Bị mất răng phải làm sao? Biện pháp khắc phục mất răng
Nguyên nhân và hậu quả của mất răng
Bị mất răng phải làm sao? Trước hết, chúng ta hãy tìm hiểu những nguyên nhân và hậu quả của mất răng nhé!
1. Nguyên nhân gây mất răng
Mất răng có thể xảy ra do nhiều nguyên nhân khác nhau. Trường hợp thường gặp nhất là mất răng do các bệnh lý như sâu răng, viêm nha chu… quá nghiêm trọng và không được điều trị kịp thời khiến Bác sĩ phải chỉ định nhổ răng để giảm thiểu tối đa nguy hiểm cho sức khỏe răng miệng và sức khỏe toàn thân.
Bên cạnh đó, các tai nạn, va đập gây chấn thương vùng đầu - mặt - cổ cũng có nguy cơ gây gãy răng, rụng răng. Khi điều trị, Bác sĩ sẽ cố gắng bảo tồn răng thật, Tuy nhiên, trong một số trường hợp thì việc giữ răng thật là không khả thi và bệnh nhân phải chịu bị mất răng.
Sự lão hóa cũng là một trong những nguyên nhân phổ biến dẫn đến mất răng. Người cao tuổi dễ bị mất răng do răng và xương dần bị lão hóa, thêm vào đó răng đã bị tổn thương do quá trình ăn nhai kéo dài.
Ngoài ra, những trường hợp ít gặp hơn bao gồm mất răng do bệnh lý về xương, bệnh lý cơ thể như ung thư, tiểu đường, tim mạch…, mất răng do thiếu hụt dinh dưỡng...
2. Hậu quả do mất răng
Mất răng để lại nhiều hậu quả nghiêm trọng cho bệnh nhân. Trước hết là tình trạng kém thẩm mỹ sẽ khiến bệnh nhân trở nên tự ti, sống khép kín và ngại giao tiếp xã hội.
Tiếp đó là chức năng ăn nhai bị suy giảm khiến bệnh nhân ăn không ngon, không thể ăn đa dạng các loại thực phẩm khiến cơ thể dần bị suy dinh dưỡng, từ đó giảm sức khỏe toàn thân, hệ miễn dịch kém.
Mất răng còn gây ra tình trạng tiêu xương hàm do tại vị trí răng bị mất không có răng để ăn nhai nên không thể kích thích tái tạo xương, khiến xương hàm và nướu bị teo lại, khuôn miệng trở nên móm mém trông già trước tuổi.
Đồng thời, khi bị mất răng, các răng còn lại sẽ dần dịch chuyển và đổ về phía khoảng trống mất răng gây xô lệch khớp cắn, hoạt động ăn nhai sẽ dồn về bên không bị mất răng, làm cho cơ mặt dần bị biến đổi, mặt bị lệch kém hài hòa, mặt bên to bên nhỏ thiếu tự nhiên, khi cười có thể bị méo miệng.
Nhìn chung, các hậu quả do mất răng gây ra ảnh hưởng lớn sức khỏe thể chất và sức khỏe tinh thần của bệnh nhân. Bệnh nhân không chỉ dần trở nên gầy yếu do không nạp đủ dinh dưỡng, mà còn mang trong mình tâm trạng không vui, tâm lý tự tin và khó hòa nhập với cộng đồng.
Từ đó, bệnh nhân mất đi nhiều cơ hội tốt đẹp về công việc, tình duyên, giảm chất lượng cuộc sống.
Bị mất răng phải làm sao? Biện pháp khắc phục mất răng
Bị mất răng phải làm sao? Lời khuyên hữu ích nhất cho người mất răng đó chính là nhanh chóng thăm khám và điều trị.
Nếu điều trị sớm, tình trạng mất răng chưa quá nghiêm trọng thì kỹ thuật phục hình sẽ đơn giản hơn nhiều, không chỉ giúp bệnh nhân nâng cao tỷ lệ thành công, tiết kiệm thời gian mà còn giảm bớt chi phí điều trị.
Các biện pháp khắc phục tình trạng mất răng đang được ứng dụng bao gồm trồng răng Implant, bắc cầu răng sứ và làm hàm giả tháo lắp. Trong đó, hàm giả tháo lắp và cầu răng sứ là kỹ thuật truyền thống, còn trồng răng Implant là kỹ thuật trồng răng hiện đại với nhiều ưu điểm vượt trội.
Chúng tôi sẽ làm rõ quy trình thực hiện, trường hợp sử dụng, ưu và nhược điểm của cả 3 phương pháp để Quý khách có thể có sự lựa chọn phù hợp nhất nếu không may bị mất răng.
1. Hàm giả tháo lắp
Hàm giả tháo lắp là kỹ thuật phục hình răng mất lâu đời nhất, có cấu tạo gồm một hàm giả bằng nhựa hoặc khung hợp kim và răng giả được làm bằng nhựa hoặc sứ gắn ở bên trên.
Ưu điểm của hàm giả tháo lắp là phục hình răng bị mất không xâm lấn, thời gian nhanh chóng, chi phí thấp.
Nhược điểm của hàm giả là thẩm mỹ chưa cao, khả năng ăn nhai còn hạn chế, có thể bị di động gây tổn thương nướu trong quá trình ăn nhai, không ngăn chặn được tình trạng tiêu xương hàm và thời gian sử dụng ngắn hạn (chỉ tầm khoảng vài năm).
Hàm giả tháo lắp phù hợp với mọi đối tượng và mọi tình trạng mất răng, tuy nhiên vì nhiều điểm hạn chế nên phương pháp này dần có ít người chọn, chủ yếu là những bệnh nhân có điều kiện tài chính thấp, bệnh nhân có sức khỏe kém hoặc tình trạng tiêu xương quá trầm trọng không thể thực hiện cấy Implant.
2. Cầu răng sứ
Cầu răng sứ là kỹ thuật phục hình răng bị mất bằng cách mài ít nhất hai trụ răng hai bên những răng bị mất làm trụ nâng đỡ một dãy cầu răng bằng sứ ở giữa.
Ưu điểm của cầu răng sứ là ăn nhai và thẩm mỹ tốt hơn hàm giả tháo lắp, chi phí phải chăng, không xâm lấn nhiều, thời gian phục hình chỉ mất 1-3 lần hẹn.
Nhược điểm của phương pháp này là cần phải mài răng để làm trụ nên nếu kỹ thuật mài kém thì có thể làm tổn thương răng. Ngoài ra, cầu răng sứ cũng không thể ngăn được tình trạng tiêu xương do mất răng, độ bền chưa cao, tuổi thọ thấp (7-10 năm).
Trường hợp sử dụng cầu răng sứ còn hạn chế, chỉ phù hợp với các đối tượng mất 1 răng, mất 1-3 răng liên tiếp liền kề, mất răng xen kẽ. Điều kiện để thực hiện là phải có răng khỏe mạnh để làm trụ nâng đỡ cầu răng.
Trường hợp mất răng số 7, mất nhiều răng, mất răng toàn hàm, không có răng khỏe để làm trụ thì sẽ không được chỉ định làm cầu răng.
3. Trồng răng Implant
Trong 3 phương pháp điều trị mất răng thì trồng răng Implant đang là phương pháp được đánh giá cao nhất. Dù “sinh sau đẻ muộn” nhưng kỹ thuật này đã khắc phục được những nhược điểm của cầu răng sứ nhờ cấu tạo đặc biệt.
Răng Implant có hình dạng giống như một chiếc răng tự nhiên, gồm một chân răng làm bằng trụ Titanium được cấy vào xương hàm, một thân răng bằng sứ được gắn cố định lên trụ răng thông qua khớp nối Abutment.
Nhờ có chân răng cắm chắc chắn trong xương hàm nên răng Implant có độ bền chắc rất cao, không chỉ giúp ăn nhai thoải mái như răng thật mà còn có thể kích thích tái tạo xương hàm, ngăn ngừa tình trạng tiêu xương.
Đồng thời, răng Implant có độ thẩm mỹ tự nhiên, mọi người nhìn vào sẽ khó phân biệt được giữa răng Implant và răng thật của bệnh nhân, bệnh nhân sau khi phục hình có thể tự tin cười và giao tiếp. Đặc biệt, răng Implant có tuổi thọ lên đến hơn 20 năm, nếu được chăm sóc đúng cách có thể tồn tại vĩnh viễn.
Cấy ghép Implant phù hợp với mọi tình trạng mất răng như mất một răng, mất nhiều răng, mất răng lâu năm, mất răng toàn hàm, không răng bẩm sinh. Chỉ cần bệnh nhân đủ điều kiện sức khỏe để thực hiện phẫu thuật cấy trụ Implant và xương hàm đủ tiêu chuẩn hoặc có thể thực hiện ghép xương.
Những yếu tố quyết định “Bị mất răng phải làm sao?”
Có nhiều giải pháp phục hình răng bị mất nhằm cải thiện ăn nhai và thẩm mỹ. Tùy theo tình trạng cụ thể của bệnh nhân mà Bác sĩ sẽ tư vấn giải pháp phù hợp. Dưới đây là những yếu tố quyết định “Bị mất răng phải làm sao?”
1. Điều kiện sức khỏe
Bác sĩ sẽ dựa trên tình trạng sức khỏe của bệnh nhân mất răng để quyết định phác đồ điều trị phù hợp nhất, đảm bảo an toàn tuyệt đối trong quá trình phục hình răng.
Cấy ghép Implant vì có yếu tố xâm lấn, cần phẫu thuật đặt trụ vào xương hàm nên được ưu tiên cho những bệnh nhân mất răng có sức khỏe tốt, không bị các bệnh lý mãn tính như tim mạch, huyết áp, tiểu đường… hoặc đã kiểm soát được bệnh lý.
Ngược lại, hàm giả tháo lắp và cầu răng sứ lại phù hợp với những bệnh nhân có điều kiện sức khỏe yếu hơn, không đủ thể lực để thực hiện phẫu thuật cấy Implant.
2. Tình trạng răng và xương hàm
Tình trạng răng và xương hàm ảnh hưởng trực tiếp đến kỹ thuật và hiệu quả của phương pháp phục hình răng.
Để cấy ghép Implant, xương hàm phải đảm bảo đủ tiêu chuẩn về số lượng và chất lượng để có thể giữ Implant vững chắc trong xương. Trong điều kiện bệnh nhân thiếu xương, buộc phải ghép xương mới có thể đặt Implant.
Với những trường hợp xương hàm bị tiêu quá mức trầm trọng, không thể thực hiện ghép xương, không thể cấy Implant thì Bác sĩ sẽ cân nhắc cầu răng sứ và làm hàm giả tháo lắp.
Cầu răng sứ chỉ phù hợp với tình trạng mất 1 răng, mất 1-3 tăng liền kề hoặc mất răng xen kẽ với số lượng ít. Trường hợp mất nhiều răng liên tiếp, mất nguyên hàm, răng còn lại không đủ khỏe mạnh để làm trụ thì không thể làm cầu răng sứ.
3. Nhu cầu ăn nhai và thẩm mỹ
Khi tư vấn giải pháp phục hình răng bị mất, Bác sĩ sẽ lắng nghe về nhu cầu ăn nhai và thẩm mỹ của bệnh nhân.
Nhu cầu ăn nhai và thẩm mỹ giữa các bệnh nhân không giống nhau. Có nhiều bệnh nhân lựa chọn giảip pháp mang tính thẩm mỹ cao nhất do tính chất công việc đòi hỏi nhiều về ngoại hình, chẳng hạn như diễn viên, người nổi tiếng.
Nhưng có người thì chỉ cần có răng để ăn nhai bình thường là được, không cần quá nhiều thẩm mỹ, chẳng hạn như người cao tuổi…
Bác sĩ sẽ dựa theo nhu cầu của bệnh nhân, tư vấn tình trạng của bệnh nhân có thể thực hiện giải pháp nào, ưu - nhược điểm của từng phương pháp ra sao và bệnh nhân sẽ là người quyết định giải pháp cho mình.
4. Khả năng tài chính của bệnh nhân
Bệnh nhân bị mất răng lựa chọn giải pháp phục hình còn dựa trên khả năng tài chính. Nếu có điều kiện tài chính tốt thì phục hình răng Implant là lựa chọn hoàn hảo. Bệnh nhân cũng có thể lựa chọn trả góp để giảm bớt áp lực về tài chính.
Nếu điều kiện tài chính thấp, bệnh nhân có thể xem xét làm cầu răng sứ hoặc hàm giả tháo lắp vì chi phí thực hiện không quá cao mà vẫn đảm bảo như cầu ăn nhai và thẩm mỹ ở mức cơ bản. Bị mất răng phải làm sao? Hy vọng sau khi đọc bài viết này của trung tâm Implant Việt Nam, bạn sẽ tìm được giải pháp phù hợp nhất cho bản thân. Nếu còn điều gì thắc mắc, bạn hãy nhấn nút liên hệ bên dưới để được chuyên gia của chúng tôi liên hệ lại và tư vấn kỹ hơn cho bạn nhé!
Bài viết liên quan
- Review nha khoa uy tín tại Đắk Nông
- Thời gian thực hiện cấy ghép Implant xương bướm
- Mất răng hàm trên lâu năm: Điều trị với Implant xương bướm
- Tiêu xương hàm trên - Hậu quả và giải pháp
- Implant xương bướm: cân nhắc giải phẫu và vị trí phẫu thuật
- Các bước chuẩn bị trước khi cấy ghép Implant xương bướm
- Sự khác biệt giữa Implant xương bướm và Implant truyền thống
- Tìm hiểu về cấu trúc của xương bướm