Đặc điểm chân răng thật và chân răng nhân tạo Implant
Chân răng thật và chân răng nhân tạo Implant có nhiều điểm tương đồng. Implant nha khoa có thiết kế thông minh và được sản xuất bằng công nghệ hiện đại, mô phỏng hoàn hảo cấu trúc răng thật, có khả năng tích hợp xương, khôi phục hiệu quả tính thẩm mỹ và cả chức năng ăn nhai, ngăn chặn biến chứng tiêu xương hàm và các bệnh lý về đường tiêu hóa,…
Chân răng thật và chân răng nhân tạo Implant
Trồng răng Implant được xem như “vị cứu tinh” đối với những người bị mất răng nhờ khả năng phục hình toàn diện cả thân răng và chân răng.
Một chiếc răng Implant khi hoàn thiện sẽ bao gồm 3 bộ phận:
- Trụ Implant: Đóng vai trò làm chân răng, chế tác từ Titanium và được cấy trực tiếp vào trong xương hàm.
- Mão răng sứ: Là bộ phận khôi phục thân răng. Mão sứ này được thiết kế dựa theo dấu răng thật của khách hàng. Sau khi hoàn thiện sẽ có màu sắc, hình dáng, kích cỡ tương tự như răng tự nhiên.
- Khớp nối abutment: Là bộ phận kết nối mão sứ và trụ chân răng.
Phần chân răng nhân tạo titanium được làm từ chất liệu Titanium lành tính, được xử lý bề mặt bằng công nghệ hiện đại nên có độ nhám tương tự như chân răng thật, giúp tăng hiệu quả tích hợp và độ ổn định khi ở trong xương hàm.
Răng Implant tái tạo hoàn hảo các chức năng của răng thật
Cấy ghép Implant là phương pháp phục hình tối ưu nhờ khả năng khôi phục hoàn hảo răng đã mất mà chưa có kỹ thuật nào khác làm được cho đến hiện tại.
Khôi phục thẩm mỹ
Răng Implant có cấu tạo thân răng bằng sứ có màu sắc, kích cỡ và hình dáng giống như răng tự nhiên.
Bên cạnh đó, răng Implant còn có phần chân răng giả được chế tác từ Titanium. Đây là điểm khác biệt giữa kỹ thuật này với các biện pháp phục hình khác. Những kỹ thuật phục hình trước đây như cầu răng sứ, răng giả tháo lắp không thể khôi phục chân răng nên sẽ không thể phòng tránh tình trạng tiêu xương hàm, biến dạng khuôn mặt. Còn với Implant nha khoa, biến chứng tiêu xương, tụt lợi, lão hóa sớm sẽ được ngăn chặn hiệu quả.
Khôi phục khả năng ăn nhai
Nhờ có phần chân răng nhân tạo Implant nên răng sau khi phục hình vô cùng ổn định và chắc chắn nên có thể đem lại đem lại khả năng ăn nhai tốt không thua gì răng thật. Bạn có thể thoải mái ăn các món ăn yêu thích mà không cần kiêng khem nhiều.
Lực nhai nghiền tạo ra từ răng Implant rất tốt nên việc nghiền nát thức ăn sẽ vô cùng dễ dàng và hiệu quả, từ đó việc tiêu hóa cũng tốt hơn, phòng tránh các bệnh lý về tiêu hóa.
Độ bền chắc lâu dài
Nếu quá trình cấy ghép răng được thực hiện đúng kỹ thuật và khách hàng tuân thủ hướng dẫn chăm sóc hậu phẫu của bác sĩ thì răng Implant có thể tồn tại từ 40 đến 50 năm hoặc lâu hơn.
An toàn và lành tính
Chân răng nhân tạo Implant được làm từ vật liệu Titanium tinh khiết và phần thân răng sứ bên trên làm từ sứ nên hoàn toàn lành tính và an toàn khi ở trong miệng, ngăn chặn được tình trạng vật liệu gây kích ứng, dẫn đến sưng viêm nướu răng.
Khi trồng răng Implant cũng không cần mài nhỏ các răng bên cạnh bên cạnh, không xâm lấn cấu trúc răng thật, phòng tránh nguy cơ mất thêm răng.
Xem thêm: Trồng răng Implant dùng được bao lâu?
Những trường hợp nên cấy chân răng nhân tạo Implant
Thông thường, kỹ thuật cấy ghép Implant có thể áp dụng cho gần như tất cả các tình huống mất răng, kể cả là mất 1 răng, nhiều răng hay cả hàm răng thì việc trồng răng cũng không bị hạn chế.
Tuy nhiên, với trường hợp phụ nữ có thai và trẻ dưới 18 tuổi thì nên đợi đến thời điểm thích hợp rồi mới thực hiện để đảm bảo an toàn.
Còn đối với những khách hàng có tiền sử bệnh tim, đái tháo đường,… nếu muốn thực hiện cấy ghép răng thì cần thông báo rõ ràng với bác sĩ để có phương án điều trị riêng, đem lại hiệu quả cao và đảm bảo an toàn.
Trên đây là các chia sẻ liên quan đến chân răng thật và chân răng nhân tạo Implant giúp bạn hiểu hơn về phương pháp phục hình răng hiện đại này và có thêm lựa chọn trong quá trình phục hình răng. Nếu còn bất cứ băn khoăn nào, bạn hãy liên hệ với nha khoa Nhân Tâm - Trung tâm Implant Việt Nam để được tư vấn miễn phí nhé.
Bài viết liên quan
- Thời gian thực hiện cấy ghép Implant xương bướm
- Mất răng hàm trên lâu năm: Điều trị với Implant xương bướm
- Cấy ghép Implant xương bướm - Bệnh nhân cần lưu ý gì?
- Tiêu xương hàm trên - Hậu quả và giải pháp
- Implant xương bướm: cân nhắc giải phẫu và vị trí phẫu thuật
- Các bước chuẩn bị trước khi cấy ghép Implant xương bướm
- Sự khác biệt giữa Implant xương bướm và Implant truyền thống
- Tìm hiểu về cấu trúc của xương bướm