Logo nha khoa Nhân Tâm

807 Đường 3/2

Phường 7, Quận 10, TP.HCM

1900 56 5678

Hotline

8:00 - 20:30

THỨ HAI ->BẢY

Áp xe răng là gì? Phải làm gì khi bị áp xe răng?


Áp xe răng là một biến chứng của nhiễm trùng do sâu răng, bệnh lý nướu răng... Bệnh gây đau nhức, ngoài ra vi khuẩn xâm nhập vào tủy răng tích tụ mủ trong hàm tiềm ẩn nhiều biến chứng nguy hiểm. Nếu được điều trị sớm, hầu hết các trường hợp răng bị áp xe đều hồi phục nhanh chóng và không để lại biến chứng lâu dài. Để hiểu thêm về tình trạng này, hãy cùng theo dõi bài viết sau đây nhé!
Áp xe răng là gì? Phải làm gì khi bị áp xe răng?

Áp xe răng là một biến chứng của nhiễm trùng do sâu răng, bệnh lý nướu răng... Bệnh gây đau nhức, ngoài ra vi khuẩn xâm nhập vào tủy răng tích tụ mủ trong hàm tiềm ẩn nhiều biến chứng nguy hiểm.

Áp xe răng khiến bệnh nhân đau nhức liên tục, răng lung lay, không thể ăn nhai bình thường.  Nếu không chữa trị kịp thời bệnh có thể lây lan trong khoang miệng và lan ra tất cả các bộ phận của cơ thể và gây nhiễm trùng máu, thậm chí đe dọa tính mạng.

Tùy theo vị trí và mức độ của ổ áp xe răng mà bác sĩ sẽ điều trị bằng các phương pháp khác nhau. Nguyên tắc là loại bỏ ổ nhiễm trùng, bảo tồn răng, tránh biến chứng và điều trị nguyên nhân để tránh tái phát.

Bệnh áp xe răng là gì?

Áp xe răng là thuật ngữ dùng để chỉ trường hợp một chiếc răng nào đó bị sưng tấy, đau nhức kèm theo dấu hiệu chảy mủ hoặc tích tụ mủ. Đây là tình trạng nhiễm trùng do sâu răng, bệnh lý về răng hoặc do răng bị nứt làm vỡ men răng khiến vi trùng xâm nhập làm tủy bị tê liệt. Khi đó sẽ xuất hiện tình trạng có mủ gây áp xe răng.

Áp xe răng có thể hình thành rất nhanh, đôi khi mất một hoặc hai ngày sau khi miệng bị nhiễm trùng. Tình trạng này không trừ một ai, từ trẻ em đến người lớn.

Áp xe răng là tình trạng nướu bị sưng tấy, đau nhức kèm theo chảy mủ hoặc tích tụ mủ
Áp xe răng là tình trạng nướu bị sưng tấy, đau nhức kèm theo chảy mủ hoặc tích tụ mủ

Các dấu hiệu điển hình của áp xe răng

Áp xe răng thường gây nhiều đau đớn và trở ngại cho người bệnh nên việc phát hiện bệnh lý này khá đơn giản thông qua các triệu chứng như:

  • Răng và nướu nhạy cảm với nước nóng và lạnh, biểu hiện là ê buốt.
  • Khó nhai thức ăn, nghiến chặt hàm và đặc biệt đau khi chạm vào mủ.
  • Đau và nặng quanh răng, mô tạo thành áp xe.
  • Sưng má và có thể sưng khắp mặt.
  • Hạch sưng to là dấu hiệu vi khuẩn đang xâm nhập và gây hại cho cơ thể.
  • Sốt và mệt mỏi cũng là những dấu hiệu ban đầu của áp xe răng.

Khi xuất hiện các triệu chứng như đau, sưng tấy trong miệng, sốt kéo dài cần nhanh chóng đến các cơ sở y tế, phòng khám nha khoa để được phát hiện sớm và điều trị áp xe  kịp thời.

Áp xe răng hình thành như thế nào? Nguyên nhân gây ra áp xe răng

Cách hình thành áp xe răng

Áp xe là tình trạng phổ biến của các bệnh viêm nhiễm nặng xảy ra ở bất kỳ bộ phận mà tác nhân gây ra là vi khuẩn. Khi hệ thống miễn dịch nhận ra vi khuẩn là mầm bệnh, các tế bào bạch cầu có nhiệm vụ tiêu diệt chúng, mủ là các tế bào bạch cầu và xác vi khuẩn trộn lẫn với chất dịch cơ thể.

Áp xe răng cũng hình thành từ đó, thường là kết quả của nhiễm trùng chân răng xảy ra khi đường viền nướu bị tổn thương và các xoang sâu phát triển. Khi chân răng bị nhiễm trùng, nước bọt có tính sát khuẩn nhẹ không có tác dụng nhiều, mô nướu cũng có xu hướng chảy dịch nhiễm trùng nên mủ không lọt qua viền nướu và đọng lại ở chân hình thành ổ áp xe.

Đăng ký tư vấn miễn phí

Áp xe là tình trạng phổ biến của các bệnh viêm nhiễm nặng
Áp xe là tình trạng phổ biến của các bệnh viêm nhiễm nặng

Nguyên nhân gây ra áp xe răng

Áp xe răng có thể xảy ra do một số nguyên nhân phổ biến sau:

  • Do vệ sinh răng miệng kém, khoang miệng không sạch sẽ, lâu ngày mảng bám tích tụ tạo điều kiện thuận lợi cho vi khuẩn xâm nhập.
  • Do viêm nha chu nặng.
  • Do sâu răng.
  • Do ngoại lực hoặc tai nạn làm răng bị gãy, vỡ và dẫn đến áp xe răng nhanh hơn.
  • Do bị sâu răng, viêm tủy nhưng người bệnh chủ quan không điều trị nên bệnh kéo dài lâu dần gây áp xe răng.
  • Những người bị bệnh tiểu đường, tim mạch… sẽ dễ bị suy yếu hệ miễn dịch. Nhân cơ hội này, vi khuẩn nhanh chóng tấn công cơ thể và gây áp xe chân răng.
Do viêm nha chu nặng có thể dẫn đến áp xe răng
Do viêm nha chu nặng có thể dẫn đến áp xe răng

Biến chứng nguy hiểm từ áp xe răng

Bệnh nhân bị áp xe răng trong miệng, ngoài má sẽ sưng tấy. Mủ nhiều nhưng không vỡ khiến bệnh nhân đau nhức liên tục, răng lung lay, không thể ăn nhai bình thường. Tình trạng này càng kéo dài thì răng càng yếu đi và nguy cơ mất răng rất cao. Áp xe răng thường phát triển dần dần và có thể nhanh chóng trở thành mãn tính nếu không được nhận biết và điều trị sớm. Bệnh cũng có thể chuyển trạng thái qua lại giữa cấp tính và mãn tính.

Bệnh diễn tiến như vậy thường là do người bệnh không đi khám mà tự “điều trị” bằng kháng sinh. Bệnh ở giai đoạn cấp tính, sưng đau biến mất, nhai được... làm cho bệnh nhân tin là khỏi bệnh. Nhưng trên thực tế, bệnh không chữa khỏi hoàn toàn mà tiến triển âm thầm dưới hàm.

Ở giai đoạn cấp tính, khi vi khuẩn mạnh có thể xâm nhập sâu, chúng lây lan sang các mô mềm lân cận và gây ra tình trạng gọi là viêm mô tế bào. Từ thời điểm này, nhiễm trùng có thể lây lan trong khoang miệng và lan ra tất cả các bộ phận của cơ thể và gây nhiễm trùng máu, thậm chí đe dọa tính mạng người bệnh.

Như vậy có thể thấy, áp xe chân răng là tình trạng răng miệng có thể gây ra những biến chứng nguy hiểm, gây nguy hiểm đến tính mạng người bệnh. Để tránh bị áp xe chân răng, mọi người nên thực hiện các biện pháp chăm sóc răng miệng và đi khám định kỳ 6 tháng một lần.

Áp xe chân răng có thể gây nguy hiểm đến tính mạng người bệnh
Áp xe chân răng có thể gây nguy hiểm đến tính mạng người bệnh

Xem thêm: Tại sao sưng nướu răng có mủ? Nguyên nhân và cách điều trị hiệu quả 

Điều trị áp xe răng

Khám lâm sàng giúp xác định tình trạng áp xe răng, răng nhiễm trùng. Một số trường hợp bác sĩ sẽ cân nhắc chụp phim x-quang răng để chẩn đoán mức độ áp xe, hướng điều trị và dẫn lưu mủ tùy theo vị trí và mức độ của ổ áp xe răng. Từ đó mà bác sĩ sẽ điều trị bằng các phương pháp khác nhau. Nguyên tắc là loại bỏ ổ nhiễm trùng, bảo tồn răng, tránh biến chứng và điều trị nguyên nhân để tránh tái phát.

Điều trị cấp

Đầu tiên cần loại bỏ sạch mủ ở ổ áp xe để tránh sưng tấy, viêm nhiễm nặng ảnh hưởng đến các mô cơ xung quanh. Một tiểu phẫu sẽ được thực hiện để dẫn lưu dịch và loại bỏ vi khuẩn gây bệnh tại vị trí răng bị nhiễm trùng. Ngoài ra, thuốc kháng sinh đóng vai trò quan trọng trong việc hỗ trợ hệ thống miễn dịch tiêu diệt vi khuẩn và ngăn ngừa áp xe tiến triển. Các loại thuốc hỗ trợ điều trị, làm giảm triệu chứng như giảm đau, kháng viêm, thực phẩm chức năng nâng cao thể trạng,... cũng được kê đơn tùy trường hợp cụ thể.

Điều trị tận gốc

Bệnh nhân khỏi bệnh cần được điều trị để loại bỏ các nguyên nhân gây bệnh. Điều trị tủy răng, điều trị viêm nướu và cạo vôi răng là những biện pháp thường được áp dụng để tiêu diệt môi trường sống của vi khuẩn. Điều này sẽ giúp điều trị áp xe răng tận gốc, hạn chế tái phát. Tuy nhiên với những trường hợp nặng không thể điều trị bảo tồn thì phải nhổ răng.

Tùy theo vị trí và mức độ ổ áp xe răng bác sĩ sẽ điều trị bằng các phương pháp khác nhau
Tùy theo vị trí và mức độ ổ áp xe răng bác sĩ sẽ điều trị bằng các phương pháp khác nhau

Một số lời khuyên phòng ngừa áp xe răng

Để phòng ngừa áp xe răng bạn nên lưu ý các vấn đề sau đây:

  • Đánh răng tối thiểu 2 lần/ngày để răng miệng luôn sạch sẽ, ngăn vi khuẩn tích tụ.
  • Dùng chỉ nha khoa để làm sạch vùng kẽ răng mỗi ngày.
  • Dùng bàn chải đánh răng lông mềm, cần thay bàn chải 2-3 tháng một lần hoặc khi bàn chải sờn.
  • Sử dụng kem đánh răng và nước súc miệng có chứa fluor sẽ giúp răng chắc khỏe hơn và ngăn ngừa hình thành áp xe răng.
  • Xây dựng chế độ dinh dưỡng hợp lý. Bổ sung nhiều thực phẩm giàu vitamin và khoáng chất tốt cho sức khỏe răng miệng.
  • Hạn chế tối đa việc dùng các thực phẩm có hại cho răng  như bánh kẹo, đồ ăn nhiều đường, chè đặc, rượu bia, cà phê,…
  • Nên đi khám răng định kỳ 2 lần một năm để phát hiện sớm các vấn đề răng miệng có thể phát sinh và điều trị hiệu quả.

Liên hệ

Để phòng ngừa áp xe răng bạn nên chăm sóc răng miệng kỹ lưỡng
Để phòng ngừa áp xe răng bạn nên chăm sóc răng miệng kỹ lưỡng

Có thể thấy, áp xe răng là một trong những bệnh lý răng miệng gây ra nhiều phiền toái cho người bệnh. Nếu không được điều trị đúng cách và triệt để, áp xe răng có thể quay trở lại và gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm.

Để tránh tình trạng này, mọi người cần tập thói quen vệ sinh răng miệng thường xuyên và khám răng định kỳ. Hy vọng bài viết đã giúp bạn hiểu rõ hơn về tình trạng này, nếu còn thắc mắc xin vui lòng liên hệ với Nha Khoa Nhân Tâm - Trung tâm Implant Việt Nam để được tư vấn thêm nhé!


Bài viết liên quan