Mất răng hàm có sao không? Điều trị thế nào?
Răng hàm hay răng cối là nhóm răng có số lượng nhiều nhất trên khuôn hàm, mọc tại vị trí trong cùng của hàm răng. Đây cũng là các răng to nhất và khỏe nhất, giúp chúng thực hiện tốt các vai trò quan trọng là nhai và nghiền nhỏ thức ăn, hỗ trợ phát âm và duy trì thẩm mỹ gương mặt.
Mất răng hàm là tình trạng thường gặp và có thể xuất phát từ các nguyên nhân như: Tuổi tác cao, không vệ sinh răng miệng thường xuyên, nhai thực phẩm quá cứng, tai nạn, chấn thương, các bệnh lý răng miệng và toàn thân, tật nghiến răng và thói quen hút thuốc,…
Tình trạng mất răng nói chung và mất răng hàm nói riêng có thể được khắc phục bằng nhiều biện pháp khác nhau. Trong đó, trồng răng Implant được đánh giá là biện pháp tối ưu nhất giúp khôi phục răng toàn diện và có thể sử dụng vĩnh viễn.
Vai trò của răng hàm
Răng hàm hay răng cối là nhóm răng có số lượng nhiều nhất trên khuôn hàm, mọc tại vị trí trong cùng của hàm răng. Ở người trưởng thành sẽ có 16 đến 20 chiếc răng hàm, bao gồm các răng từ răng số 4 đến răng số 8 ở cả hàm dưới và hàm trên. Tuy nhiên ở trẻ em thì chỉ có 8 răng hàm sữa phân bố đều trên cả 2 hàm.
Răng hàm cũng là các răng to nhất và khỏe nhất, giúp chúng thực hiện tốt các vai trò quan trọng như:
Nhai và nghiền nhỏ thức ăn
Mặt nhai nhiều kẽ rãnh và diện tích lớn sẽ giúp nghiền nhuyễn thức ăn, kết hợp với lưỡi để trộn đều thức ăn với nước bọt trước khi đưa xuống dạ dày. Điều này sẽ giúp giảm đi gánh nặng đối với dạ dày cũng như các cơ quan tiêu hóa khác.
Nhiệm vụ này thường sẽ do răng số 6 và số 7 đảm nhận, còn răng số 8 (răng khôn) rất ít khi có khả năng ăn nhai. Trong tình huống răng khôn mọc lệch, mọc ngầm, bác sĩ sẽ chỉ định nhổ bỏ hoặc trường hợp không mọc răng khôn, mọc thiếu răng khôn thì khả năng nhai nghiền thức ăn cũng không hề bị ảnh hưởng.
Hỗ trợ phát âm
Ngoài việc tham gia vào hoạt động tiêu hóa thức ăn, các răng hàm còn có nhiệm vụ hỗ trợ phát âm. Việc phát âm là sự kết hợp giữa vòm họng, lưỡi và răng.
Răng cửa sẽ đảm nhận chức năng này nhiều hơn, nhưng cũng không thể phủ nhận chức năng của răng hàm trong hoạt động này, giúp âm phát ra chuẩn xác và rõ ràng hơn. Khi mất răng hàm, trên cung sẽ có các khoảng trống, kẽ hở khiến âm phát ra thiếu chính xác và khó nghe.
Duy trì thẩm mỹ gương mặt
Nhiều người nghĩ rằng răng hàm nằm ở vị trí trong cùng của hàm răng, người khác không nhìn thấy được nên không đảm nhận chức năng thẩm mỹ. Tuy nhiên điều này trên thực tế không hề chính xác bởi những chiếc răng hàm sẽ giúp hai má đầy đặn hơn, góp phần tạo nên nét hài hòa, cân đối và tăng tính thẩm mỹ cho gương mặt.
Những nguyên nhân phổ biến gây mất răng hàm
Mất răng hàm có thể xuất phát từ các nguyên nhân dưới đây:
Tuổi tác cao
Quá trình lão hóa tự nhiên làm cho cấu trúc răng trở nên lỏng lẻo, không được chắc chắn như trước, khiến những người cao tuổi rất dễ bị mất răng.
Do di truyền bẩm sinh
Nguyên nhân di truyền hay bẩm sinh là từ khi sinh ra đã không có răng hoặc thiếu răng ở một vài vị trí trên cung hàm. Tình trạng này cũng có thể diễn ra đối với răng hàm.
Không vệ sinh răng miệng thường xuyên
Lười đánh răng, đánh răng không đúng cách, không dùng chỉ nha khoa, không thay mới bàn cải đều đặn, không cạo vôi răng định kì,… đều có thể gây ra sâu răng, viêm nướu, tăng nguy cơ mất răng.
Nhai thực phẩm quá cứng
Thường xuyên nhai cắn các thực phẩm cứng như đá lạnh, kẹo cứng, hải sản có vỏ cứng,… có thể làm hại men răng và gây nứt vỡ răng.
Nướu và răng “lười vận động”
Bên cạnh việc nhai cắn thực phẩm cứng thì thường xuyên ăn món ăn mềm, lỏng sẽ khiến nướu và răng “lười vận động”, lâu dần làm suy yếu khả năng nhai cắn và cường độ chịu lực của răng.
Tai nạn, chấn thương
Các chấn thương tại vùng mặt có thể gây ảnh hưởng tới xương hàm, dẫn đến gãy rụng răng.
Các bệnh lý răng miệng và toàn thân
Một số chứng bệnh như ung thư khớp cắn, viêm khớp cắn, đái tháo đường khiến cho răng yếu hơn, nguy cơ mất răng là rất cao.
Tật nghiến răng và thói quen hút thuốc
Hút thuốc thường xuyên rất dễ dẫn đến chứng viêm nướu, viêm nha chu và tật nghiến răng sẽ làm men răng mòn đi, răng yếu và dễ gãy rụng.
Giảm tiết nước bọt
Những người sử dụng thuốc lợi niệu, thuốc chống trầm cảm, histamin,… hoặc mắc bệnh lý làm giảm tiết nước bọt sẽ bị khô miệng, mảng bám trên răng không được loại bỏ trong thời gian dài gây ra các bệnh lý răng miệng và tăng nguy cơ hư hại, gãy rụng răng.
Thay đổi hormone trong giai đoạn thai kì ở nữ giới
Mặc dù tình trạng mất răng hàm ở phụ nữ có thai không diễn ra nhiều nhưng sự thay đổi nội tiết tố ở phụ nữ mang thai cũng sẽ làm sức đề kháng của nướu với các vi khuẩn trong khoang miệng giảm đi, từ đó làm tăng nguy cơ mất răng.
Mất răng hàm có sao không?
Tình trạng mất răng gây ra vô vàn tác động tiêu cực đến sức khỏe của mỗi người, một số ảnh hưởng phải kể đến như:
Suy giảm sức nhai
Lực nhai cắn suy giảm do thiếu răng khiến thức ăn không được nghiền nát hiệu quả. Việc này làm cho quá trình hấp thu dưỡng chất từ thực phẩm bị hạn chế, tăng áp lực lên hệ tiêu hóa và khiến chúng ta dễ mắc phải các bệnh lý như viêm đại tràng, đau dạ dày, viêm dạ dày,…
Tiêu xương ổ răng
Phần xương ổ răng tại khu vực răng mất có xu hướng tiêu hõm dần theo thời gian. Tình trạng này gây tác động không hề nhỏ tới cấu trúc hàm mặt, làm người bị mất răng trông già hơn tuổi và cản trở việc điều trị về sau.
Lão hóa mặt
Xương hàm có công dụng nâng được cấu trúc khuôn mặt nên khi xương hàm tiêu biến sẽ làm cho da và cơ mặt chảy xệ, hình thành nhiều nếp nhăn khiến gương mặt già đi, gây mất thẩm mỹ nghiêm trọng.
Xô lệch hàm
Răng hàm mất đi sẽ để lại một khoảng trống trên cung hàm, lâu ngày các răng khác bên cạnh sẽ bị đổ nghiêng về hướng khoảng trống, các răng đối diện có xu hướng chồi dài làm răng bị khấp khểnh, lệch lạc, sai khớp cắn.
Tăng nguy cơ mắc bệnh lý về răng miệng
Mất răng hàm làm cho các răng trên cung hàm lệch lạc, không đều nhau, từ đó việc vệ sinh răng miệng trở nên khó khăn, kém hiệu quả, làm tăng nguy cơ mắc các bệnh lý về răng miệng như viêm nướu, sâu răng, viêm nha chu, áp xe răng,…
Đau đầu, đau khớp thái dương hàm
Mất răng hàm gây sai lệch khớp cắn, tạo áp lực lớn đến quai hàm. Khi thực hiện chức năng ăn nhai có thể khiến khớp thái dương hàm bị đau. Trường hợp nặng có thể đau lên cả đỉnh đầu, liệt cơ hàm, lệch mặt.
Xem thêm: Chi phí trồng răng giả vĩnh viễn bao nhiêu tiền? Chi tiết bảng giá mới nhất 2024
Phục hình răng hàm đã mất bằng phương pháp nào?
Hiện nay, tình trạng mất răng nói chung và mất răng hàm nói riêng có thể được khắc phục bằng nhiều biện pháp khác nhau. Vậy đâu mới là giải pháp tối ưu nhất.
Cầu răng sứ
Làm cầu răng sứ là cách phục hình răng bằng việc mài đi các răng bên cạnh để làm trụ nâng đỡ sau đó sản xuất một cụm bao gồm nhiều mão sứ gắn liền với nhau, mỗi cầu răng sẽ bao gồm ít nhất 3 mão sứ, răng bị mất sẽ nằm ở giữa, và 2 mão răng ở 2 phía sẽ được gắn lên răng trụ.
Trước đây, bắc cầu răng sứ là biện pháp phục hình được xem là tốt nhất, nhưng nó đang dần bị lỗi thời vì những điểm trừ như:
Phải mài răng thật
Với cầu răng sứ, phục hình 1 răng thì phải mài nhỏ 2 răng. Sau khi mài nhỏ, thời gian đầu gắn cầu răng sứ khách hàng sẽ cảm thấy ê buốt, tùy cơ đại mà cảm giác này có thể kéo dài khoảng 1 tuần hoặc hơn, thậm chí có những trường hợp ê buốt kéo dài không thuyên giảm phải lấy tủy răng.
Nguy cơ sâu răng trụ
Khi làm cầu răng, nếu gắn không sát khít, keo gắn tan rã thì răng làm trụ có thể bị sâu. Tình trạng sâu răng này chính là lý do khiến răng làm trụ bị hỏng.
Khó vệ sinh, nguy cơ mắc bệnh lý răng miệng tăng lên
Khoảng trống mất răng được lấp kín bằng răng giả gắn trên sống hàm nhờ 2 răng trụ. Bởi vậy, thức ăn có thể bị nhồi nhét vào vị trí gầm này, rất khó vệ sinh sạch sẽ và gây ra viêm lợi, hôi miệng.
Tiêu xương hàm
Làm cầu răng sứ không ngăn chặn được biến chứng tiêu xương răng, sau thời gian dài xương sẽ bị teo đi, lợi bị tụt gây mất thẩm mỹ hàm răng, gương mặt và thường xuyên giắt thức ăn, tạo cơ hội cho vi khuẩn gây bệnh phát triển.
Nguy cơ gãy răng trụ
Với kỹ thuật phục hình răng bằng cầu răng sứ thì 2 răng thật làm trụ phải thật chắc khỏe. Nếu răng làm trụ yếu thì có thể bị gãy khi thực hiện chức năng ăn nhai.
Trồng răng Implant
Trồng răng Implant là một thành tựu lớn của lĩnh vực nha khoa hiện đại, đã được sử dụng rộng rãi tại nhiều quốc gia phát triển. Răng Implant được cấu tạo từ 3 bộ phận chính là trụ Implant, vít Abutment và thân răng sứ.
Phương pháp này được tiến hành bằng cách cấy ghép trụ Implant vào xương hàm để thế chỗ chân răng cũ. Sau khi chân răng giả tích hợp chắc chắn với các mô xương thì bác sĩ sẽ gắn răng sứ lên trên để hoàn thiện chiếc răng mới với cấu trúc y như răng thật.
Sự ra đời của Implant nha khoa đã khắc phục được gần như toàn bộ khuyết điểm của các biện pháp trồng răng truyền thống với nhiều ưu điểm nổi trội như:
Tương thích hoàn hảo và an toàn với cơ thể
Implant nha khoa được chế tác từ Titanium tinh khiết – chất liệu cấy ghép đã được chứng minh có thể tích hợp với xương hàm và an toàn khi ở trong cơ thể người, giúp chân răng giả ổn định, vững chắc trong xương, dẫn truyền lực tác động, kích thích quá trình tái tạo tế bào xương.
Khả năng ăn nhai hoàn hảo
Với răng Implant, khả năng ăn nhai được khôi phục lại gần như 100%, vẻ đẹp thẩm mỹ tự nhiên, hài hòa.
Không gây đau nhức, bảo tồn răng tự nhiên
Khi tiến hành trồng răng Implant, các răng thật khác sẽ được bảo tồn nguyên vẹn, không bị tác động gì, không cần mài răng như khi làm cầu răng sứ và không làm tăng nguy cơ mất thêm răng.
Phòng tránh tình trạng tiêu xương hàm
Trụ Implant đứng vững chắc trong xương hàm giúp lực nhai phân bố đều và kích thích xương hàm phát triển, ngăn chặn hiện tượng tiêu xương, khách hàng sẽ không sợ bị móm, biến dạng mặt sau khi mất răng.
Vệ sinh dễ dàng
Răng Implant được cố định vững chắc trên cung hàm và có cấu tạo như răng thật nên việc vệ sinh sẽ không khác gì vệ sinh răng thật, ngăn chặn nguy cơ hôi miệng, viêm nướu, viêm nha chu, sâu răng,…
Áp dụng được trong hầu hết các trường hợp mất răng
Nhờ cấu tạo đặc biệt và hiệu quả phục hình tối ưu, trồng răng Implant có thể khôi phục răng mất trong gần như mọi trường hợp. Kể cả trường hợp mất ít răng, mất nhiều răng, mất răng toàn hàm hoặc thậm chí mất răng lâu năm kèm theo tình trạng tiêu xương hàm.
Trồng Implant răng hàm uy tín tại Trung tâm Implant Việt Nam
Nếu bạn đang có dự định trồng răng Implant và mong muốn tìm một trung tâm nha khoa uy tín, chất lượng để thực hiện thì Trung tâm Implant Việt Nam chắc chắn sẽ là một địa chỉ đáng cân nhắc nhờ nhiều ưu thế nổi bật như:
Đảm bảo tiêu chuẩn vô trùng
Trước khi thực hiện cấy Implant, tất cả thiết bị, dụng cụ đều được chuẩn bị đầy đủ và vô trùng tuyệt đối. Đội ngũ các y bác sĩ tham gia phẫu thuật cũng sẽ rửa tay và vô trùng tay sạch sẽ. Đặc biệt, những vật dụng như khẩu trang, găng tay phẫu thuật, dao mổ, ống hút,… chỉ sử dụng 1 lần duy nhất.
Đội ngũ bác sĩ tay nghề cao, tận tâm với khách hàng
Đội ngũ y bác sĩ dày dặn kinh nghiệm, chuyên môn cao giúp loại trừ và hạn chế tối đa nguy cơ biến chứng, rủi ro ngoài ý muốn.
Thông qua kết quả phim chụp, bác sĩ sẽ nhận định chính xác tình trạng của khách hàng, đánh giá chất lượng xương hàm có đủ điều kiện cắm Implant không. Nếu chưa đủ điều kiện, bác sĩ sẽ chỉ định ghép xương với hình thức ghép và loại xương ghép phù hợp.
Sử dụng vật liệu cấy ghép chính hãng
Các vật liệu sử dụng trong cấy ghép răng như trụ Implant, răng sứ, Abutment đều là sản phẩm chính hãng chất lượng cao, giúp đẩy nhanh tốc độ tích hợp xương và phục hồi vết thương.
Máy móc hiện đại
Trung tâm Implant Việt Nam luôn cập nhật những máy móc hiện đại, công nghệ cấy ghép răng tân tiến nhất để giúp quá trình phục hình răng Implant diễn ra nhanh chóng, chính xác, hạn chế sự xuất hiện của rủi ro ngoài ý muốn.
Chính sách ưu đãi hấp dẫn, bảo hành dài lâu
Tại Trung tâm Implant Việt Nam, khách hàng luôn được bảo hành lâu dài sau khi phục hình Implant và nhiều chương trình ưu đãi hấp dẫn khác. Chính sách cấy ghép Implant trả góp lãi suất 0% cũng sẽ giúp khách hàng xua tan nỗi lo về kinh tế.
Bài viết trên đây là một số thông tin chia sẻ về tình trạng mất răng hàm cũng như cách khắc phục hiệu quả nhất. Khi răng hàm mất đi, bạn nên nhanh chóng tới phòng khám nha khoa tốt nhất để điều trị nhằm tránh các biến chứng nguy hiểm và bảo đảm chất lượng cuộc sống.
Để được khám, tư vấn miễn phí về tình trạng răng cũng như biện pháp điều trị phù hợp, bạn hãy liên hệ ngay với Trung tâm Implant Việt Nam nhé.
Bài viết liên quan
- Cấy ghép xương để cắm Implant có mắc không?
- Ghép xương hàm nên ăn gì và kiêng ăn gì?
- Những cảm giác sau khi trồng răng implant
- Cảnh báo tình trạng mất răng làm trồi răng đối diện
- Bệnh máu không đông có trồng răng Implant được không?
- Dự phòng và điều trị biến chứng khi trồng răng Implant
- Công nghệ Guided Biofilm Therapy
- Mất răng số 6 hàm dưới có sao không?