Cần gây tê hay gây mê trong phẫu thuật trồng răng Implant?
Cần gây tê hay gây mê trong phẫu thuật trồng răng Implant? Trong đa số các trường hợp cấy răng Implant, khách hàng chỉ cần gây tê là đủ. Tuy nhiên cũng có một số tình huống, khách hàng buộc phải gây mê mới có thể tiến hành phẫu thuật. Việc chỉ định gây mê hay gây tê còn tùy thuộc vào độ phức tạp của ca phục hình, phương án phẫu thuật, tiền sử dị ứng với thuốc gây mê – gây tê, các bệnh lý khách hàng đang gặp phải như: bệnh tim mạch, nội tiết, bệnh hô hấp,…
Gây mê và gây tê trong phẫu thuật trồng răng Implant có gì khác nhau?
Thế nào là gây tê?
Gây tê là biện pháp làm ức chế tạm thời các xung động dẫn truyền tín hiệu của thần kinh cảm giác để khách hàng không cảm nhận được cơn đau tại một khu vực nhất định trên cơ thể. Vì chỉ là gây tê cục bộ nên khách hàng vẫn hoàn toàn tỉnh táo khi thực hiện phẫu thuật.
Gây tê tại chỗ được chỉ định với những trường hợp:
- Thực hiện phẫu thuật nhỏ.
- Phẫu thuật tại tứ chi.
- Áp dụng với người không thể tiến hành gây mê.
- Hạn chế cảm giác đau sau khi kết thúc phẫu thuật.
Thế nào là gây mê?
Gây mê là kỹ thuật vô cảm với mục đích làm mất đi ý thức, phản xạ, cảm giác một cách tạm thời bằng việc tác động vào thần kinh trung ương.
Với phương pháp gây mê, khách hàng sẽ mất đi nhận thức, không cảm thấy đau, không biết cuộc phẫu thuật diễn ra khi nào và như thế nào.
Gây mê được chia làm 3 loại dựa theo đường đưa thuốc mê vào cơ thể, bao gồm: Gây mê thông qua đường hô hấp, gây mê thông qua các đường khác (tĩnh mạch, trực tràng, bắp thịt,…) và gây mê phối hợp (sử dụng các thuốc khác nhau qua 1 hoặc nhiều đường).
Sự khác biệt giữa 2 phương pháp gây tê và gây mê
Gây mê và gây tê đều là những biện pháp giúp khách hàng không còn cảm thấy đau trong suốt quá trình phẫu thuật. Trên thực tế, hai biện pháp này có sự biệt rất rõ ràng, bạn có thể thấy rõ trong bảng sau đây:
| Gây tê | Gây mê |
Cách sử dụng | Bằng đường tiêm | Bằng đường hô hấp, tiêm |
Ảnh hưởng tới khách hàng | Khách hàng không mất ý thức, chỉ mất đi cảm giác đau. | Giúp khách hàng mất cảm giác toàn thân bằng cách gây ngủ, mất ý thức. |
Ưu điểm | An toàn, ít xâm lấn, an toàn. Chi phí thấp, dễ thực hiện Thời gian phát huy hiệu lực nhanh chóng. | Có tác dụng kéo dài. Thực hiện nhanh. Khách hàng không sợ hãi, lo lắng. |
Nhược điểm | Thời gian tác dụng ngắn. Gây mất cảm giác trong diện tích nhỏ. | Khách hàng mất nhiều thời gian để hồi sức Cần sử dụng trang thiết bị tương đối phức tạp và đắt tiền |
Xem thêm: Trồng răng Implant giúp cải thiện hệ tiêu hóa và nhiều lợi ích khác
Cần thực hiện gây tê hay gây mê trong phẫu thuật trồng răng Implant?
Trồng răng Implant là giải pháp tối ưu nhằm khôi phục một hoặc nhiều chiếc răng đã mất. Implant là chiếc vít nhỏ có kích thước tương đương với chân răng tự nhiên, được chế tác bằng Titanium và đặt vào xương hàm thông qua một cuộc phẫu thuật.
Việc lựa chọn gây tê hay gây mê trong phẫu thuật trồng răng Implant còn tùy thuộc vào nhiều yếu tố, bao gồm: Cách thức phẫu thuật, độ phức tạp của ca phẫu thuật, tiền sử dị ứng với thuốc gây mê – gây tê, các bệnh lý đi kèm như: bệnh nội tiết, bệnh hô hấp, tim mạch,…
Theo lời khuyên của các bác sĩ nha khoa, khách hàng trồng Implant không cần gây mê mà chỉ cần gây tê cục bộ tại vị trí cần cấy răng là đủ để cảm thấy thoải mái, an tâm trong suốt quá trình phẫu thuật.
Tuy nhiên cũng có những trường hợp khách hàng buộc phải gây mê thì mới có thể tiến hành điều trị được. Gây tê hay gây mê trong phẫu thuật trồng răng Implant còn tùy thuộc vào tình trạng thực tế của mỗi người. Để có lời giải đáp chính xác nhất trong trường hợp của mình, bạn nên tới trung tâm nha khoa để được bác sĩ thăm khám và tư vấn biện pháp phù hợp nhất nhé.
Như vậy, việc gây tê hay gây mê trong phẫu thuật trồng răng Implant còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố. Tuy nhiên, trong những trường hợp cấy ghép răng thông thường thì khách hàng chỉ cần gây tê là được. Để được thăm khám và tư vấn chính xác đối với tình trạng của bản thân, bạn hãy liên hệ ngay với Trung tâm Implant Việt Nam nhé, các bác sĩ tại đây sẽ khám và hỗ trợ miễn phí cho bạn.
Bài viết liên quan
- Review nha khoa uy tín tại Đắk Nông
- Thời gian thực hiện cấy ghép Implant xương bướm
- Mất răng hàm trên lâu năm: Điều trị với Implant xương bướm
- Cấy ghép Implant xương bướm - Bệnh nhân cần lưu ý gì?
- Tiêu xương hàm trên - Hậu quả và giải pháp
- Implant xương bướm: cân nhắc giải phẫu và vị trí phẫu thuật
- Các bước chuẩn bị trước khi cấy ghép Implant xương bướm
- Sự khác biệt giữa Implant xương bướm và Implant truyền thống