Viêm xoang hàm do răng: Nguyên nhân và cách điều trị
Viêm xoang hàm do răng là hiện tượng nhiễm trùng ở cuống răng dẫn đến viêm niêm mạc tại xoang hàm. Bệnh lý này có thể đến từ tình trạng nhiễm trùng, viêm sưng tại răng hoặc sự can thiệp từ một số thủ thuật như phục hình răng, cấy ghép răng, khoan răng hoặc tai biến sau nhổ răng,…
Các triệu chứng của bệnh lý này sẽ xuất hiện ở cả răng và mũi như: Đau nhức răng, răng bị nứt vỡ hoặc lung lay, đau nhức mũi, nghẹt mũi, mũi chảy mủ, đi khi còn ngửi thấy mùi hôi thối khó chịu trong mũi.
Khi nghi ngờ bản thân mắc phải chứng bệnh này, bạn cần nhanh chóng đi khám bác sĩ để được chẩn đoán và chữa kịp thời, ngăn chặn các biến chứng nguy hiểm. Một số biện pháp điều trị thường được chỉ định bao gồm: Sử dụng thuốc, phẫu thuật nội soi mũi xoang, lấp kín lỗ rõ răng miệng, nhổ bỏ răng hoặc các biện pháp điều trị bảo tồn khác.
Nguyên nhân gây viêm xoang hàm do răng
Viêm xoang hàm do răng là hiện tượng nhiễm trùng ở cuống răng dẫn đến viêm niêm mạc tại xoang hàm. Trong các bệnh lý liên quan đến viêm xoang hàm thì tỉ lệ mắc viêm xoang hàm do răng ở mức tương đối cao, có thể lên đến 10 – 12%.
Khi các phương pháp nhổ răng, phục hình răng, cấy ghép răng,… ngày càng được áp dụng rộng rãi thì tỉ lệ mắc bệnh lý này cũng có chiều hướng gia tăng. Bệnh thường xảy ra ở người từ 40 đến 60 tuổi, trong đó tỉ lệ mắc bệnh ở nam cao hơn ở nữ.
Những chiếc răng ở hàm trên, đặc biệt là răng số 8 và răng số 4 có mối liên hệ mật thiết với xoang hàm. Chính vì thế, vi khuẩn gây hại có thể từ huyệt ổ răng và răng xâm nhập và tấn công vào xoang hàm, dẫn đến hiện tượng viêm nhiễm.
Một số nguyên nhân chủ yếu gây nên bệnh lý này bao gồm:
- Hiện tượng nhiễm trùng, viêm từ răng miệng như sâu răng, áp xe răng, viêm tấy, u hạt quanh chân răng hoặc nhiễm khuẩn xung quanh cuống răng,…
- Do các khối u nang tại chân răng và hiện tượng vỡ mủ vào xoang.
- Do sự can thiệp từ một số thủ thuật như phục hình răng, cấy ghép răng, khoan răng hoặc tai biến sau nhổ răng,… Các thủ thuật này có thể làm xuất hiện lỗ dò thông từ răng tới xoang hàm, làm nguy cơ viêm nhiễm tăng cao.
Biểu hiện của viêm xoang hàm
Khi gặp phải các triệu chứng dưới đây, rất có thể bạn đã mắc phải viêm xoang hàm do răng:
- Đau nhức răng, răng bị nứt vỡ hoặc lung lay
- Có một số triệu chứng mũi xoang và thường xuất hiện tại một bên mũi, điển hình là hiện tượng đau nhức mũi, nghẹt mũi, mũi chảy mủ, đi khi còn ngửi thấy mùi hôi thối khó chịu trong mũi.
Khi nhận thấy bản thân có các triệu chứng nêu trên, nhất là đối với những người đã từng can thiệp điều trị răng miệng hoặc đã mắc phải các thương tổn răng hàm trên thì nên đi khám sớm tại chuyên khoa Răng Hàm Mặt và Tai Mũi Họng để được các bác sĩ chẩn đoán bệnh và chữa trị kịp thời.
Viêm xoang hàm có nguy hiểm không?
Bạn không được chủ quan khi phát hiện các triệu chứng của bệnh viêm xoang hàm do răng, bởi sự chậm trễ trong việc chữa trị có thể khiến bạn phải đối mặt với nhiều biến chứng nguy hiểm như:
- Viêm sưng hoặc áp xe tại hốc mắt: Hốc mắt nằm ngay cạnh xoang hàm nên khi có bất thường xảy ra tại xoang hàm thì thị giác cũng có thể bị ảnh hưởng nghiêm trọng. Tác nhân gây hại có thể nhanh chóng di chuyển từ xoang hàm tới hốc mắt thông qua các mạch máu và gây ra hiện tượng viêm, sưng tấy, viêm dây thần kinh thị giác, áp xe hốc mắt, áp xe mí mắt và túi lệ.
- Ảnh hưởng tới xương: Viêm xoang hàm do bất kì nguyên nhân nào đều gây ra các tác động nhất định tới hoạt động lưu thông máu quanh xoang hàm, khiến người mắc nhức, mỏi và đau tại khu vực xương hốc mắt, dần dần lan rộng đến xương trán, thái dương và cả đỉnh đầu.
- Ảnh hưởng tới hoạt động của cơ quan hô hấp: Nếu không phát hiện và điều trị kịp thời, viêm xoang hàm do răng có thể khiến các cơ quan hô hấp gặp phải biến chứng như viêm thanh quản, viêm họng mạn tính, viêm tai giữa, viêm đường hô hấp dưới,…
- Đáng lo ngại nhất là khi tình trạng viêm nhiễm tại xoang hàm lây lan đến hộp sọ gây ra các biến chứng phức tạp như viêm màng não, áp xe màng não, viêm não, viêm tắc tĩnh mạch xương. Đây là các biến chứng ít gặp nhưng lại cực kì nguy hiểm.
Vì có thể kéo theo những ảnh hưởng nghiêm trọng với sức khỏe nên bạn không được chủ quan mà cần tới gặp bác sĩ ngay để chẩn đoán, xác định tình trạng bệnh và tiến hành chữa trị phù hợp, kịp thời.
Xem thêm: Đau răng nên ăn gì để không bị đau nhức? Top 5 lưu ý gúp bạn giảm đau nhanh ngay tại nhà
Điều trị viêm xoang hàm thế nào?
Để đảm bảo độ chính xác, việc chẩn đoán và điều trị bệnh viêm xoang hàm do răng cần có sự phối hợp giữa 2 chuyên khoa là Răng Hàm Mặt và Tai Mũi Họng. Quy trình thăm khám thường sẽ trải qua các bước sau:
- Khai thác các thông tin về sức khỏe khách hàng, đặc biệt là việc khách hàng đã từng áp dụng các thủ thuật tại khu vực răng hàm trên chưa, cùng với đó là kiểm tra các biểu hiện lâm sàng của khách hàng.
- Nội soi vùng mũi xoang: Kỹ thuật này sẽ giúp bác sĩ phát hiện tình trạng phù nề niêm mạc, viêm mủ hay niêm mạc có xuất hiện polyp hay không.
- Kiểm tra tình trạng răng miệng: Đây là bước thăm khám không thể bỏ qua nhằm phát hiện và đánh giá các thương tổn gặp phải tại khu vực răng hàm trên cũng như các thương tổn quanh răng tương ứng với xoang hàm như sưng đau răng có mủ, răng sâu vỡ, lung lay, tình trạng bọc răng hoặc trám răng,…
- Tiến hành một số phương pháp chẩn đoán hình ảnh: Thông dụng nhất là chụp Cone Beam CT, chụp cắt lớp vi tính mũi xoang,… nhằm mục đích đánh giá đặc điểm sinh lý xoang hàm cũng như tình trạng răng miệng liên quan. Kết quả đánh giá này cũng là căn cứ để bác sĩ lập kế hoạch điều trị chính xác và phù hợp.
Sau khi đã khám và nắm rõ tình trạng bệnh lý, bác sĩ sẽ tư vấn phương án xử lý cho khách hàng. Nguyên tắc chữa trị lúc này là khắc phục các thương tổn tại xoang hàm kết hợp với điều trị các vấn đề răng miệng. Một số biện pháp chữa trị thường được chỉ định bao gồm:
- Sử dụng các loại thuốc như thuốc chống viêm, thuốc kháng sinh hoặc thuốc rửa mũi,…
- Áp dụng phẫu thuật nội soi mũi xoang.
- Giải quyết vấn đề răng miệng bằng cách lấp kín lỗ rõ răng miệng, nhổ bỏ răng hoặc các biện pháp điều trị bảo tồn khác.
- Ngoài ra, khách hàng cũng cần thực hiện chăm sóc, vệ sinh răng miệng đúng cách, ngăn chặn nguy cơ bệnh lý tiến triển nghiêm trọng hơn.
Trồng răng Implant có gây viêm xoang hay không?
Viêm xoang sau khi cấy ghép răng implant là vấn đề rất hiếm khi xảy ra. Tuy nhiên, rủi ro này vẫn có thể gặp phải trong một số trường hợp, đặc biệt là những đối tượng mất răng hàm trên với số lượng lớn và cấy trụ implant tại các vị trí đã bị tiêu xương nhiều.
Nếu như số lượng xương không đủ thì trụ implant (chân răng nhân tạo) có nguy cơ đâm vào xoang hàm trên, gây đau nhức và tăng khả năng nhiễm trùng. Rất nhiều lý do có thể khiến lượng xương hàm không còn đủ để cấy ghép implant. Lý do đầu tiên là do bệnh bệnh lý về nha chu gây tổn hại đến xương. Tiếp theo là do mất răng lâu năm không được trồng lại. Khi răng mất đi, xương sẽ không còn lực kích thích và cũng không đảm nhận các chức năng bình thường như trước nên sẽ bị cơ thể tái hấp thu, gây ra tình trạng tiêu xương.
Cùng với tình trạng tiêu xương là sự lớn dần lên của xoang hàm. Qua thời gian, giữa xoang và răng sẽ chỉ còn lại lớp xương rất mỏng. Khi đó nếu cần cấy trụ implant vào khu vực này, bác sĩ sẽ chỉ định khách hàng ghép thêm xương hay nâng xoang hàm nhằm đảm bảo lượng xương thích hợp để giữ vững trụ implant.
Ghép xương, nâng xoang sẽ giúp ngăn chặn chân răng nhân tạo đâm vào vách xoang dẫn tới nhiễm trùng và viêm xoang. Vậy nên, nếu được thực hiện tại cơ sở nha khoa uy tín, chất lượng cao dưới bàn tay của các bác sĩ lành nghề thì bạn không cần phải lo lắng về vấn đề viêm xoang sau khi cấy ghép implant, tình huống hi hữu nếu xảy ra thì cũng nhanh chóng được giải quyết bằng các kỹ thuật chữa trị và chăm sóc phù hợp.
Trong bài viết trên là các thông tin, kiến thức cơ bản liên quan đến bệnh lý viêm xoang hàm do răng. Trường hợp phát hiện các triệu chứng nghi ngờ, bạn cần đi khám càng sớm càng tốt để được chữa trị phù hợp và kịp thời, ngăn chặn các biến chứng nguy hiểm.
Trong thời gian điều trị cần tuân thủ tuyệt đối chỉ dẫn của bác sĩ. Mọi băn khoăn cần được giải đáp hay có nhu cầu đặt hẹn thăm khám, bạn có thể liên hệ qua website, fanpage hoặc gọi trực tiếp đến tổng đài 1900 56 5678 để được các nhân viên của Trung tâm Implant Việt Nam hỗ trợ miễn phí.
Bài viết liên quan
- Thời gian thực hiện cấy ghép Implant xương bướm
- Mất răng hàm trên lâu năm: Điều trị với Implant xương bướm
- Cấy ghép Implant xương bướm - Bệnh nhân cần lưu ý gì?
- Tiêu xương hàm trên - Hậu quả và giải pháp
- Implant xương bướm: cân nhắc giải phẫu và vị trí phẫu thuật
- Các bước chuẩn bị trước khi cấy ghép Implant xương bướm
- Sự khác biệt giữa Implant xương bướm và Implant truyền thống
- Tìm hiểu về cấu trúc của xương bướm