Cảnh báo tình trạng mất răng làm trồi răng đối diện
Mất răng làm trồi răng đối diện là một trong những tác hại nguy hiểm do mất răng gây ra, khiến khớp cắn hai hàm bị mất cân bằng, tăng nguy cơ mất thêm răng. Bên cạnh đó, mất răng còn gây suy giảm khả năng ăn nhai, mất thẩm mỹ, xô lệch răng, tăng nguy cơ mắc các bệnh lý răng miệng và mất răng hàng loạt.
Mất răng làm trồi răng đối diện có nguy hiểm không?
Mất răng làm trồi răng đối diện là một tác hại do mất răng lâu ngày không được khắc phục. Ở hàm răng của người trưởng thành, gồm có 28 chiếc răng (không tính răng khôn) được chia đều cho cả hàm trên và hàm dưới. Các răng mọc tương ứng nhau, tạo thành khớp cắn hài hòa hỗ trợ quá trình ăn nhai hiệu quả.
Khi bị mất răng, răng đối diện răng mất sẽ không còn răng tương ứng để nâng đỡ trong quá trình ăn nhai. Do đó, về lâu dài, các răng này sẽ có xu hướng trồi lên khoảng trống do răng bị mất để lại, lúc này răng bị trồi lên sẽ có kích thước dài hơn bình thường.
Khi răng đối diện trồi lên, sẽ khiến cho cấu trúc răng và mô xung quanh bị phá hủy, gây lung lay răng và và làm tăng nguy cơ bị mất răng. Lúc này khớp cắn giữa hai hàm răng mất đi sự cân đối khiến chức năng ăn nhai của răng bị suy giảm.
Đồng thời mất răng còn ảnh hưởng tiêu cực đến thẩm mỹ, khả năng ăn nhai, giao tiếp và gây tình trạng xô lệch răng, tiêu xương hàm.
Mất răng làm trồi răng đối diện khắc phục như thế nào?
Khi nhận thấy dấu hiệu mất răng làm trồi răng đối diện, bệnh nhân nên nhanh chóng thăm khám tại địa chỉ nha khoa uy tín để Bác sĩ thăm khám, đánh giá tình trạng và đưa ra giải pháp điều trị phù hợp.
Thông thường, Bác sĩ sẽ áp dụng kỹ thuật kéo răng bằng cách bắt vít vào trong xương hàm, gắn mấu lên răng để tạo thành 2 điểm tựa, sau đó dùng dây thun bắc qua 2 điểm này để tạo lực tác động, kéo răng về đúng vị trí.
Sau khi răng bị trồi đã về vị trí và ổn định trong xương hàm, Bác sĩ sẽ tư vấn cho bệnh nhân thực hiện phục hình răng bị mất để ngăn ngừa tình trạng răng đối diện bị trồi lên lại, cũng như ngăn chặn các biến chứng khác.
Các phương pháp phục hình răng bị mất hiện nay gồm có trồng răng Implant, hàm giả tháo lắp, cầu răng sứ. Trong đó, trồng răng Implant là giải pháp toàn diện và mang lại nhiều lợi ích với độ bền chắc lâu dài.
Răng Implant không chỉ được đánh giá cao về mặt thẩm mỹ, mang lại vẻ đẹp tự nhiên như răng thật mà còn vượt trội hơn các phương pháp khác về độ bền chắc, lực ăn nhai, tuổi thọ. Đặc biệt, răng Implant có thể ngăn ngừa được hiện tượng tiêu xương hàm, điều mà cả hai phương pháp cầu răng sứ và răng giả tháo lắp không thể thực hiện được.
Các hậu quả khác khi bị mất răng
Cùng với hậu quả mất răng làm trồi răng đối diện thì mất răng còn để lại những hậu quả khác cũng nguy hiểm không kém:
1. Mất thẩm mỹ và suy giảm chức năng ăn nhai
Mất răng để lại trên cung hàm những khoảng trống “đáng sợ”. Bởi những khoảng trống này khiến nụ cười của chúng ta trở nên kém duyên, khuôn mặt trở nên khiếm khuyết, gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến thẩm mỹ.
Đồng thời, mất răng còn khiến chức năng ăn nhai bị suy giảm. Khi bị mất răng, lực nhai ở cả hai hàm trở nên mất cân đối, các răng còn lại phải hoạt động và chịu áp lực lớn hơn để nhai và nghiền thức ăn.
Nếu mất răng ở vị trí quan trọng như răng hàm, mất nhiều răng hoặc mất răng lâu năm thì bệnh nhân sẽ khó nghiền nát thức ăn, thường xuyên nuốt lống hoặc phải ăn những thức ăn mềm, xay nhuyễn và ăn uống trở nên kém ngon miệng.
2. Suy giảm sức khỏe toàn thân
Khi thức ăn không được nghiền nát trước khi đi vào hệ tiêu hóa, buộc hệ tiêu hóa phải tăng cường hoạt động để tiêu hóa thức ăn. Về lâu dài sẽ tác động tiêu cực và gây ra những bệnh về đường tiêu hóa, đồng thời giảm khả năng hấp thu và suy yếu hệ miễn dịch, cơ thể thiếu hụt chất dinh dưỡng…
3. Tăng nguy cơ mắc các bệnh lý răng miệng
Những khoảng trống do mất răng gây ra là nơi dễ mắc kẹt các vụn thức ăn thừa và rất khó để vệ sinh. Thức ăn thừa dần tích tụ thành những mảng bám răng, tạo điều kiện cho vi khuẩn phát triển. Chúng tấn công răng và gây ra nhiều vấn đề như sâu răng, viêm nướu, nha chu, đặc biệt tăng nguy cơ mất răng hàng loạt.
4. Xô lệch răng và mất căn bằng khớp cắn
Các răng còn lại trên cung hàm khi ăn nhai sẽ có xu hướng dịch chuyển về phía khoảng trống mất răng. Theo thời gian, răng sẽ bị lệch vị trí chuẩn, trở nên xô lệch, dẫn đến khớp cắn hai hàm bị mất cân bằng.
5. Tiêu xương hàm
Xương hàm bị tiêu là tác hại khôn lường và để lại nhiều biến chứng nguy hiểm do tiêu xương.
Khi xương hàm bị tiêu, chất lượng xương hàm bị suy đảm và không thể nâng đỡ hàm răng chắc chắn như khi xương hàm khỏe mạnh. Lúc này, các răng còn lại sẽ dần bị xô lệch và các mô nha chu quanh răng dần bị phá hủy, khiến răng lung lay và dễ bị mất thêm răng.
Bên cạnh đó, tiêu xương hàm còn gây tình trạng lệch mặt, biến dạng khuôn mặt, khiến miệng trở nên móm mém, hai má hóp lại, da nhăn nheo, nướu teo, ảnh hưởng đến khớp thái dương và cơ mặt xung quanh. Nhìn chung, tiêu xương khiến gương mặt dần trở nên già nua và thúc đẩy lão hóa sớm.
6. Giảm chất lượng cuộc sống
Bệnh nhân mất răng không chỉ bị tác động về thẩm mỹ, sức khỏe răng miệng, sức khỏe toàn thân mà còn bị ảnh hưởng nặng nề đến tinh thần. Bệnh nhân có xu hướng tự ti, tâm lý lo âu và dần hình thành lối sống khép kín, ngại giao tiếp xã hội, từ đó ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống, công việc, tình cảm…
Trên đây, Trung tâm Implant Việt Nam đã cung cấp những thông tin cần biết về hiện tượng mất răng làm trồi răng đối diện. Không chỉ làm răng đối diện bị trồi dẫn đến mất cân bằng khớp cắn, mất răng còn gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm, do đó, bệnh nhân cần tiến hành thăm khám và nhanh chóng điều trị khi bị mất răng để có hàm răng chắc khỏe và nụ cười thẩm mỹ.
Bài viết liên quan
- Review nha khoa uy tín tại Đắk Nông
- Thời gian thực hiện cấy ghép Implant xương bướm
- Mất răng hàm trên lâu năm: Điều trị với Implant xương bướm
- Tiêu xương hàm trên - Hậu quả và giải pháp
- Implant xương bướm: cân nhắc giải phẫu và vị trí phẫu thuật
- Các bước chuẩn bị trước khi cấy ghép Implant xương bướm
- Sự khác biệt giữa Implant xương bướm và Implant truyền thống
- Tìm hiểu về cấu trúc của xương bướm