Tìm hiểu bộ dụng cụ phẫu thuật trồng răng Implant
Trồng răng Implant là kỹ thuật hồi sinh răng mất hiện đại và ưu việt hiện nay. Các yếu tố đóng vào sự thành công của một ca phẫu thuật ngoài tay nghề bác sĩ, công nghệ cấy ghép tại nha khoa, yếu tố vô trùng,… thì việc chuẩn bị dụng cụ đầy đủ trước khi phẫu thuật cũng là điều rất quan trọng. Bộ dụng cụ phẫu thuật trồng răng Implant cơ bản nhất bao gồm: Máy khoan đặt trụ Implant, bộ mũi khoan, thước đo độ sâu, tay vặn Implant và máy hút.
Khái quát về phương pháp trồng răng Implant
Trồng răng Implant là một trong những biện pháp nha khoa hiện đại để tái tạo những chiếc răng đã mất. Trong đó, trụ Implant đóng vai trò là chân răng sẽ được cấy trực tiếp vào trong xương hàm và gắn răng sứ phục hình thân răng lên trên. Đây là biện pháp đem đến nhiều ưu điểm nổi trội được tất cả các bác sĩ nha khoa khuyến khích khách hàng chọn lựa.
Để cuộc phẫu thuật cấy trụ Implant thành công hoàn toàn thì bên cạnh các yếu tố như trang thiết bị tại phòng khám, tay nghề bác sĩ,… thì bộ dụng cụ phẫu thuật trồng răng Implant cũng có một ý nghĩa không hề nhỏ.
Bộ dụng cụ phẫu thuật trồng răng Implant
Nhằm đảm bảo quá trình cấy ghép răng Implant diễn ra nhanh chóng, thuận lợi, thì chuẩn bị dung cụ đầy đủ trước khi phẫu thuật là việc làm cần thiết. Dưới đây là các dụng cụ cơ bản được dùng trong phẫu thuật cấy ghép răng Implant, hãy cùng tìm hiểu ngay nhé:
Máy khoan đặt trụ Implant
Máy khoan là dụng cụ không thể thiếu được trong bộ dụng cụ phẫu thuật trồng răng Implant. Máy khoan sẽ giúp bác sĩ tạo ra khoảng trống cần thiết có kích cỡ phù hợp với loại trụ Implant sử dụng để đặt trụ vào bên trong xương hàm.
Bộ mũi khoan
Bộ mũi khoan gồm có nhiều đầu mũi khoan với hình dáng, tỉ lệ và kích thước khác nhau để sử dụng trong từng bước cụ thể khi khoan tạo lỗ đặt trụ Implant trên xương hàm. Thông thường, bộ mũi khoan sẽ gồm có 5 mũi khoan cơ bản được sử dụng theo thứ tự:
- Mũi khoan dẫn
- Mũi khoan mồi
- Mũi khoan dò xoắn
- Mũi khoan Implant
- Mũi khoan thuôn xoắn.
Thứ tự sử dụng các loại mũi khoan là quy tắc tuyệt đối, mũi khoan thuôn xoắn trong một số trường hợp có thể không được sử dụng vì còn phải xem xét chất lượng xương hàm thế nào và có cần tiến hành các phẫu thuật kèm theo khác hay không. Với mũi khoan mồi, mũi khoan dò xoắn, mũi khoan Implant, bác sĩ cần quyết định kích thước mũi khoan hoặc những yêu cầu kỹ thuật khi khoan tùy vào từng tình huống cụ thể.
Xem thêm: Phương pháp cấy ghép Implant xương gò má
Thước đo độ sâu
Thước đo độ sâu được dùng để kiểm tra đường kính và độ sâu của hốc Implant khi đã khoan và làm sạch lỗ đặt trụ Implant. Nếu lỗ để đặt trụ Implant vẫn chưa đạt độ sâu cần thiết thì bác sĩ sẽ tiếp tục khoan cho tới khi lỗ Implant đạt đúng kích thước.
Trụ Implant, nắp Healing và Abutment
Một bộ trụ Implant và nắp Healing sẽ được vô trùng và đóng gói riêng từng bộ. Khi bộ trụ Implant này được bỏ ra khỏi hộp đựng thì chỉ có thể dùng 1 lần, không thể tái sử dụng dù có tiến hành vô trùng chúng.
Tay vặn Implant
Bác sĩ sẽ dùng dụng cụ này với mục đích vặn chân răng giả vào vị trí mới khoan xong bằng máy hoặc bằng tay rồi đóng nắp healing lại để thương tổn mau lành.
Máy hút
Máy hút dùng trong phẫu thuật với công dụng hút sạch máu cùng các mảnh vụn dơ trong quá trình phẫu thuật cấy trụ Implant.
Trên đây là các dụng cụ cơ bản và cần thiết của bộ dụng cụ phẫu thuật trồng răng Implant mà chúng tôi muốn giới thiệu với các bạn, hy vọng bạn có thể nắm rõ những thông tin xoay quanh phương pháp cấy ghép răng Implant này.
Nếu còn băn khoăn nào liên quan đến dịch vụ trồng răng Implant, bạn hãy liên hệ với nha khoa Nhân Tâm - Trung tâm Implant Việt Nam qua hotline hoặc tới trực tiếp trung tâm để được các bác sĩ thăm khám, tư vấn miễn phí hoàn toàn nhé.
Bài viết liên quan
- Cấy ghép xương để cắm Implant có mắc không?
- Ghép xương hàm nên ăn gì và kiêng ăn gì?
- Những cảm giác sau khi trồng răng implant
- Cảnh báo tình trạng mất răng làm trồi răng đối diện
- Bệnh máu không đông có trồng răng Implant được không?
- Dự phòng và điều trị biến chứng khi trồng răng Implant
- Công nghệ Guided Biofilm Therapy
- Mất răng số 6 hàm dưới có sao không?