Tìm hiểu cấy ghép Implant xương gò má là gì?
Implant xương gò má hay Zygoma Implants là kỹ thuật cấy chân răng nhân tạo (trụ Implant) vào xương hàm trên, kết hợp với xương gò má của khách hàng để khôi phục thẩm mỹ và khả năng ăn nhai.
Kỹ thuật này được các chuyên gia đánh giá cao hơn cả các biện pháp ghép xương truyền thống về độ an toàn lẫn tính hiệu quả, đồng thời mở ra hy vọng mới cho những khách hàng có nhu cầu phục hình lại răng nhưng không đủ điều kiện cấy ghép Implant thông thường.
Zygoma Implants là một phương pháp khó, không phải bác sĩ nha khoa nào cũng có thể tiến hành được. Bởi vậy, bạn nên tìm tới trung tâm nha khoa uy tín, chất lượng cao để tiến hành điều trị.
Cố vấn chuyên môn: Ts.Bs: Võ Văn Nhân
- Giám đốc chuyên môn trung tâm Implant Việt Nam
- Chuyên gia trồng răng Implant 25 kinh nghiệm hơn 10.000 ca Implant thành công
Cấy ghép Implant xương gò má (ZYGOMA IMPLANTS) là gì?
Kỹ thuật cấy Implant xương gò má có tên gọi trong Tiếng Anh là Zygoma Implants. Phương án điều trị này được chỉ định riêng cho những khách hàng bị tiêu xương nặng mà kỹ thuật cấy ghép Implant thông thường không thể áp dụng được.
Phương pháp cấy ghép Implant xương gò má này được giới thiệu lần đầu tiên vào năm 1998 bời Giáo sư Branemark. Lý giải về kỹ thuật này, giáo sư chia sẻ ông đã dựa vào mong muốn trồng răng Implant của đông đảo những người bị mất răng nhưng lại không thể thực hiện do xương hàm đã tiêu biến quá nhiều sau thời gian dài mất răng, có dị tật hàm mặt bẩm sinh hoặc đã phải cắt bỏ xương hàm để chữa trị ung thư.
Trong biện pháp này, bác sĩ sẽ cấy chân răng nhân tạo (trụ Implant) vào xương hàm trên, kết hợp với xương gò má của khách hàng để khôi phục thẩm mỹ và khả năng ăn nhai. Thường thì số trụ Implant dùng để cấy ghép tại xương gò má là 2 – 4 trụ đối với hàm trên.
Theo các chuyên gia trong lĩnh vực này, Zygoma Implants đem lại tỉ lệ thành công ở mức cao. Bởi vậy, đây là biện pháp hiệu quả nhất trong việc chữa trị tiêu xương hàm nặng, kể cả khu vực răng sau của hàm trên.
Lý do nên trồng Implant xương gò má là vì xương tại khu vực này sẽ dày đặc hơn so với xương hàm trên. Đây là cơ sở vững chắc để đảm bảo tính an toàn khi cấy ghép, có thể dẫn truyền lực trên diện tích lớn và cấy ghép được Implant thành công ngay tại thời điểm làm tiểu phẫu.
Những ưu - nhược điểm của phương pháp cấy ghép Implant xương gò má
Ưu điểm của biện pháp cấy ghép Implant xương gò má
Sự ra đời của kỹ thuật Zygoma Implants đã mở ra hy vọng mới cho những khách hàng có nhu cầu phục hình lại răng nhưng không đủ điều kiện cấy ghép Implant thông thường. Ngoài ra, kỹ thuật này còn được các chuyên gia đánh giá cao hơn cả các biện pháp ghép xương truyền thống về độ an toàn lẫn tính hiệu quả, cụ thể như sau:
- Zygoma Implants sẽ giúp giảm thiểu số lần phẫu thuật, nhờ vậy mà rút ngắn đáng kể thời gian điều trị cho khách hàng.
- Sau khi tiến hành cấy ghép, khách hàng sẽ được gắn răng tạm ngay lập tức mà không cần phải chờ đợi lâu.
- Giúp khách hàng khôi phục răng nướu một cách tự nhiên, cải thiện thẩm mỹ ngay lập tức, đem lại sự tự tin khi giao tiếp cho khách hàng.
- Có thể ăn nhai như bình thường chỉ sau một thời gian ngắn mà không lo răng giả bị rơi ra ngoài.
- Kỹ thuật Zygoma Implants là phương án phục hồi khả năng ăn nhai hoàn hảo đối với những trường hợp tiêu xương sống hàm, không đủ điều kiện để trồng răng Implant như cách bình thường.
- Phòng tránh được các di chứng nặng nề có thể xảy ra ghép xương ở các vị trí tương ứng như xương hàm.
- Hạn chế các biến chứng phức tạp, đồng thời giảm số trụ Implant cần cấy ghép để nâng đỡ khu vực răng trước nhờ tính ổn định cao của Implant khi ở trong xương gò má.
- Zygoma Implants còn hỗ trợ chữa trị đối với những người bị hở hàm ếch, sứt môi mà không thể phục hình bằng các biện pháp thẩm mỹ khác.
Nhược điểm của biện pháp cấy ghép Implant xương gò má
Mặc dù có rất nhiều ưu điểm nổi trội nhưng biện pháp cấy ghép trên vẫn còn tồn tại một số nhược điểm.
Thực hiện Zygoma Implants vẫn có nguy cơ xảy ra một vài biến chứng sau khi quá trình phục hình răng kết thúc. Phổ biến nhất là chứng viêm xoang. Mặc dù vậy, chỉ cần đáng giá xoang, chẩn đoán trước phẫu thuật và kết hợp với cách tiếp cận ngoài xoang khi phẫu thuật thì ca phục hình sẽ được bảo đảm an toàn, từ đó giảm thiểu hoặc loại bỏ nguy cơ xảy ra biến chứng này.
Những biến chứng nguy hiểm hơn có thể gặp phải là rò mũi xoang, dị cảm thần kinh dưới ổ mắt và thậm chí thủng ổ mắt. Những biến chứng nguy hiểm này chỉ xảy ra khi bạn tiến hành trồng răng Implant tại các cơ sở nha khoa kém uy tín, không đạt chuẩn.
Quy trình cấy ghép Implant xương gò má
Cấy ghép Implant xương gò má là một trong những kỹ thuật có độ khó cao bởi trụ Implant thường có chiều dài lớn, lại nằm gần nhiều cấu trúc giải phẫu tại vùng mặt. Vậy nên quy trình thực hiện không chỉ đòi hỏi đội ngũ chuyên gia giỏi, dày dặn kinh nghiệm mà phòng phẫu thuật cũng cần đảm bảo vô trùng, có đầy đủ máy móc hỗ trợ mà tất cả thao tác kỹ thuật đều phải thật chuẩn chỉ.
Một ca cấy ghép Implant xương gò má sẽ diễn ra theo quy trình như sau:
Thăm khám và lập phác đồ điều trị phù hợp
Zygoma Implants cần thực hiện nhiều thao tác kỹ thuật chuyên sâu hơn so với trồng răng Implant thông thường, vậy nên thăm khám kỹ lưỡng trước khi điều trị là việc làm quan trọng giúp bác sĩ nắm được tình trạng răng miệng thực tế của khách hàng.
Bác sĩ sẽ dùng phim chụp X – quang răng cùng với hệ thống Cone Beam CT để nắm bắt chính xác tình trạng mất răng, chất lượng xương hàm và mức độ tiêu xương cụ thể. Dựa vào những thông tin này, bác sĩ sẽ lập phác đồ chữa trị phù hợp, chính xác, bảo đảm tỉ lệ thành công đối với từng trường hợp mất răng.
Xác định góc đặt trụ Implant
Không giống như quá trình cấy Implant thông thường, ở phương pháp này bác sĩ cần thực hiện cấy trụ Implant vào xương gò má sao cho trụ được cố định chắc chắn nhất. Nhờ chuyên môn sâu và nhiều kinh nghiệm lâm sàng, bác sĩ sẽ xác định góc đặt chân răng giả với độ sâu phù hợp để đem lại hiệu quả phục hình răng mỹ mãn nhất.
Tiến hành cấy trụ Implant
Sau khi đã xác định được vị trí cúng như góc đặt trụ thích hợp, bác sĩ sẽ thực hiện cấy trụ Implant vào trong xương hàm. Quá trình này đòi hỏi bác sĩ phải có tay nghề cao và được hỗ trợ bởi các thiết bị hiện đại để đảm bảo an toàn và tỉ lệ thành công.
Phục hình răng sứ trên Implant
Một thời gian sau, khi trụ Implant đã tích hợp hoàn chỉnh với các tế bào xương gò má, bác sĩ sẽ tiến hành gắn răng sứ lên trên để hoàn thiện hàm răng mới cho khách hàng.
Xem thêm: Hậu quả và biến chứng nghiêm trọng khi bị mất răng hàm mà ít ai biết?
Sự thành bại của ca phẫu thuật trồng răng phụ thuộc rất lớn vào trình độ chuyên môn của bác sĩ. Bên cạnh đó, cấy Implant xương gò má lại là một phương pháp khó, không phải bác sĩ nha khoa nào cũng có thể tiến hành được.
Như vậy, bài viết trên đã giúp bạn nắm được các thông tin cơ bản và hiểu hơn về kỹ thuật cấy ghép Implant xương gò má.
(*) Phẫu thuật cấy ghép Implant xương gò má là một quá trình phức tạp, những trường hợp cần cấy ghép loại Implant này sẽ được chuyển qua bệnh viện để thực hiện
Bài viết liên quan
- Thời gian thực hiện cấy ghép Implant xương bướm
- Mất răng hàm trên lâu năm: Điều trị với Implant xương bướm
- Cấy ghép Implant xương bướm - Bệnh nhân cần lưu ý gì?
- Tiêu xương hàm trên - Hậu quả và giải pháp
- Implant xương bướm: cân nhắc giải phẫu và vị trí phẫu thuật
- Các bước chuẩn bị trước khi cấy ghép Implant xương bướm
- Sự khác biệt giữa Implant xương bướm và Implant truyền thống
- Tìm hiểu về cấu trúc của xương bướm