha khoa uy tín để bác sĩ thăm khám và khắc phục kịp thời, tránh những hậu quả nghiêm trọng, tác động xấu tới sức khỏe.
Trên đây là các thông tin giải đáp cấy ghép Implant có thành công hoàn toàn không phụ thuộc vào những yếu tố nào.
Khi các tiêu chí về tình trạng răng miệng và sức khỏe của khách hàng, hệ thống trang thiết bị tại nha khoa, trình độ của bác sĩ thực hiện, chế độ chăm sóc sau phẫu thuật của khách hàng,… đều được đảm bảo tốt, răng Implant có thể duy trì độ bền chắc và thực hiện tốt các chức năng của răng đến trọn đời mà không cần thay mới.
Vậy nên, bạn hãy tìm hiểu và cân nhắc kỹ lưỡng xem nha khoa nào tốt trước khi quyết định lựa chọn nhé. Liên hệ ngay với Nha khoa Nhân Tâm - Trung tâm Implant Việt Nam nếu bạn còn băn khoăn nào cần được giải đáp.
Bài viết liên quan
- Thời gian thực hiện cấy ghép Implant xương bướm
- Mất răng hàm trên lâu năm: Điều trị với Implant xương bướm
- Cấy ghép Implant xương bướm - Bệnh nhân cần lưu ý gì?
- Tiêu xương hàm trên - Hậu quả và giải pháp
- Implant xương bướm: cân nhắc giải phẫu và vị trí phẫu thuật
- Các bước chuẩn bị trước khi cấy ghép Implant xương bướm
- Sự khác biệt giữa Implant xương bướm và Implant truyền thống
- Tìm hiểu về cấu trúc của xương bướm