Tìm hiểu về phương pháp cấy ghép Implant xương gò má
Cố vấn chuyên môn: Ts.Bs: Võ Văn Nhân
- Giám đốc chuyên môn trung tâm Implant Việt Nam
- Chuyên gia trồng răng Implant 25 kinh nghiệm hơn 10.000 ca Implant thành công
Cấy ghép Implant xương gò má là gì?
Cấy ghép Implant xương gò má hay còn có tên gọi khác là Zygoma Implants. Đây là một phương pháp điều trị dành cho người mất răng bị tiêu xương hàm nghiêm trọng và không thể sử dụng các phương án trồng răng Implant thông thường.
Thay vì phải cắm trực tiếp vào xương hàm thì kỹ thuật này sẽ được đặt vào xương gò má với một loại trụ Implant đặc biệt. Trụ sẽ có hình dáng thon dài và gấp khúc dựa theo góc độ của từng vị trí răng mất. Tùy thuộc vào tình trạng của khách hàng, bác sĩ có thể cấy ghép 2 hoặc 4 trụ để hỗ trợ cho cầu răng bán phần hay toàn phần.
Cấy ghép Implant xương gò má là một kỹ thuật khá phức tạp, cần phải được thực hiện bởi các bác sĩ chuyên khoa dày dặn kinh nghiệm, có chuyên môn sâu. Bên cạnh đó, sự hỗ trợ của hệ thống trang thiết bị hiện đại là cần thiết để đảm bảo an toàn tuyệt đối.
Đặc điểm của phương pháp
- Cấy xương gò má hỗ trợ phục hồi chức năng ăn nhai cho những khách hàng bị tiêu xương hàm và không thể cấy thực hiện implant theo cách thông thường.
- Sau khi đã hoàn thành phẫu thuật khách hàng sẽ được gắn răng tạm tức thì.
- Khách hàng được lựa chọn điều trị phục hình sau cùng.
Điểm khác biệt với cấy ghép răng bình thường
Nếu phân tích về kỹ thuật, implant xương gò má thường sẽ dài hơn khá nhiều so với trụ implant thông thường. Mặc dù vẫn là hình thức đưa vào bằng đường miệng nhưng kỹ thuật này sẽ bám vào xương gò má, khác biệt so với cung răng trong miệng.
Ngoài ra, dựa vào các lợi ích, phương pháp cấy ghép xương răng bình thường có thể giúp ngăn ngừa tiêu xương hàm, đồng thời bổ sung lượng xương, thuận lợi trồng implant. Tuy nhiên, phương pháp này vẫn tồn tại một vài nhược điểm như khả năng bị đào thải do xương dị biệt, thời gian chờ đợi lành thương tương đối lâu, thời gian tích hợp xương mất 9 đến 12 tháng, trường hợp tiêu xương hàm nặng không thể thực hiện được.
Còn đối với implant xương gò má, có thể áp dụng được với trường hợp mất răng lâu năm, mất răng toàn hàm và bị tiêu xương nghiêm trọng. Bởi vì xương gò má có một kết cấu vững chắc, đi với đó là tính ổn định cao nên việc đặt implant cũng rất nhanh chóng và chắc chắn.
Khi nào nên thực hiện cấy ghép Implant gò má?
Kỹ thuật cấy ghép xương gò má là phương pháp điều trị nha khoa tối ưu nhất với các trường hợp khách hàng bị từ chối khi không đạt đủ điều kiện để trồng răng implant thông thường. Vì thế, những đối tượng có thể thực hiện phương pháp này sẽ bao gồm:
- Những người đã bị mất toàn bộ răng nhưng lại bị teo đét sống hàm vùng răng.
- Đã từng cấy ghép implant vùng răng sau để tránh thủ thuật xâm lấn đến xoang và ghép xương.
- Cấy ghép xương gò má được chỉ định thay thế cho các trường hợp nâng xoang ghép xương hàm thất bại.
- Những người bị tiêu xương hàm nghiêm trọng hoặc đã từng thực hiện ghép xoang, cấy implant thông thường không thành công.
- Những người bị cắt bỏ xương hàm trong quá trình điều trị ung thư hay dị tật hàm mặt.
Có nên thay thế cho ghép xương răng?
Hiện nay, kỹ thuật cấy ghép implant xương gò má được rất nhiều khách hàng ưu tiên lựa chọn để phục hình thẩm mỹ cho đối tượng mất răng lâu năm hay mất răng toàn hàm. Bằng việc dùng các trụ implant dài hơn và ghép trực tiếp vào xương gò má, cấy xương gò má chính là giải pháp tối ưu nhất để phục hình mất răng thẩm mỹ.
Tuy nhiên, nhiều khách hàng vẫn còn lo lắng vì không biết sử dụng implant cắm trực tiếp vào xương gò má có an toàn hay không và có thể thay thế cho phương pháp ghép xương răng hay không. Câu trả lời là có bởi vì phương pháp cấy ghép xương gò má sẽ làm được rất nhiều ưu điểm vượt trội mà ghép xương răng thông thường không thể làm được.
Những ưu điểm của kỹ thuật cấy ghép Implant xương gò má
Sử dụng cấy ghép Implant xương gò má để điều trị cho những khách hàng bị mất răng tiêu xương hàm trên, có nhiều thuận lợi hơn trong việc sử dụng tiến trình cấy ghép xương kết hợp với cấy ghép implant truyền thống, cụ thể như:
Phòng tránh được di chứng do ghép xương
Đây được coi là một ưu điểm nổi bật nhất của phương pháp cấy xương gò má. Vì không phải thực hiện ghép xương nên tránh được các bệnh lý do quá trình ghép xương gây ra ở các khu vực tương ứng.
Tiết kiệm thời gian
Tổng thời gian điều trị cấy ghép xương gò má giảm đáng kể so với phương pháp cấy implant thông thường. Đối với cấy implant nha khoa truyền thống, tiến trình ghép xương phải diễn ra trong khoảng 3 đến 6 tháng mới có thể lành thương trước khi tích hợp trụ implant. Sau đó, phải mất tới 6 tháng nữa mới có thể hoàn thành cả quá trình. Vì thế cấy xương gò má chắc chắn sẽ giúp khách hàng rút ngắn thời gian phải nằm viện để điều trị.
Khách hàng có thể gắn răng tạm cố định
Nếu như các phương pháp phục hình răng khác bạn phải mất từ 4 đến 6 tuần thậm chí lâu hơn mới có hàm tạm tháo lắp thì với cấy xương gò má, khách hàng sẽ được làm ngay răng tạm cố định.
Giảm các biến chứng
Phương pháp cấy Implant xương gò má cũng có thể giúp làm giảm số lượng trụ implant nâng đỡ ở vùng răng trước do được neo chặn implant ổn định, cũng như đạt được trong xương gò má, giảm thiểu các biến chứng có thể xảy ra.
Nhược điểm của phương pháp ghép Implant xương gò má
Tuy sở hữu rất nhiều ưu điểm nổi trội nhưng phương pháp này vẫn tồn tại một vài khuyết điểm nhất định như sau:
Vẫn có khả năng xảy ra một số biến chứng sau khi thực hiện cấy ghép, phổ biến nhất là tình trạng viêm xoang. Tuy nhiên, chỉ cần bác sĩ chẩn đoán tiền phẫu thuật và đánh giá xoang, đồng thời kết hợp sử dụng các cách tiếp cận phẫu thuật ngoài xoang thì ca cấy ghép xương gò má sẽ được đảm bảo an toàn, giảm thiểu hoặc loại bỏ hẳn biến chứng này.
Một số biến chứng nguy hiểm hơn có thể xảy ra đó là dị cảm thần kinh ở dưới ổ mắt, đường rò mũi xoang và thủng ổ mắt. Các biến chứng này thường chỉ xảy ra khi bạn thực hiện cấy ghép tại các địa chỉ nha khoa không đạt chuẩn, không đủ uy tín.
Xem thêm: Dấu hiệu nhận biết răng sâu nhẹ và giải pháp điều trị an toàn
Quy trình cấy ghép Implant xương gò má
Phẫu thuật cấy xương gò má là một kỹ thuật tương đối phức tạp bởi lộ trình implant khá dài, vị trí phẫu thuật lại nằm gần các cấu trúc giải phẫu quan trọng. Vì thế, quy trình implant xương gò má không chỉ phải được thực hiện bởi một đội ngũ chuyên gia nha khoa giỏi mà phòng phẫu thuật phải được đảm bảo vô trùng, mọi thao tác trước và sau cấy ghép luôn phải chuẩn chỉ.
Cụ thể, quy trình implant xương gò má sẽ được diễn ra như sau:
Thăm khám, đưa ra phác đồ điều trị
Quá trình cấy xương gò má cũng khá giống như cấy ghép implant thông thường, nhưng bác sĩ cần phải xử lý nhiều kỹ thuật chuyên sâu hơn. Vì thế, điều quan trọng bắt buộc bác sĩ phải thực hiện đó là tiến hành thăm khám, kiểm tra và đánh giá tổng quát tình trạng răng miệng khách hàng hiện tại.
Bác sĩ sẽ sử dụng hệ thống ConeBeam CT 3D để chụp phim X-quang răng, từ đó nắm bắt được chính xác tình trạng tiêu xương lẫn việc mất răng hiện tại của khách hàng. Dựa vào kết quả chụp chiếu, bác sĩ có thể đưa ra được phác đồ điều trị chuẩn xác, đảm bảo được tỉ lệ thành công cho mỗi tình trạng mất răng.
Tính toán góc đặt trụ implant
Điểm khác biệt trong quy trình implant xương gò má so với trồng răng implant thông thường, bác sĩ cần phải cấy xương gò má nhằm đảm bảo trụ implant tại đây được chắc chắn nhất. Dựa vào chuyên môn và kinh nghiệm, bác sĩ sẽ có những tính toán về góc đặt trụ implant với độ nông sâu lý tưởng nhất nhằm mang lại kết quả phục hình răng thành công nhất.
Phục hình răng sứ trên implant
Sau một khoảng thời gian, nếu trụ implant đã tích hợp với vùng xương gò má thì bác sĩ sẽ có thể tiến hành phục hình trên răng sứ implant.
Điều trị cấy ghép Implant xương gò má được lên kế hoạch sử dụng các công nghệ kỹ thuật số giúp bác sĩ tiết kiệm thời gian vận hành, cho phép tạo hình chính xác cầu răng cuối cùng.
Trước đây, các phương pháp điều trị này thường không thể đoán trước được về hiệu quả của một phương pháp điều trị, cũng như rất khó lường trước các vấn đề trong quá trình điều trị. Với sự hỗ trợ của các trang thiết bị hiện đại, bác sĩ phẫu thuật chuyên khoa có thể thực hiện điều trị với độ chuẩn xác cao nhất trong trong môi trường an toàn nhất có thể.
Bài viết trên đã cung cấp cho bạn toàn bộ thông tin về cấy ghép implant xương gò má là gì và những ưu nhược điểm, đối nên thực hiện phương pháp này.
Nếu bạn có nhu cầu phục hình răng bằng phương pháp implant này, hãy liên hệ với Nha khoa Nhân Tâm - Trung tâm Implant Việt Nam để được tư vấn và báo giá trồng răng Implant cụ thể hơn.
Bài viết liên quan
- Review nha khoa uy tín tại Đắk Nông
- Thời gian thực hiện cấy ghép Implant xương bướm
- Mất răng hàm trên lâu năm: Điều trị với Implant xương bướm
- Cấy ghép Implant xương bướm - Bệnh nhân cần lưu ý gì?
- Tiêu xương hàm trên - Hậu quả và giải pháp
- Implant xương bướm: cân nhắc giải phẫu và vị trí phẫu thuật
- Các bước chuẩn bị trước khi cấy ghép Implant xương bướm
- Sự khác biệt giữa Implant xương bướm và Implant truyền thống