Bị sưng nướu răng và giải pháp điều trị chuẩn nha khoa 2024
Bị sưng nướu răng là hiện tượng mô nướu quanh chân răng bị sưng đau, tấy đỏ, gây khó khăn trong việc ăn uống. Nếu để lâu không được điều trị sớm sẽ dẫn đến viêm nướu, viêm nha chu, thậm chí là mất răng. Bài viết này, Trung tâm Implant Việt Nam sẽ chỉ ra nguyên nhân và cách điều trị hiệu quả.
Nguyên nhân bị sưng nướu răng
Dưới đây là một số nguyên nhân phổ biến dẫn đến bị sưng nướu răng:
Vệ sinh răng miệng không đúng cách
Nếu bạn không có thói quen đánh răng đều đặn, vi khuẩn trong miệng sẽ tạo ra một lớp mảng bám trên răng. Trong môi trường ẩm ướt trong miệng, các vi khuẩn trong mảng bám sẽ phát triển mạnh mẽ, gây ra các vấn đề như sâu răng và bị viêm nướu răng.
Thói quen ăn uống không lành mạnh
Khi bạn tiêu thụ quá nhiều thực phẩm chứa đường và các chất tạo màu, chất bảo quản vào cơ thể sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho vi khuẩn phát triển, gây tổn thương cho men răng, gây sưng nướu răng và tăng nguy cơ sâu răng.
Đồng thời, việc tiêu thụ thực phẩm không lành mạnh cũng có thể dẫn đến tăng cân, tăng cường nguy cơ mắc các bệnh lý như bệnh tim mạch, tiểu đường và béo phì.
Thay đổi nội tiết tố ở phụ nữ trong quá trình mang thai
Thay đổi nội tiết tố trong quá trình mang thai có thể gây ra sự biến đổi không mong muốn trong cơ thể phụ nữ, đặc biệt là các nội tiết tố như Estrogen và Progestin.
Sự gia tăng không bình thường của hai loại nội tiết tố này có thể gây ra hiện tượng mao mạch ở nướu phình to và gấp khúc, dẫn đến tình trạng ứ trệ của huyết dịch và làm tăng sự thẩm thấu của thành mao mạch, dẫn đến việc bị sưng nướu răng, viêm nướu răng.
Nếu không được chăm sóc và vệ sinh đúng cách, theo thời gian tình trạng này có thể trở nên nghiêm trọng hơn, gây sưng phồng, dễ chảy máu và thậm chí hình thành túi mủ.
Mọc răng khôn
Răng khôn, hay răng số tám, thường mọc vào độ tuổi 17-25 và thường gây đau, khó chịu khi mọc. Chúng có thể mọc ngầm, lệch hoặc xâm lấn vào các răng bên cạnh, gây sưng nướu răng và viêm nhiễm. Việc theo dõi và định kỳ kiểm tra răng khôn là cần thiết để phát hiện và điều trị sớm các vấn đề liên quan.
Các thói quen xấu gây tổn thương răng miệng
Với những khách hàng thường hay có thói quen như sử dụng răng để mở nắp chai hoặc bao bì thực phẩm, cắn móng tay, thường xuyên nhai cắn các thực phẩm cứng, hoặc sử dụng tăm xỉa răng có thể gây tổn thương cho nướu răng, dẫn đến bị sưng nướu răng.
Bệnh nha chu
Bệnh nha chu thường phát triển qua hai giai đoạn là viêm nướu và viêm nha chu. Trong giai đoạn đầu, các triệu chứng thường khá mờ nhạt, dẫn đến sự chủ quan của khách hàng và họ thường không đến thăm khám tại các cơ sở nha khoa.
Vì vậy, khi bệnh phát triển đến giai đoạn tiếp theo, nướu sẽ bị sưng phồng và gây chảy mủ ở giữa răng, nướu, thậm chí có thể gây áp xe chân răng.
Các bệnh lý khác
Với những khách hàng có tiền sử mắc bệnh tiểu đường và một số bệnh tự miễn khác sẽ có nguy cơ cao gây sưng nướu răng có mủ. Ngoài ra, tác dụng phụ của một số loại thuốc, sử dụng xạ trị và thuốc điều trị ung thư, cũng như biến chứng của một số bệnh lý toàn thân, có thể gây ra sự phát triển của tình trạng này.
Cách khắc phục bị sưng nướu răng
Điều trị tại nhà
Ở mức độ nhẹ, bạn có thể tự điều trị tại nhà để giảm sưng, đau, cầm máu và tránh làm cho vùng mô tổn thương bị phù nề hơn. Bạn có thể thực hiện những cách sau.
Sử dụng nước muối
Đây là một trong những biện pháp hiệu quả khi bị sưng nướu răng. Phương pháp này cũng giúp rút ngắn thời gian phục hồi và ngăn ngừa tình trạng sâu răng.
Để thực hiện, bạn chỉ cần pha 1 thìa cà phê muối vào 200ml nước ấm, sau đó sử dụng dung dịch này để súc miệng trong khoảng 30 giây. Nên thực hiện từ 2 đến 3 lần mỗi ngày cho đến khi tình trạng sưng viêm giảm đi.
Vệ sinh răng miệng đúng cách
Việc vệ sinh răng miệng đúng cách không chỉ ngừa bị sưng nướu răng mà còn giúp trong việc điều trị các vấn đề như sâu răng, viêm nhiễm và loại bỏ các mảng bám trên răng.
Để duy trì vệ sinh răng miệng hiệu quả, bạn nên đánh răng 2-3 lần mỗi ngày bằng kem đánh răng chứa flour và các thành phần kháng khuẩn. Súc miệng với dung dịch sát khuẩn ít nhất 2 lần mỗi ngày để loại bỏ vi khuẩn và ngăn chặn mùi hôi miệng.
Đặc biệt, chọn bàn chải có đầu nhỏ với lông mềm để vệ sinh kỹ lưỡng các kẽ răng. Hãy nhớ thay đổi bàn chải sau mỗi 3 tháng sử dụng để đảm bảo hiệu quả vệ sinh. Sử dụng cạo lưỡi để loại bỏ vi khuẩn và giảm mùi hôi miệng.
Chườm ấm hoặc chườm lạnh
Bạn nên áp dụng chườm trực tiếp lên vùng da mặt, tránh tiếp xúc với nướu răng. Bắt đầu bằng việc đắp miếng vải ngâm nước ấm lên vùng da, sau đó tiếp tục bằng cách chườm da bằng túi lạnh. Lặp lại chu trình nhiệt độ này từ 2 đến 3 lần để có hiệu quả tốt nhất.
Điều trị tại nha khoa
Nếu tình trạng bị sưng nướu răng kéo dài và mọi biện pháp giảm sưng đau tại nhà không đem lại kết quả, việc đến khám nha khoa sớm là điều cần thiết.
Bác sĩ sẽ tiến hành kiểm tra các dấu hiệu, điều tra tiền sử bệnh và thu thập thông tin chi tiết. Sau đó, các xét nghiệm như chụp X-quang và xét nghiệm máu sẽ được thực hiện để phát hiện nguyên nhân và đưa ra phương pháp điều trị hiệu quả.
Lấy vôi răng định kỳ
Mảng bám vôi răng là môi trường lý tưởng cho vi khuẩn gây bệnh sinh sống, do đó, việc lấy vôi răng định kỳ là cần thiết để làm sạch răng miệng và ngăn chặn sự phát triển của vi khuẩn. Sau quá trình loại bỏ vôi răng, bác sĩ sẽ kê đơn thuốc kháng viêm nhằm giảm thiểu sưng đau ở nướu.
Điều trị sâu răng
Trường hợp bị sưng nướu răng vì sâu răng, bác sĩ sẽ tiến hành điều trị sâu răng và chỉ định phục hình răng bằng phương pháp hàn trám hoặc bọc sứ để đảm bảo chức năng ăn nhai cũng như thẩm mỹ của răng, ngăn ngừa tình trạng sưng chân răng, chảy máu chân răng, viêm tủy, mất răng.
Cắt lợi trùm/nhổ răng khôn
Cắt lợi trùm hoặc nhổ răng khôn là một trong những biện pháp hiệu quả để giảm sưng nướu và đau nhức. Các biện pháp này còn có thể ngăn ngừa các biến chứng nghiêm trọng như áp xe, viêm nha chu và mất răng trong tương lai.
Xem thêm: Nguyên nhân dẫn đến sưng nướu răng có mủ và cách điều trị bạn nên ưu tiên đọc ngay bài viết.
Địa chỉ điều trị bị sưng nướu răng uy tín
Điều trị viêm nướu răng ở đâu là một vấn đề quan trọng mà nhiều người quan tâm, đặc biệt khi hiện nay có rất nhiều cơ sở nha khoa. Tuy nhiên, không phải mọi nơi đều đảm bảo chất lượng điều trị như mong đợi.
Trung tâm Implant Việt Nam là một trong những trung tâm nha khoa hàng đầu tại TP.HCM, là điểm đến uy tín cho việc điều trị viêm nướu răng và các bệnh lý về răng miệng.
Với đội ngũ bác sĩ giàu kinh nghiệm và được đào tạo chuyên sâu, Trung tâm Implant Việt Nam cam kết mang lại cho khách hàng những dịch vụ chất lượng nhất, từ dịch vụ cấy ghép Implant, bọc răng sứ, niềng răng, đến điều trị viêm nướu răng và các dịch vụ nha khoa khác.
Ngoài việc việc tuân thủ đầy đủ các tiêu chuẩn của một phòng khám nha khoa quốc tế, Trung tâm Implant Việt Nam còn chiếm được lòng tin và sự yêu mến từ khách hàng cả trong và ngoài nước nhờ sở hữu các ưu điểm nổi bật sau:
- Đội ngũ bác sĩ được đào tạo tại các trường Đại học Y dược danh tiếng, với kinh nghiệm hơn 25 năm trong nghề.
- Sử dụng các thiết bị và công nghệ hiện đại như hệ thống chụp phim CT Cone Beam 3D, công nghệ lấy dấu răng 3Shape 3D, công nghệ Laser, giúp hỗ trợ điều trị hiệu quả và an toàn cho khách hàng.
- Không gian phòng khám được thiết kế rộng rãi, thoáng mát và tiện nghi, cùng với đội ngũ y bác sĩ và nhân viên chuyên nghiệp, sẵn lòng hướng dẫn và tư vấn một cách tận tình, phục vụ chu đáo, tạo cảm giác thoải mái như ở nhà cho khách hàng.
- Hệ thống vô trùng tuân thủ các tiêu chuẩn Châu Âu, đảm bảo an toàn và loại bỏ nguy cơ lây nhiễm.
- Sử dụng các kỹ thuật xâm lấn tối thiểu nhưng hiệu quả cao, giảm thiểu sự đau đớn và rủi ro biến chứng, mang lại sự yên tâm cho khách hàng trong quá trình điều trị.
- Chính sách bảo hành rõ ràng, chi phí minh bạch và hậu mãi hấp dẫn, giúp khách hàng cảm thấy yên tâm và tin tưởng vào dịch vụ của Trung tâm Implant Việt Nam.
Mong rằng với các thông tin về bị sưng nướu răng được cung cấp ở bài viết trên có thể giải đáp được các thắc mắc của bạn. Nếu bạn còn bất kỳ câu hỏi nào cần được tư vấn từ bác sĩ hãy nhanh tay liên hệ ngay đến Implant Việt Nam để được bác sĩ tư vấn miễn phí.
Bài viết liên quan
- Thời gian thực hiện cấy ghép Implant xương bướm
- Mất răng hàm trên lâu năm: Điều trị với Implant xương bướm
- Cấy ghép Implant xương bướm - Bệnh nhân cần lưu ý gì?
- Tiêu xương hàm trên - Hậu quả và giải pháp
- Implant xương bướm: cân nhắc giải phẫu và vị trí phẫu thuật
- Các bước chuẩn bị trước khi cấy ghép Implant xương bướm
- Sự khác biệt giữa Implant xương bướm và Implant truyền thống
- Tìm hiểu về cấu trúc của xương bướm