Cấy ghép xương để cắm Implant có mắc không?
Cấy ghép xương để cắm Implant có mắc không? Số lượng xương cần cấy ghép, tay nghề Bác sĩ, công nghệ áp dụng, vật liệu xương được sử dụng… là những yếu tố quyết định chi phí ghép xương. Nhìn chung, chi phí ghép xương khá cao nhưng bạn có thể hạn chế chi phí điều trị bằng cách trồng răng Implant sớm để ngăn ngừa hiện tượng tiêu xương.
Mục đích của kỹ thuật cấy ghép xương trong trồng răng Implant
Trước khi giải đáp “cấy ghép xương để cắm Implant có mắc không?”, Trung tâm Implant Việt Nam sẽ trình bày cho bạn mục đích và trường hợp cần ghép xương khi trồng răng Implant.
Trồng răng Implant là kỹ thuật điều trị mất răng hiện đại nhất hiện nay. Phương pháp này được thực hiện bằng cách cấy một trụ Implant vào bên trong xương hàm của bệnh nhân, sau đó phục hình răng sứ trên Implant để tạo thành một chiếc răng giả có cấu tạo và chức năng tương tự như răng thật.
Vì trụ Implant sẽ được cắm vào xương hàm giống như một chân răng thực thụ, nên chất lượng của xương hàm ảnh hưởng lớn đến kết quả trồng răng Implant. Bác sĩ có thể quan sát số lượng và chất lượng xương hàm thông qua phim chụp CT Cone Beam 3D, từ đó đánh giá được xương hàm có đủ tiêu chuẩn cho phép cấy trụ Implant hay không.
Truong trường hợp xương hàm bị tiêu, thiếu hụt về số lượng và mật độ thì sẽ không thể nâng đỡ trụ Implant. Nếu muốn trụ Implant ổn định chắc chắn trong xương hàm thì phải thực hiện ghép xương để bổ sung lượng xương còn thiếu.
Như vậy, cấy ghép xương trong trồng răng Implant được áp dụng với những bệnh nhân bị tiêu xương do mất răng, do viêm nha chu… nhằm mục đích tăng thể tích và mật độ xương để tạo điều kiện cho việc cấy trụ Implant, nâng đỡ trụ Implant, tăng hiệu quả ăn nhai, thẩm mỹ và kéo dài tuổi thọ của răng.
Hiện nay, có 4 phương pháp cấy ghép xương bao gồm: ghép xương tự thân, ghép xương đồng chủng, ghép xương dị chủng và ghép xương tổng hợp (ghép xương nhân tạo). Trong đó ghép xương nhân tạo là kỹ thuật ghép xương phổ biến nhất!
Cấy ghép xương để cắm Implant có mắc không?
Chi phí cấy ghép xương là một trong những điều băn khoăn của bệnh nhân khi trồng răng Implant. Liệu cấy ghép xương để cắm Implant có mắc không?
Trên thực tế, chi phí ghép xương sẽ phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác nhau như chất lượng địa chỉ thực hiện, tay nghề của Bác sĩ, số lượng xương cần ghép, loại vật liệu ghép xương…
Nhìn chung, chi phí ghép xương khá cao vì đây là một kỹ thuật phức tạp, cần được thực hiện bởi chuyên gia có trình độ chuyên môn sâu rộng và kinh nghiệm lâm sàng dày dặn và ứng dụng công nghệ kỹ thuật hiện đại để đạt kết quả tốt và đảm bảo an toàn cho bệnh nhân.
Theo tham khảo bảng giá của các nha khoa trồng răng Implant tốt tại TP.HCM, thì giá ghép xương đang rơi vào mức khoảng 5 triệu/ 1 răng và 50-100 triệu cho ghép xương toàn hàm. Mức giá này có thể dao động và thay đổi theo thời gian.
Để biết chính xác chi phí ghép xương của bản thân, bạn nên thăm khám và nhận báo giá trực tiếp từ Bác sĩ. Dưới đây là bảng giá ghép xương và trồng răng Implant tại trung tâm Implant Việt Nam:
Làm thế nào để giảm bớt chi phí ghép xương trong trồng răng Implant?
Như đã chia sẻ, không phải trường hợp trồng răng Implant cũng cần thực hiện ghép xương mà Bác sĩ chỉ chỉ định ghép xương đối với những bệnh nhân có tình trạng tiêu xương phức tạp, xương hàm không đủ tiêu chuẩn để cắm Implant.
Do đó, chúng ta có thể giảm thiểu tối đa chi phí ghép xương và trồng răng Implant nếu áp dụng các biện pháp dưới đây:
1. Nhanh chóng trồng răng Implant ngay khi mất răng
Những bệnh nhân cần ghép xương thường là bệnh nhân bị mất răng lâu năm dẫn đến tiêu xương trầm trọng. Nguyên do có thể là bệnh nhân chủ quan, sợ đau, sợ phẫu thuật, đeo răng giả tháo lắp, làm cầu răng sứ hoặc chưa nhận thức được những tác hại do mất răng…
Để không phải ghép xương thì bệnh nhân cần tránh tiêu xương, bằng cách thực hiện trồng răng Implant ngay sau khi bị mất răng hoặc bị viêm nha chu nặng. Trồng răng Implant sớm không chỉ giúp tiết kiệm tối đa chi phí mà còn mang lại hiệu quả tối đa, hạn chế xâm lấn và nâng cao tỷ lệ thành công của ca điều trị.
2. Khám răng định kỳ
Khám răng định kỳ là tiền đề để có một sức khỏe răng miệng tốt. Trong các lần hẹn khám nha khoa, Bác sĩ có thể vệ sinh và loại bỏ vôi răng, tiêu diệt vi khuẩn gây hại cho răng miệng, đồng thời phát hiện kịp thời nếu có những bất thường ở răng, từ đó đưa ra giải pháp điều trị hiệu quả.
Nếu thực hiện thăm khám nha khoa định kỳ ít nhất 2 lần/ năm, bạn sẽ hạn chế tối đa nguy cơ bị bệnh lý răng miệng và tình trạng mất răng rất hiếm xảy ra.
3. Chăm sóc và vệ sinh răng miệng tốt
Việc chăm sóc và vệ sinh răng miệng hàng ngày cũng cực kỳ quan trọng trong việc bảo vệ răng miệng trước các bệnh lý và nguy cơ mất răng.
Bạn có thể giữ gìn sức khỏe răng miệng tốt bằng cách đánh răng đều đặn đúng chuẩn nha khoa, sử dụng bàn chải đánh răng và kem đánh răng phù hợp. Tập thói quen dùng chỉ nha khoa và nước súc miệng, chải lưỡi để tiêu diệt vi khuẩn trong khoang miệng.
Bên cạnh đó, cần xây dựng chế độ ăn uống và thói quen sinh hoạt khoa học. Nên tăng cường bổ sung các thực phẩm tốt cho răng như thực phẩm giàu canxi, photpho, kẽm, vitamin… Hạn chế tối đa các thực phẩm giàu đường và tinh bột, thực phẩm dai cứng, dễ bám dính, đồ uống có cồn, nước ngọt có ga, thuốc lá và chất kích thích.
Ghép xương và trồng răng Implant là những kỹ thuật nha khoa phức tạp, do đó bệnh nhân cần thực hiện tại địa chỉ uy tín để đảm bảo an toàn và hiệu quả. Hi vọng sau khi đọc bài viết này của trung tâm Implant Việt Nam, bạn sẽ không còn lo lắng “cấy ghép xương để cắm Implant có mắc không?” và sẽ có những biện pháp để bảo vệ răng miệng tốt hơn, tiết kiệm chi phí ghép xương.
Bài viết liên quan
- Sử dụng Implant ở vùng xương bướm trong điều trị phục hình
- Hạn chế ghép xương với kỹ thuật Implant xương bướm
- Những điều cần biết về Implant xương bướm
- Những thách thức khi cấy ghép Implant xương bướm
- Ưu điểm của cấy ghép Implant xương bướm
- Tỷ lệ thành công của cấy ghép Implant xương bướm
- Làm thế nào để cấy ghép Implant xương bướm?
- Sự khác biệt giữa Implant xương bướm và Implant xương gò má