Răng sâu nhẹ điều trị thế nào hiệu quả nhất?
Răng sâu nhẹ là tình trạng bệnh lý mới xảy ra, chưa tiến triển nặng, chưa gây ra biến chứng. Biểu hiện lúc này chỉ là những đốm trắng ngà hoặc chấm đen nhỏ trên răng, chủ yếu là tại kẽ răng hoặc bề mặt răng bên trong nên người mắc rất khó phát hiện.
Bệnh lý này chủ yếu đến từ hoạt động ăn uống và vệ sinh răng thường ngày, cụ thể là thói quen ăn vặt, ăn nhiều đồ ngọt, uống ít nước, không chải răng, chải răng không đúng cách hoặc tình trạng rối loạn tiêu hóa,…
Để chữa trị tình trạng sâu răng nhẹ, biện pháp được áp dụng rộng rãi nhất hiện nay là bít lỗ sâu bằng trám răng. Ngoài ra, tái khoáng cũng là một trong những kỹ thuật điều trị sâu răng mức độ nhẹ cực kì hữu hiệu.
Thế nào là sâu răng nhẹ? Dấu hiệu nhận biết
Sâu răng là bệnh lý về răng miệng gặp phải với tỉ lệ rất cao, bệnh có thể xảy ra ở bất cứ đối tượng nào do nhiều nguyên nhân khác nhau. Răng sâu nhẹ là tình trạng bệnh lý mới xảy ra, chưa tiến triển tới giai đoạn nặng, lây lan vào tủy và gây ra biến chứng. Biểu hiện của sâu răng mức độ nhẹ sẽ khác nhau ở mỗi thời kì. Cụ thể như sau:
Thời kì răng chớm sâu
Khi răng mới chớm sâu, trên bề mặt của răng sẽ có những đốm màu trắng ngà mà chúng ta có thể nhìn thấy được bằng mắt thường. Tuy nhiên, triệu chứng về màu sắc răng này đôi khi thường xảy ra ở mặt trong răng hoặc kẽ giữa 2 răng liền kề. Những vị trí này đều rất khuất và thường không được chú ý tới nên rất khó nhìn ra.
Trong thời kì đầu, các triệu chứng sâu răng như đau nhức, ê buốt hoặc nhạy cảm hơn với thực phẩm cũng chưa xuất hiện. Vậy nên để nhận biết sớm và chữa trị từ khi răng mới chớm sâu thì bạn nên tới nha khoa thăm khám định kì ít nhất 2 lần mỗi năm.
Thời kì sâu men răng
Đây là thời điểm những đốm trắng chuyển thành các lỗ sâu nhỏ màu đen do sự tác động của vi khuẩn làm tổn thương men răng.
Thường thì ở thời kì này, những triệu chứng của sâu răng cũng chưa thể hiện rõ rệt. Nếu như chế độ ăn của bạn không lành mạnh hoặc có sở thích ăn đồ ăn lạnh thì thi thoảng sẽ gặp phải tình trạng ê buốt răng.
Những nguyên nhân phổ biến gây sâu răng
Bệnh lý sâu răng chủ yếu đến từ thói quen ăn uống và vệ sinh răng thường ngày. Cụ thể:
Không chải răng
Không chải răng là nguyên nhân phổ biến gây ra sâu răng. Răng cần được vệ sinh đều đặn mỗi ngày sau khi ăn uống để giữa khoang miệng sạch sẽ. Nếu không chải răng thường xuyên, vi khuẩn sẽ có môi trường phát triển thuận lợi là thức ăn thừa, mảng bám trên răng và gây ra những hậu quả nặng nề.
Chải răng không đúng cách
Chải răng hàng ngày là cách tốt nhất để bảo vệ sức khỏe răng miệng. Nhưng chải răng như thế nào chi đúng thì không phải ai cũng biết. Việc chải ẳng sai cách không những không ngăn chặn được sự xâm nhập của vi khuẩn mà còn có nguy cơ gây thương tổn nướu, tạo cơ hội cho sự phát triển của vi khuẩn gây viêm nướu.
Ăn vặt thường xuyên
Ăn vặt, uống nước ngọt thường xuyên là bạn đang góp phần làm răng của mình yếu dần đi bởi lượng axit có trong những thực phẩm này sẽ tiếp xúc nhiều với răng và có thêm cơ hội bào mòn men răng. Đây cũng là lý do các bác sĩ khuyên cha mẹ không nên cho trẻ uống nước trái cây, sữa hoặc đồ uống có đường trước khi ngủ.
Ăn nhiều đồ ngọt
Các món ăn như kẹo cứng, bánh cookies, socola, đường, kem, mật ong, sữa,… dễ bám trên răng trong thời gian dài và có khả năng gây sâu răng cao hơn các thực phẩm dễ bị nước bọt cuốn trôi.
Rối loạn tiêu hóa
Ăn uống vô độ và biếng ăn đều sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho sâu răng tiến triển. Tình trạng rối loạn tiêu hóa cũng gây ảnh hưởng rất lớn tới việc sản xuất nước bọt. Người mắc chứng rối loạn tiêu hóa thì chế độ ăn khá thất thường khiến việc chăm sóc răng càng trở nên khó khăn.
Uống ít nước
Thiếu nước sẽ khiến lượng nước bọt tiết ra ít, miệng bị khô. Nước bọt có ý nghĩa quan trọng trong việc phòng tránh sâu răng. Chúng giúp rửa trôi mảng bám và thức ăn thừa trên răng. Bên cạnh đó, lượng chất khoáng có trong nước bọt còn giúp sâu răng được cải thiện sớm, hạn chế sự phát triển của vi khuẩn và trung hòa axit có hại cho răng miệng.
Điều trị sâu răng nhẹ thế nào hiệu quả nhất?
Để chữa trị tình trạng răng sâu nhẹ, biện pháp được áp dụng rộng rãi nhất hiện nay là bít lỗ sâu bằng trám răng. Ngoài ra, tái khoáng cũng là một trong những kỹ thuật điều trị sâu răng mức độ nhẹ cực kì hữu hiệu.
Điều trị sâu răng nhẹ bằng kỹ thuật tái khoáng men răng
Tái khoáng men răng thường được chỉ định để khắc phục sâu răng khi mới chớm hình thành. Tức là giai đoạn trên răng có các đốm trắng ngà, chưa xuất hiện các lỗ sâu màu đen. Khắc phục sâu răng mức độ nhẹ bằng kỹ thuật tái khoáng có thể tiến hành theo 2 cách như sau:
- Sử dụng hỗn hợp Fluorine, Phosphate, Calcium đổ vào khu vực răng bị sâu nhằm thu hẹp diện tích răng sau có màu trắng ngà và hạn chế sự phát triển, lây lan của vi khuẩn khiến răng bị sâu.
- Đưa Flour nồng độ cao vào vết sâu răng mới hình thành để ngăn chặn vết sâu lan rộng. Lượng Flour này sẽ phối hợp với Photpho và Canxi trong men răng để tạo nên hợp chất có độ cứng chắc cao hơn, từ đó ngăn chặn vi khuẩn ăn sâu vào bên trong răng.
Chữa trị sâu răng nhẹ bằng biện pháp tái khoáng men răng chỉ có công dụng ngăn ngừa sâu răng tiến triển nặng chứ không thể loại bỏ triệt để bệnh lý sâu răng. Do đó, để bảo đảm răng miệng khỏe mạnh, bạn cần có chế độ ăn uống khoa học, chăm sóc răng miệng hợp lý và nên đi khám răng định kì tại nha khoa sau mỗi 3 – 6 tháng.
Điều trị răng sâu nhẹ bằng kỹ thuật trám răng
Trám răng cũng là một trong những biện pháp điều trị hiệu quả giúp giải quyết tình trạng sâu răng mức độ nhẹ. Trong kỹ thuật này, bác sĩ sẽ loại bỏ phần men răng đã bị thương tổn có màu xám, đen. Vệ sinh răng miệng sạch sẽ rồi trám bít lại bằng vật liệu chuyên dụng.
Xem thêm: Ưu điểm cấy ghép Implant tức thì trong quá trình phục hình răng toàn hàm đẹp tự nhiên.
Một vài lưu ý phòng tránh sâu răng
Sâu răng có thể để lại nhiều hậu quả cực kì nghiêm trọng, chúng cũng gây ra những ảnh hưởng nặng nề tới khả năng ăn nhai, cảm giác ngon miệng cũng như sự tự tin trong giao tiếp của môi người. Vì vậy, mọi người cần tự giác thực hiện các biện pháp giúp răng chắc khỏe và hạn chế nguy cơ sâu răng. Vậy chúng ta cần làm gì để phòng tránh sâu răng? Nhằm giúp các bạn bảo vệ răng sạch đẹp và khỏe mạnh một cách hiệu quả nhất, Nha khoa Nhân Tâm xin chia sẻ một vài lưu ý phòng bệnh như sau:
- Dùng loại kem đánh răng với hàm lượng Fluoride phù hợp để làm sạch răng sau mỗi bữa ăn. Đặc biệt, bạn cần chải răng mỗi ngày ít nhất 2 lần vào buổi sáng khi ngủ dậy và buổi tối trước khi ngủ.
- Nên chọn bàn chải có đầu lông nhỏ và mềm để làm sạch răng nhẹ nhàng và không gây hại cho nướu răng.
- Sử dụng chỉ nha khoa để làm sạch tất cả các kẽ răng. Không nên dùng tăm bởi đầu tăm kích thước lớn rất dễ khiến chân răng bị chảy máu.
- Nên sử dụng kết hợp với nước súc miệng để loại bỏ vi khuẩn gây hại, tăng hiệu quả vệ sinh khoang miệng.
- Khám răng và cạo vôi răng định kì hàng năm hoặc theo hướng dẫn từ bác sĩ. Khám răng thường xuyên sẽ giúp bạn phát hiện sớm các bệnh lý răng miệng và kịp thời điều trị.
- Không nên ăn vặt nhiều, đặc biệt là các món ăn ngọt, có hàm lượng đường cao (như kẹo, bánh ngọt,…), các loại đồ uống có gas hoặc thực phẩm có mùi nồng (mắm tép, mắm tôm,…). Bởi chúng sẽ kích thích sự phát triển của vi khuẩn và tạo cơ hội cho chúng tấn công răng miệng.
- Hạn chế ăn các món ăn quá cứng, quá dai hoặc dễ bám dính lên thân răng, kẽ răng.
- Có thể sử dụng kẹo xylitol không đường cùng với Fluoride để làm giảm nguy cơ gây sâu răng.
Như vậy, nguyên nhân, dấu hiệu nhận biết cũng như cách phòng tránh và điều trị răng sâu nhẹ đã được đề cập chi tiết trong bài viết trên. Nếu bạn còn câu hỏi nào liên quan đến tình trạng sâu răng mức độ nhẹ hoặc bất cứ vấn đề, bệnh lý răng miệng nào khác.
Hãy liên hệ Nha khoa Nhân Tâm - Trung tâm Implant Việt Nam qua số hotline 1900 56 5678 hoặc đến trực tiếp phòng khám tại địa chỉ 807 Đường 3/2, Phường 7, Quận 10, Thành phố Hồ Chí Minh để được khám và tư vấn miễn phí nhé.
Bài viết liên quan
- Review nha khoa uy tín tại Đắk Nông
- Thời gian thực hiện cấy ghép Implant xương bướm
- Mất răng hàm trên lâu năm: Điều trị với Implant xương bướm
- Cấy ghép Implant xương bướm - Bệnh nhân cần lưu ý gì?
- Tiêu xương hàm trên - Hậu quả và giải pháp
- Implant xương bướm: cân nhắc giải phẫu và vị trí phẫu thuật
- Các bước chuẩn bị trước khi cấy ghép Implant xương bướm
- Sự khác biệt giữa Implant xương bướm và Implant truyền thống