Implant xương gò má (Implant Zygoma) có ưu điểm gì?
Cấy ghép Implant xương gò má (Implant Zygoma) là một kỹ thuật khó, sử dụng trụ Implant dài 50mm đặt vào xương gò má để phục hình. Implant Zygoma là giải pháp hiệu quả dành cho người bị mất răng lâu năm, tiêu xương hàm nặng và không thể phục hồi phương pháp thông thường.
Cố vấn chuyên môn: Ts.Bs: Võ Văn Nhân
- Giám đốc chuyên môn trung tâm Implant Việt Nam
- Chuyên gia trồng răng Implant 25 kinh nghiệm hơn 10.000 ca Implant thành công
Tìm hiểu cấy ghép Implant xương gò má (Implant Zygoma)
Kỹ thuật cấy ghép Implant Zygoma đã được giáo sư Branemark giới thiệu vào năm 1998. Ông đã sáng tạo dựa trên nhu cầu của đông đảo người bị mất răng nhưng không thể cấy Implant do tiêu xương hàm quá nghiêm trọng. Hoặc người đã từng bị thất bại khi nâng xoang cấy ghép Implant, bị cắt bỏ xương hàm sau khi điều trị ung thư và bị dị tật hàm mặt bẩm sinh.
Như vậy, trồng răng Implant xương gò má (Implant Zygoma) giúp khắc phục hiệu quả các trường hợp mất răng lâu năm, xương hàm bị tiêu trầm trọng và không thể phục hồi bằng phương pháp trồng răng Implant thông thường. Theo nhận định của các chuyên gia nha khoa, phương pháp này có tỷ lệ thành công khá cao.
Đối với phương pháp Implant Zygoma, thay vì phải đặt trụ Implant vào xương hàm như kỹ thuật cấy ghép thông thường, bác sĩ sẽ cấy Implant vào xương gò má của khách hàng để phục hồi thẩm mỹ và chức năng ăn nhai. Loại implant này có kích thước dài khoảng 50mm với hình dáng thon dài và gấp khúc theo góc độ của vị trí răng bị mất.
Ưu điểm khi cấy ghép Implant xương gò má (Implant Zygoma)
Cấy ghép Implant xương gò má (Implant Zygoma) là giải pháp giúp khách hàng bị mất răng sẽ cải thiện chức năng ăn nhai, lấy lại sự tự tin và nâng cấp thẩm mỹ khuôn mặt. Đi kèm với đó là thời gian sử dụng lâu dài, không cần phải phục hình nhiều lần giống như hàm tháo lắp hoặc cầu răng sứ.
Ngoài những ưu điểm giống như cấy Implant thông thường, Implant Zygoma còn có một lợi ích nổi trội chính là không cần ghép xương.
Điều này vô cùng quan trọng đối với những người có mật độ xương hàm mỏng, bị tiêu xương quá nhiều. Hoặc những người từng bị đào thải Implant, không thể cấy Implant. Ngoài ra, cấy ghép Implant xương gò má còn hỗ trợ cho những người bị sứt môi, hở hàm ếch mà không thể hồi phục bằng phương pháp khác.
Nhược điểm khi Cấy ghép Implant xương gò má (Implant Zygoma)
Dù sở hữu nhiều ưu điểm nổi trội nhưng phương pháp này vẫn tồn tại một số khuyết điểm:
- Cấy ghép Zygoma Implant có thể xuất hiện một số biến chứng sau khi phẫu thuật, phổ biến là viêm xoang. Trước khi phẫu thuật, nếu bác sĩ đã chẩn đoán chính xác tình trạng xoang, kết hợp với phẫu thuật ngoài xoang thì ca cấy ghép này sẽ đảm bảo an toàn.
- Một số biến chứng nguy hiểm khác như dị cảm thần kinh ổ mắt, đường rò mũi xoang hay bị thủng ổ mắt… Những biến chứng này chỉ xảy ra khi mọi người cấy ghép Implant xương gò má tại địa chỉ nha khoa không uy tín.
Sự khác biệt giữa cấy ghép Implant Zygoma và cấy ghép Implant phổ thông
Có rất nhiều nghiên cứu lâm sàng đã chỉ ra, phân tích về kỹ thuật thì trụ Implant khi cấy ghép xương gò má sẽ dài hơn rất nhiều so với Implant xương hàm. Dù vẫn là hình thức đưa trụ Implant vào bằng đường miệng nhưng Zygoma sẽ bám vào xương gò má, còn Implant xương hàm sẽ bám vào cung răng.
Phương pháp cấy ghép Implant thông thường chỉ có thể giúp khắc phục tình trạng tiêu xương hàm, bổ sung lượng xương cần thiết trong việc đặt trụ. Nhưng phương pháp này vẫn còn tồn tại một vài nhược điểm: thời gian lành thương lâu, thời gian tích hợp xương tối thiểu 3-6 tháng, trường hợp tiêu xương hàm nặng thì không thể cấy ghép được.
Trong khi đó, phương pháp cấy ghép Implant xương gò má có thể áp dụng trong trường hợp mất răng lâu năm, mất răng toàn hàm hoặc bị tiêu xương nặng. Bởi vì xương gò má có kết cấu rất vững chắc nên việc đặt Implant rất an toàn, có thể truyền lực trên diện rộng. Trong một vài trường hợp đặc biệt, cấy ghép Implant xương gò má và cấy ghép Implant thông thường có thể cùng kết hợp để đạt được kết quả tốt nhất.
>> Bản tin nha khoa tháng 10.2024 các giai đoạn cắm implant chuẩn y khoa ứng dụng công nghệ 4.0 an toàn và tối ưu chi phí
Cấy ghép Implant Zygoma phù hợp với đối tượng nào?
Phương pháp cấy ghép Implant xương gò má là kỹ thuật nha khoa rất hoàn hảo, có thể áp dụng trong trường hợp khách hàng mất răng nghiêm trọng, bị từ chối điều trị vì không đủ điều kiện trồng răng Implant.
- Những người đã thực hiện nâng xoang, ghép xương hàm nhưng bị thất bại.
- Những người đã bị mất toàn bộ răng hàm trên và bị teo đét sống hàm vùng răng.
- Người bị dị tật hàm mặt hoặc bị cắt bỏ xương hàm trên vì phải điều trị ung thư, cắt bỏ khối u.
- Người có phần răng hàm trên thiếu xương nghiêm trọng cần đặt trụ Implant vào xương gò má để không xâm lấn xoang và ghép xương.
Đối với trường hợp mất răng toàn phần ở hàm trên:
Trường hợp 1: Hàm trên bị tiêu xương ít hoặc trung bình ở phần răng trước, tiêu xương trầm trọng ở vùng răng sau thì phải đặt 2 hoặc 4 Implant thông thường ở vùng răng trước và 2 Implant Zygoma ở vùng răng sau
Trường hợp 2: Hàm trên bị tiêu xương nặng cả vùng răng trước lẫn răng sau:
- Lựa chọn 1: Đặt 2 trụ Implant Zygoma ở vùng răng sau kết hợp với ghép xương răng trước để đặt thêm Implant thông thường.
- Lựa chọn 2: Đặt 4 trụ Implant Zygoma (mỗi bên 2 Implant Zygoma), không cần đặt thêm Implant thông thường.
Bài viết trên đã chia sẻ về phương pháp cấy ghép Implant xương gò má. Để đặt lịch hẹn thăm khám răng miệng, Quý khách vui lòng liên hệ với Trung tâm Implant Việt Nam nhé.
>> Bài viết đề xuất: Địa chỉ cắm implant ở đâu tốt hcm để có thêm kinh nghiệm trồng răng tránh lãng phí thời gian và tài chính
Bài viết liên quan
- Review nha khoa uy tín tại Đắk Nông
- Thời gian thực hiện cấy ghép Implant xương bướm
- Mất răng hàm trên lâu năm: Điều trị với Implant xương bướm
- Cấy ghép Implant xương bướm - Bệnh nhân cần lưu ý gì?
- Tiêu xương hàm trên - Hậu quả và giải pháp
- Implant xương bướm: cân nhắc giải phẫu và vị trí phẫu thuật
- Các bước chuẩn bị trước khi cấy ghép Implant xương bướm
- Sự khác biệt giữa Implant xương bướm và Implant truyền thống