Cách trồng răng Implant có thể bạn chưa biết
Tìm hiểu về cách trồng răng Implant sẽ giúp bạn có cái nhìn tổng quan về cơ chế hoạt động của biện pháp này. Thông thường một quy trình cấy ghép Implant sẽ được chia thành 3 giai đoạn bao gồm: Đặt trụ Implant vào xương hàm, chờ trụ Implant tích hợp xương và phục hình răng sứ trên Implant.
Cách trồng răng Implant như thế nào?
Trồng răng Implant hay cấy ghép Implant mặc dù là biện pháp có tỉ lệ thành công cao nhất trong các biện pháp phục hình nhưng để có được sự thành công ấy bác sĩ phẫu thuật phải kỹ năng tốt. Trình độ chuyên môn cao và dày dặn kinh nghiệm. Bên cạnh đó, ca cấy ghép thành công hay không còn tùy thuộc vào công nghệ áp dụng, loại trụ Implant và cả quy trình kỹ thuật.
Tìm hiểu về cách trồng răng Implant sẽ giúp bạn có cái nhìn tổng quan về cơ chế hoạt động của biện pháp này. Trước tiên, bạn sẽ được bác sĩ thăm khám tổng quát, chụp phim để đánh giá tình trạng răng và lập kế hoạch trị liệu phù hợp nhất.
Bác sĩ sẽ đưa ra các tư vấn cụ thể cho bạn như trường hợp của bạn có thể cắm Implant hay không? Cần cắm bao nhiêu trụ? Chất lượng xương hàm có để tốt để cấy ghép không? Có cần ghép xương, nâng xoang không? Thời gian và chi phí cấy ghép thế nào?
Ngày thực hiện cấy ghép sẽ được bác sĩ hẹn trước. Vậy nên trước khi tới nha khoa bạn hãy chuẩn bị tốt tâm lý, ăn uống đầy đủ. Nếu có các bệnh lý về tim mạch, huyết áp, đường huyết thì bạn cần báo cho bác sĩ và kiểm soát ổn định trước khi cấy ghép để đảm bảo an toàn và hiệu quả phục hình răng.
Quy trình trồng răng Implant được chia ra làm 3 giai đoạn chính:
Giai đoạn thứ nhất: Đặt trụ Implant vào xương hàm
Đây được coi là bước quan trọng nhất trong toàn bộ quy trình cấy ghép Implant. Tại vị trí mất răng, bác sĩ sẽ tạo ra một khoảng trống theo kích thước đã tính toán và trực tiếp cấy trụ Implant làm từ Titanium vào. Trụ này sẽ đảm nhận chức năng y như một chân răng thực thụ.
Nếu cắm Implant đơn lẻ, bạn vẫn có thể làm việc và sinh hoạt bình thường sau khi cấy ghép. Còn nếu phải tiến hành nâng xoang, ghép xương thì bạn nên dành 2 đến 3 ngày sau cấy ghép để nghỉ ngơi.
Giai đoạn thứ 2: Chờ trụ Implant tích hợp xương
Bạn sẽ cần đợi từ 3 đến 6 tháng sau khi cấy ghép để trụ Implant tích hợp chắc chắn với xương hàm.
Giai đoạn thứ 3: Phục hình răng sứ trên Implant
Đây là giai đoạn cuối cùng trong cách trồng răng Implant. Sau khi kiểm tra và chắc chắn quá tình tích hợp xương đã diễn ra thuận lợi, hoàn chỉnh thì bác sĩ gắn cố định răng sứ lên trên Implant để khôi phục thân răng. Sau khi hoàn thành bước này, bạn sẽ có một chiếc răng mới với khả năng ăn nhai và tính thẩm mỹ y như răng thật.
Nên thực hiện trồng răng Implant ở đâu?
Yếu tố then chốt quyết định đến thành bại của quy trình cấy ghép Implant là tay nghề, trình độ của y bác sĩ và các công nghệ hỗ trợ. Để đảm bảo tính an toàn và hiệu quả điều trị, bạn cần tìm hiểu kỹ và lựa chọn đúng trung tâm nha khoa tốt, có uy tín, chất lượng thực sự.
Xem thêm: Chi tiết bảng giá dịch vụ trồng răng Implant mới nhất 2024
Nha khoa Nhân Tâm là sự lựa chọn bạn không thể bỏ qua khi có nhu cầu trồng răng. Với gần 25 năm kinh nghiệm trong nghề, quy tụ đội ngũ chuyên gia hàng đầu về Implant, cộng thêm sự hỗ trợ từ các máy móc, thiết bị y khoa tân tiến, vật liệu cấy ghép chất lượng cao, giúp quy trình cấy ghép Implant diễn ra thuận lợi, thành công và đem lại cho bạn sự hài lòng, tự tin với nụ cười rạng rỡ nhất.
Qua các thông tin chia sẻ trên đây, hy vọng bạn đã nắm rõ được cách trồng răng Implant cũng như địa chỉ nha khoa uy tín để thực hiện kỹ thuật này.
Nếu còn bất cứ băn khoăn nào khác, bạn hãy liên lạc với Nha khoa Nhân Tâm - Trung tâm Implant Việt Nam theo hotline 1900 56 5678 hoặc để lại số điện thoại, các tư vấn viên của chúng tôi sẽ hỗ trợ bạn một cách nhanh chóng nhất.
Bài viết liên quan
- Thời gian thực hiện cấy ghép Implant xương bướm
- Mất răng hàm trên lâu năm: Điều trị với Implant xương bướm
- Cấy ghép Implant xương bướm - Bệnh nhân cần lưu ý gì?
- Tiêu xương hàm trên - Hậu quả và giải pháp
- Implant xương bướm: cân nhắc giải phẫu và vị trí phẫu thuật
- Các bước chuẩn bị trước khi cấy ghép Implant xương bướm
- Sự khác biệt giữa Implant xương bướm và Implant truyền thống
- Tìm hiểu về cấu trúc của xương bướm