Bệnh U xương hàm: Nguyên nhân và cách điều trị
U xương hàm dù là lành tính hay ác tính thì đều có thể gây ra những biến chứng nguy hiểm, bệnh này sẽ làm ảnh hưởng vùng răng hàm mặt của mọi người. Triệu chứng bệnh cũng không rõ ràng khiến nhiều người bỏ qua. Mời các bạn cùng tham khảo thông tin về bệnh u xương hàm và cách điều trị bên dưới nhé!
Cố vấn chuyên môn: Ts.Bs: Võ Văn Nhân
- Giám đốc chuyên môn trung tâm Implant Việt Nam
- Chuyên gia trồng răng Implant 25 kinh nghiệm hơn 10.000 ca Implant thành công
Bệnh u xương hàm là gì?
Bệnh u xương hàm chính là các khối u ở xương hàm. Những khối u hay nang này sẽ phát triển ở xương hàm hoặc các mô mềm trong khoang miệng và mặt. Những tổn thương này thường khá hiếm gặp và khối u sẽ có thể thay đổi về kích thước cũng như mức độ nghiêm trọng của bệnh.
Hiện nay, u xương hàm thường là các khối u lành tính và không phải ung thư. Nhưng cho dù là lành tính thì chúng vẫn có thể xâm lấn vào xương và mô xung quanh làm di lệch phần răng.
U xương hàm lành tính
U xương hàm lành tính là loại thường gặp nhất, đây là khối u có liên quan quan tới răng. Các khối u này thường xuất hiện ở những người còn trẻ. Tình trạng này có u xơ và u xương răng, chúng đều làm ảnh hưởng đến nang răng hoặc các mô răng.
Thêm vào đó, u men răng là các khối u biểu mô dễ gặp nhất trong quá trình răng hình thành và phát triển. Loại u này sẽ thường xuất hiện ở phần sau của hàm dưới, chúng xâm lấn khá chậm và rất hiếm khi di căn.
Hình ảnh của bệnh u xương hàm do u men răng trên X-quang sẽ là hình ảnh cản quang đa vị trí hoặc kiểu bong bóng xà phòng. Sau đó, các khối u này sẽ được cắt bỏ bằng những phương pháp chuyên biệt. Tiên lượng hồi phục và diễn tiến sau điều trị là không xảy ra biến chứng.
U xương hàm ác tính
Các khối u xương hàm ác tính phổ biến nhất chính là ung thư biểu mô tế bào vảy, chúng sẽ xâm nhập vào xương thông qua các ổ chân răng.
U xương hàm ác tính có thể tồn tại ở bất kỳ phần nào của hàm như trong khoang miệng. Những loại khối u xương hàm ác tính thường gặp là sarcom xương, u tế bào khổng lồ, khối u Ewing hoặc đa u tủy xương
Vì sao lại bị u xương hàm?
Lý do mọi người lại bị u xương hàm mặt đến nay vẫn chưa thể xác định rõ ràng. Bệnh này có thể là do di truyền, do các tác nhân tại chỗ có nguồn gốc do răng hoặc không phải do răng. Nếu như không do răng, khối u xương hàm sẽ biến thành các dạng như sau:
- U sụn
- U xơ xương hàm
- U xương xương hàm
- U máu trong xương hàm
Biểu hiện của bệnh u xương hàm
Theo thống kê, các khối u xương hàm đều là các khối u lành tính và không có biểu hiện lâm sàng. Nhưng khi trải qua thăm khám ở mỗi giai đoạn, các bạn có thể dễ dàng nhận thấy các dấu hiệu sau:
Giai đoạn 1: bệnh u xương hàm tiềm ẩn
- Đau nhức do bị nhiễm trùng
- Không biểu hiện triệu chứng
- Phát hiện một cách ngẫu nhiên
Giai đoạn 2: u xương hàm bắt đầu làm biến dạng xương
- Khối u xương hàm bắt đầu làm phồng bề mặt xương;
- Mọi người sẽ có cảm giác nặng ở vùng xương hàm;
- Bị dị cảm hoặc mất cảm giác bởi vì thần kinh đang bị chèn ép.
Giai đoạn 3: u xương hàm mặt phá vỡ cấu trúc bề mặt xương
- U xương nằm dưới lớp niêm mạc;
- Sờ vào sẽ thấy khối u nhưng không đau;
- Bờ xương ở xung quanh bị mỏng và bén nhọn.
Giai đoạn 4: u xương hàm tạo thành đường dò và gây biến chứng
- Ở giai đoạn này, niêm mạc phủ trên khối u sẽ mỏng dần và bị thủng, gây lỗ dò ở trong hoặc bên ngoài miệng.
U xương hàm nguy hiểm thế nào?
U xương hàm là bệnh lý nguy hiểm và không có triệu chứng rõ ràng. Khi mọi người thấy bản thân có các dấu hiệu bất thường thì nên đến nha khoa để kiểm tra, phát hiện sớm để xác định đó là khối u lành tính hay ác tính thì mới có phương án điều trị dứt điểm.
Thông thường, sau khi hỏi và thăm khám về tình trạng bệnh, bác sĩ sẽ chỉ định chụp hình khu vực bị ảnh hưởng. Ví dụ như chụp phim X-quang sẽ xác định được kích thước của khối u, chụp CT scan để xác định tình trạng bệnh rõ ràng hơn. Ngoài ra, sinh thiết cũng rất cần thiết để xác định xem khối u này lành tính hay ác tính, biết được loại tế bào và mức độ tiến triển ra sao.
Xem thêm: Vôi răng là gì? Có nên lấy vôi răng thường xuyên không
Cách điều trị bệnh u xương hàm
Đa phần các khối u xương hàm lành tính hoặc u nang xương hàm có thể không cần điều trị. Và các bác sĩ chỉ cần theo dõi diễn biến của các bạn trong một khoảng thời gian. Nhưng nếu bác sĩ thấy có một khối u lành tính phát triển quá mức, có thể làm suy yếu xương và mô xung quanh làm ảnh hưởng đến sức khỏe. Thì sẽ tiến hành phẫu thuật cắt bỏ u xương hàm tùy thuộc vào loại khối u và tình trạng sức khỏe của mọi người.
Đối với bệnh u xương hàm ác tính, việc xạ trị và hóa trị cũng có thể được áp dụng kết hợp với phẫu thuật. Phương pháp xạ trị và hóa trị này sẽ được áp dụng trước khi thực hiện phẫu thuật. Để thu nhỏ kích thước của khối u, còn sau phẫu thuật là để tiêu diệt các tế bào ung thư còn sót lại.
Các khối u này vẫn có cơ hội điều trị thành công khá cao nếu bệnh được phát hiện và chẩn đoán sớm. Khi thấy vùng mặt có dấu hiệu bất thường, các bạn nên đến gặp bác sĩ ngay để được thăm khám kịp thời. Nếu bạn phát hiện sớm khối u, có thể tránh được tình trạng u nang hàm phát triển gây ra những triệu chứng và biến chứng nguy hiểm.
Nói tóm lại, bệnh u xương hàm bao gồm rất nhiều loại khối u, gồm có lành tính lẫn ác tính. Bệnh này thường rất ít triệu chứng, dễ gặp nhất là sưng, đau, bị nhạy cảm và răng lung lay nhưng không rõ nguyên nhân. Có một số khối u được phát hiện khi phim chụp X quang tại nha khoa trong các lần khám răng miệng định kỳ. Việc điều trị còn phụ thuộc vào vị trí, loại khối u và tình trạng sức khỏe hiện tại của khách hàng.
Biện pháp phòng ngừa u xương hàm
Bệnh u xương hàm có thể phá hủy kết cấu của gương mặt, khiến cho gương mặt của mọi người bị biến dạng. Nếu như các bạn không điều trị kịp thời sẽ mất hoàn toàn khả năng nhai. Do đó, ngay từ ban đầu các bạn cần phải có biện pháp phòng ngừa bệnh u xương hàm như sau:
- Vệ sinh răng miệng thật sạch, vì đây có thể là nguyên nhân dẫn đến tình trạng u xương hàm xuất phát từ các bệnh lý về răng.
- Thường xuyên đi khám răng miệng định kỳ tại nha khoa để phát hiện bệnh sớm nhất. Cách duy nhất là phải chụp phim để thăm khám xương hàm định kỳ mỗi năm.
Bệnh u xương hàm nếu phát hiện muộn sẽ dẫn đến những hậu quả rất đáng tiếc. Điều này còn tùy thuộc vào sự chủ quan từ phía người bệnh và cả bác sĩ răng hàm mặt. Thêm vào đó, mọi người cần tìm hiểu để có thêm kiến thức về bệnh lý xương hàm trong cộng đồng.
Những thông tin cần biết về bệnh u xương hàm ở trên có thể giúp các bạn có cái nhìn rõ nét hơn về các dấu hiệu của căn bệnh này.
Ngay khi nhận thấy bản thân đang những dấu hiệu bất thường trong khoang miệng bạn cần phải đến trung tâm nha khoa Implant Việt Nam để thăm khám và tìm ra nguyên nhân để khắc phục sớm nhất.
>> Bài viết đề xuất: Kinh nghiệm cắm implant ở đâu tốt hcm để có thêm thông tin hữu ích chọn nha khoa uy tín
Bài viết liên quan
- Review nha khoa uy tín tại Đắk Nông
- Thời gian thực hiện cấy ghép Implant xương bướm
- Mất răng hàm trên lâu năm: Điều trị với Implant xương bướm
- Cấy ghép Implant xương bướm - Bệnh nhân cần lưu ý gì?
- Tiêu xương hàm trên - Hậu quả và giải pháp
- Implant xương bướm: cân nhắc giải phẫu và vị trí phẫu thuật
- Các bước chuẩn bị trước khi cấy ghép Implant xương bướm
- Sự khác biệt giữa Implant xương bướm và Implant truyền thống