Logo nha khoa Nhân Tâm

807 Đường 3/2

Phường 7, Quận 10, TP.HCM

1900 56 5678

Hotline

8:00 - 20:30

THỨ HAI ->BẢY

[Chia sẻ] Cách giảm đau nhức răng cực kỳ hiệu quả


Đau răng là một triệu chứng phổ biến của nhiều bệnh lý và vấn đề về sức khỏe răng miệng, bạn sẽ cảm thấy đau buốt xung quanh bề mặt răng cùng các lợi hay đau sâu bên trong răng. Đau răng ảnh hưởng rất nhiều đến sức khỏe cũng như cuộc sống thường nhật, cơn đau kéo dài khiến bạn không thể ăn uống, thậm chí là mất ngủ. Bạn có thể áp dụng cách giảm đau nhức răng tại nhà dưới đây để làm giảm khó chịu tạm thời.
[Chia sẻ] Cách giảm đau nhức răng cực kỳ hiệu quả
Khi bị đau răng, bạn nên tìm đến bác sĩ tại nha khoa càng sớm càng tốt. Tuy nhiên, nếu bạn chưa hẹn được lịch ngay hay chưa tìm được thuốc giảm đau răng cấp tốc, hãy thử một số cách trị đau nhức răng tại nhà hiệu quả mà chúng tôi đã liệt kê ở bài viết này để tạm thời thoát khỏi tình trạng khó chịu này nhé.

Một số nguyên nhân gây đau nhức răng

Để có thể làm giảm đau nhức răng, ta cần tìm hiểu các nguyên nhân dẫn đến đau răng. Cơn đau răng có khả năng xuất hiện dưới các hình thức như đau âm ỉ, ê buốt răng hay đau dữ dội. Đồng thời, nó cũng có thể tự phát sinh hay xảy ra do bị các yếu tố bên ngoài kích thích.

Sâu răng

Sâu răng có lẽ là nguyên nhân đau nhức răng phổ biến nhất. Tình trạng sâu răng ăn sâu vào lớp men rồi tiến đến ngà răng khiến cho bạn khó chịu vô cùng. Sâu răng tiếp cận đến buồng tủy răng sẽ càng làm cho răng của bạn đau nhức hơn do số lượng thương tổn của răng đã tăng thêm. Lúc này, lớp cấu trúc bên ngoài của răng đã bị phá hủy hoàn toàn nên không đủ khả năng đảm đương trọng trách cách nhiệt và bảo vệ cho tủy.

Viêm tủy

Viêm tủy răng gây ra tình trạng đau nhức răng<
Viêm tủy răng gây ra tình trạng đau nhức răng<

Nguyên nhân chính gây ra viêm tủy là do vi khuẩn xâm nhập vào bên trong tủy răng, làm cho tủy sưng lên. Ở giai đoạn đầu của viêm tủy răng, răng bạn chỉ cảm thấy hơi nhạy cảm khi dùng đồ ăn quá nóng hay quá lạnh. Nhưng lâu dần, cơn đau sẽ càng trở nên tệ hơn kèm theo nguy cơ bị mất răng vĩnh viễn.

Bệnh về nướu

Bệnh nướu răng vô cùng nguy hiểm bởi tình trạng này thường diễn ra rất nhanh. Trong trường hợp xấu nhất, bệnh này sẽ dẫn đến hiện tượng nhiễm trùng răng và cần phải thực hiện nhổ răng.

Áp xe răng

Một nguyên nhân đau nhức răng khác là bệnh lý áp xe răng. Nhiễm trùng phát sinh từ bên trong răng rồi lan dần đến chân răng cũng như những vùng xung quanh. Biến chứng của tình trạng này gồm có mất răng, viêm xương, viêm tủy, viêm hạch, tiêu xương hàm…

Mọc răng khôn

Mọc răng khôn dễ gây sâu răng dẫn đến đau nhức răng
Mọc răng khôn dễ gây sâu răng dẫn đến đau nhức răng

Răng hàm thứ ba hay còn gọi là răng khôn là chiếc răng vĩnh viễn mọc cuối cùng ở vị trí số 8 trên hàm. Thông thường, vị trí không gian để răng khôn mọc dường như rất hẹp hay thậm chí là không có. Điều này dẫn đến hệ quả răng khôn mắc kẹt giữa xương hàm và nướu.

Mặt khác, do vị trí của răng nằm sau bên trong hàm, khó tiếp cận nên rất nhiều người không thể vệ sinh răng khôn được, dẫn đến tình trạng đau nhức răng ở khu vực này. Những vấn đề phổ biến khi mọc răng khôn có thể xảy ra gồm:

  • Đau răng hàm
  • Nhiễm trùng nướu
  • Sâu răng
  • Viêm xoang

Phần chân răng ở hàm trên tương đối gần với các hốc xoang hàm trên. Do đó, viêm xoang có khả năng sẽ làm ảnh hưởng đến răng hàm trên, khiến chúng trở nên nhạy cảm, gây ê buốt răng hay đau nhức răng.

Đăng ký tư vấn miễn phí

Một số nguyên nhân hiếm gặp khác

Quy trình điều trị răng

Sau khi trám hay bọc sứ, răng sẽ trở nhạy cảm hơn bình thường. Đặc biệt, mức độ nhạy cảm sẽ tăng cao nếu nguyên nhân điều trị răng của bạn bắt nguồn từ các lỗ sâu răng. Do đó, dù điều trị các vấn đề về răng miệng là cần thiết, nhưng đôi khi quy trình thực hiện có thể gây kích thích dây thần kinh, là nguyên nhân đau nhức răng phát sinh. Mặc dù vậy, theo thời gian, nếu sức khỏe răng được hồi phục tốt, tình trạng trên sẽ thuyên giảm đáng kể.

Nghiến răng

Nghiến răng làm cho răng trở nên nhạy cảm
Nghiến răng làm cho răng trở nên nhạy cảm

Người hay có thói quen nghiến răng thường thực hiện trong vô thức vào ban đêm khi đang ngủ say. Thói quen xấu đó có khả năng kích thích các dây thần kinh, khiến cho răng trở nên nhạy cảm.

Gãy răng

Tình trạng gãy răng có nguy cơ làm lộ ra lớp ngà răng nhạy cảm hay thậm chí là cả tủy và các dây thần kinh. Trong một số trường hợp, bạn có thể không nhận ra răng đã bị gãy, cho dù vết gãy có thể đã lấn sâu vào bên trong răng. Tình trạng này có nguy cơ làm đau răng mỗi khi bạn cắn hay nhai thức ăn.

Chân răng bị lộ

Khi xương và nướu không còn che phủ phần chân răng, sẽ khiến chân răng bị lộ, có thể trở nên rất nhạy cảm với các kích thích như đánh răng hay nhiệt độ khoang miệng thay đổi.

Triệu chứng đau nhức răng

  • Cảm giác đau răng có thể là đau chói, đau âm ỉ, đau liên tục hay đau đột ngột. Ở một vài người, răng chỉ bị đau khi cắn hay nhai thức ăn.
  • Chảy máu ở răng hoặc nướu.
  • Sưng quanh răng.
  • Nhói liên tục trong răng.
  • Sốt hoặc đau đầu.
  • Có vị lạ từ răng hoặc nướu.
  • Hôi miệng.

Nếu bạn có cảm giác khó thở, khó nuốt đi kèm với hiện tượng đau nhức răng, hãy đến bác sĩ ngay lập tức!

Các cách giảm đau nhức răng hiệu quả

Khi bị đau răng do bệnh lý, bạn nên sắp xếp thời gian đến bác sĩ để được thăm khám, xác định nguyên nhân gây ra đau nhức răng và điều trị. Nếu chưa thể đi khám ở nha khoa được, bạn có thể áp dụng một số cách sau đây để giảm đau nhức răng nhanh chóng, giúp bạn thấy dễ chịu hơn trong thời gian chờ điều trị.

Chườm lạnh

Chườm lạnh giúp thuyên giảm cơn đau răng
Chườm lạnh giúp thuyên giảm cơn đau răng

Nhiệt độ thấp từ việc chườm lạnh tác dụng lên các vùng răng bị đau nhức có tác dụng hạn chế lưu lượng máu dồn vào răng. Ngoài ra, nó cũng làm tê liệt các dây thần kinh xung quanh răng. Do đó, với nhiều tình trạng đau nói chung và đau răng nói riêng, giải pháp chườm lạnh thường được áp dụng để giảm đau nhức tức thì.

Tuy nhiên, bạn cần lưu ý chườm lạnh đúng cách để tránh làm tổn thương răng lợi như sau:

  • Chuẩn bị túi chườm đá hoặc nước lạnh, nếu không có túi chườm bạn có thể sử dụng khăn bông sạch thay thế.
  • Đặt túi chườm hay khăn bông lên vùng má gần khu vực bị đau răng.

Khả năng giảm đau nhức răng khi chườm lạnh có thể giảm dần khi kết thúc, tuy nhiên, bạn không nên lạm dụng cách này quá nhiều vì nó có thể ảnh hưởng đến răng và dây thần kinh liên quan.

Súc miệng nước muối

Súc miệng bằng nước muối là phương pháp vệ sinh răng miệng đơn giản nhưng lại hiệu quả được nhiều người áp dụng, vừa có tác dụng loại bỏ vi khuẩn mà còn đẩy lùi viêm nhiễm trong khoang miệng. Do đó, nếu bị đau răng do bệnh lý viêm lợi, viêm nướu,… Bạn có thể súc miệng với nước muối nhiều lần trong ngày.

Kể cả sau khi cơn đau răng đã được khắc phục, bạn vẫn nên duy trì súc miệng nước muối hàng ngày để vệ sinh sạch khoang miệng, ngăn ngừa cơn đau răng tái phát.

Bạn có thể tự mình pha dung dịch nước muối loãng hay mua sẵn nước muối sinh lý có bán tại các hiệu thuốc, ngậm súc họng miệng đều đặn 2 đến 3 lần mỗi ngày.

Sử dụng tinh dầu cỏ xạ hương

Tinh dầu cỏ xạ hương có tác dụng giảm đau răng
Tinh dầu cỏ xạ hương có tác dụng giảm đau răng

Việc sử dụng tinh dầu trong việc chữa bệnh nói chung, giảm đau nhức nói riêng đã không còn quá xa lạ do trong các loại tinh dầu chứa nhiều chất kháng khuẩn, giúp làm sạch, giảm viêm nhiễm nên giảm đau rất tốt. Trong đó, tinh dầu cỏ xạ hương được rất nhiều chuyên gia khuyên dùng trong điều trị các bệnh viêm nhiễm trong khoang miệng. Lượng thymol dồi dào trong tinh dầu đem lại khả năng kháng nấm, sát trùng, giảm viêm vô cùng cao.

Để trị đau nhức răng hiệu quả tại nhà, bạn hãy nhỏ một giọt tinh dầu cỏ xạ hương vào ly nước ấm, dùng hỗn hợp đó để súc miệng. Ngoài ra, bạn còn có thể nhỏ trực tiếp vào bông gòn, sau đó đặt lên vùng răng lợi đang bị đau để tinh dầu thấm trực tiếp vào. Sau một vài phút, bạn sẽ cảm thấy dễ chịu hơn khi cơn đau nhức răng đã được đẩy lùi phần nào.

Trị đau răng với tỏi

Chất Allicin là thành phần tốt trong củ tỏi - một loại nguyên liệu quen thuộc, có hoạt tính kháng khuẩn vô cùng mạnh. Vì thế, dân gian truyền miệng bài thuốc sử dụng tỏi để làm giảm đau nhức răng, giảm viêm sưng.

Cách áp dụng phương pháp này như sau: nghiền nát tỏi tươi rồi đem trộn với nước và muối hạt. Sau đó, bạn đắp hỗn hợp này lên vùng răng bị đau. Lưu ý, không nên sử dụng tỏi tươi trực tiếp mà phải trộn với nước để làm giảm nồng độ có thể gây bỏng niêm mạc miệng.

Trong nhiều trường hợp bị đau răng, các phương pháp giảm đau nhức răng tại nhà trên được khuyến khích kết hợp chung với điều trị bằng thuốc hay can thiệp để giảm đau và tăng tốc độ hồi phục. Nếu cơn đau không có dấu hiệu thuyên giảm, có thể bạn phải sử dụng thuốc giảm đau theo liều uống được bác sĩ kê dùng.

Xem thêm: Răng toàn sứ và những ưu nhược điểm có thể bạn chưa biết?

Biện pháp phòng ngừa đau nhức răng

Có thể thấy, cơn đau răng thường rất nghiêm trọng, ảnh hưởng rất nhiều đến sức khỏe và sinh hoạt của bạn nếu không được điều trị sớm. Sau khi điều trị, bạn cần có biện pháp chăm sóc, duy trì sức khỏe răng miệng để tránh cơn đau tái phát trở lại.

Quá trình chăm sóc sức khỏe răng miệng của bạn có đang thực hiện đúng cách không? Hãy cùng kiểm tra và áp dụng các bước chăm sóc hiệu quả sau đây:

  • Đánh răng bằng kem đánh răng có chứa Fluor ít nhất 2 lần mỗi ngày, mỗi lần đánh khoảng 2 phút.
  • Kết hợp sử dụng chỉ nha khoa để vệ sinh sạch sẽ kẽ răng, loại bỏ thức ăn thừa ít nhất một lần trong ngày, súc miệng sát khuẩn để tránh vi khuẩn trong khoang miệng phát triển.
  • Hạn chế sử dụng thực phẩm, thức uống có chứa nhiều đường.
  • Bỏ hút thuốc lá.
  • Khám răng định kỳ mỗi 6 tháng 1 lần để lấy cao răng, kiểm tra vấn đề sức khỏe về răng miệng sớm và điều trị.

Một số trường hợp nên đến nha khoa sớm

Bạn nên đến nha khoa càng sớm càng tốt, nếu gặp phải các trường hợp sau:

  • Đau nhức răng kéo dài hơn một hay hai ngày.
  • Tình trạng cơn đau ngày càng nghiêm trọng.
  • Bị sốt, đau tai hay đau khi há miệng.
  • Sưng ở miệng hay mặt.

Liên hệ

Trên đây là chia sẻ về cách làm giảm đau nhức răng đơn giản tại nhà. Tuy nhiên, bạn không nên quá lạm dụng các cách giảm đau răng tại nhà, mà nên đến cơ sở nha khoa để điều trị tận gốc. Nếu cần tư vấn hoặc đặt lịch khám răng, điều trị đau răng, hãy liên hệ với Nha khoa Nhân Tâm - Trung tâm Implant Việt Nam nhé.


Bài viết liên quan