Đau răng nên ăn gì các loại thực phẩm giảm đau răng hiệu quả
Đau răng xảy ra với tỉ lệ khá cao ở mọi đối tượng, khiến người mắc khó chịu, mệt mỏi và tác động không nhỏ tới khả năng ăn nhai. Vì vậy khi gặp phải vấn đề này, bạn nên điều chỉnh lại thực đơn ăn uống thường ngày để làm giảm cơn đau cũng như các triệu chứng đi kèm.
Đau răng nên ăn gì? Theo khuyến cáo từ các bác sĩ nha khoa, người bị đau nhức răng nên ăn các món ăn dạng lỏng, mềm như cháo, súp, bổ sung thêm nhiều rau xanh, tăng cường sử dụng trái cây giàu vitamin, sữa và các chế phẩm từ sữa, các loại cá béo như cá trích, các thu, cá hồi,… Những thực phẩm này không những dễ ăn, dễ nuốt, giảm áp lực cho răng, mà còn là nguồn cung cấp năng lượng, vitamin, khoáng chất, canxi dồi dào, giúp răng thêm chắc khỏe và làm giảm cảm giác đau răng.
Nguyên nhân gây đau răng
Đau răng là triệu chứng thường gặp của nhiều bệnh lý nha khoa, trong đó những nguyên gây đau răng phổ biến nhất bao gồm:
Bệnh sâu răng
Sâu răng là bệnh lý hình thành khi tinh bột và đường từ thức ăn không được làm sạch, tạo thành mảng bám trên bề mặt răng, dần dần sẽ ăn mòn men răng, hình thành các lỗ sâu. Sâu răng làm cho răng nhạy cảm hơn, dễ bị ê buốt và đau nhức, đặc biệt là khi tiếp xúc với nhiệt độ thấp hoặc cao.
Viêm tủy răng
Bên trong tủy răng có chứa nhiều dây thần kinh nên rất nhạy cảm. Các mô tủy sẽ bị viêm nhiễm nếu bệnh lý sâu răng diễn ra trong thời gian dài mà không được chữa trị, điều này làm người mắc bệnh cực kì đau nhức. Cảm giác đau nhẹ hay nặng còn tùy vào mức độ viêm nhiễm.
Áp xe răng
Áp xe răng là một biến chứng của tình trạng nhiễm trùng răng miệng, cá vi khuẩn trong mảng bám, vôi răng gây ra mủ tại nướu hoặc chân răng. Áp xe răng còn có thể xảy đến khi răng bị sứt mẻ, gãy vỡ, làm lộ tủy răng, tạo cơ hội cho vi khuẩn xâm nhập và tấn công. Khi mủ hình thành nhiều, chúng sẽ gây áp lực lớn các dây thần kinh, từ đó tạo ra các cơn đau nhức dữ dội.
Nứt răng, chấn thương răng
Răng của bạn có thể yếu dần đi theo thời gian do tác động thường xuyên của lực nhai cắn. Lực nhai cắn quá mạnh do ăn thức ăn cứng, nhai đồ vật có thể làm xuất hiện vết nứt trên răng.
Các biểu hiện khi răng bị nứt gồm có đau nhức mỗi lần ăn nhai, răng nhạy hơn khi tiếp xúc với đồ ăn lạnh, nóng hoặc quá chua, quá ngọt.
Mọc răng khôn
Răng khôn mọc lên sau cùng khi các răng khác đã lấp đầy cung hàm nên rất dễ mọc lệch và đâm vào nướu, đâm vào chân răng số 7 gây ra tình trạng sưng đau.
Các bệnh về nướu răng
Viêm nướu hay viêm nha chu là bệnh lý xảy ra do nhiễm trùng nướu quanh răng. Nếu không được chữa trị kịp thời, viêm nhau chu có thể dẫn đến biến chứng mất xương, hỏng nướu, làm nướu tách khỏi chân răng. Hàm răng của người mắc bệnh lý này rất nhạy cảm, thường xuyên đau nhức và dễ bị lung lay, gãy rụng khi có lực tác động.
Xem thêm: Giải pháp điều trị tủy răng số 7 dứt điểm hiệu quả và an toàn
Đau răng nên ăn gì?
Tình trạng đau răng gặp phải với tỉ lệ khá cao ở cả trẻ em và người lớn, khiến cho người mắc khó chịu, mệt mỏi, tác động không nhỏ tới khả năng ăn nhai, nhất là đau răng hàm. Vì vậy khi gặp phải vấn đề này, bạn nên điều chỉnh lại thực đơn ăn uống thường ngày để làm giảm cơn đau cũng như các triệu chứng đi kèm.
Trên thực tế, mức độ đau nhức răng có thể tiến triển trầm trọng hơn nếu bạn thường xuyên sử dụng các loại đồ ăn khô cứng, đồ uống nhiều đường, chất bảo quản và hương liệu. Không những khiến cảm giác đau thêm nặng nề, thói quen ăn uống không lành mạnh còn khiến mô nướu bị tổn thương, gây chảy máu chân răng và tăng nguy cơ mắc nhiều bệnh lý nha khoa khác. Vì vậy, nếu chẳng may bị đau răng, bạn hãy ưu tiên sử dụng những thực phẩm sau:
Món ăn dạng lỏng, mềm, dễ nuốt
Những món ăn lỏng, mềm như cháo và súp được khuyến khích sử dụng trong thời gian đau răng. Những món này rất dễ ăn, dễ nuốt và gần như không làm chân răng hay mô nướu đang tổn thương bị kích thích. Khi chế biến các món cháo, súp bạn nên thêm vào các nguyên liệu khác như thịt bằm, thịt gà, sườn, bí đỏ, nấm, rau củ,… để cân bằng tinh bột, chất đạm, chất xơ.
Bổ sung thêm nhiều rau xanh
Rau xanh đem đến rất nhiều lợi ích cho cơ thể. Lượng chất xơ dồi dào trong loại thực phẩm này sẽ giúp trung hòa độ axit trong khoang miệng, ức chế sự tăng trưởng của vi khuẩn gây hại và hỗ trợ làm sạch mảng bám trên răng. Hơn nữa, nhờ có hàm lượng nước lớn mà việc sử dụng rau xanh thường xuyên còn giúp xoa dịu cảm giác ê buốt, đau nhức răng và làm giảm chứng hôi miệng do các bệnh lý nha khoa gây ra.
Rau xanh còn giúp bổ sung chất chống oxy hóa, chất khoáng và các vitamin thiết yếu cho cơ thể. Những dưỡng chất có trong loại thực phẩm này có thể làm giảm triệu chứng sốt nhẹ, mệt mỏi do đau răng gây nên. Với băn khoăn đau răng nên ăn gì, các bác sĩ khuyên bạn nên bổ sung các loại rau mềm, dễ nhai, dễ nuốt như xà lách, diếp cá, rau đay, mồng tơi, rau dền.
Tăng cường sử dụng trái cây giàu vitamin
Bên cạnh rau xanh, bạn cũng nên thêm vào khẩu phần ăn của mình nhiều loại trái cây tươi giàu vitamin nếu đang bị đau nhức răng. Các vitamin nhóm B, vitamin A, C, E, D, K,… đều là những dưỡng chất cần thiết cho sức khỏe cơ thể và sức khỏe răng miệng.
Trái cây chứa nhiều vitamin sẽ giúp hạn chế cảm giác chán ăn, uể oải, mệt mỏi gây ra bởi đau răng. Khi ăn trái cây, lượng nước bọt mà khoang miệng tiết ra sẽ nhiều hơn, giúp tăng hiệu quả tiêu hóa thức ăn, điều chỉnh hệ vi sinh trong miệng và ngăn chặn tình trạng vi khuẩn phát triển quá mức.
Bạn nên chọn ăn các loại quả mềm, nhiều nước, dễ nuốt, dễ ăn như đu đủ, dưa hấu, nho, bơ, anh đào, sapoche, táo, lê,… Nếu răng đau nhức nặng, bạn có thể dùng hoa quả làm sinh tố, nước ép để uống.
Sữa và các chế phẩm từ sữa
Đáp án tiếp theo cho câu hỏi “Đau răng nên ăn gì?” Chính là sữa và ác chế phẩm từ sữa như sữa chua, phô mai. Nhóm thực phẩm này vừa giúp sung khoáng chất, canxi, chất đạm cho cơ thể, vừa là nguồn cung cấp năng lượng dồi dào mà không gây ảnh hưởng tới răng đang bị ê nhức, đau buốt.
Ngoài ra, đây còn là nhóm thực phẩm chứa hàm lượng canxi rất cao. Canxi có công dụng nuôi dưỡng răng chắc khỏe, cải thiện chất lượng men răng và lấp đầy những lỗ sâu li ti trên bề mặt răng. Vì vậy, ngay cả khi răng đã hết đau nhức, bạn vẫn nên bổ sung thêm sữa và các món ăn từ sữa để tăng cường sức khỏe răng miệng và ngăn chặn các bệnh lý răng miệng thường gặp.
Các loại cá có lợi cho người mắc bệnh về răng
Đau nhức răng khiến hoạt động ăn uống bị cản trở rất nhiều. Trong giai đoạn răng đau nhức, bạn nên ăn các món ăn làm từ cá bởi cá rất mềm, dễ ăn nhai và có lợi cho sức khỏe. Không chỉ là nguồn cung cấp đạm, lượng canxi của thực phẩm này còn giúp răng khỏe mạnh hơn, phòng tránh hiện tượng suy yếu và lung lay răng do thiếu dưỡng chất.
Những loại cá béo như cá trích, các thu, cá hồi,… còn bổ sung nhiều axit béo không bão hòa, nhất là Omega 3 cho cơ thể. Thành phần này đã được chứng minh là có khả năng kháng viêm tự nhiên. Vậy nên hãy bổ sung những món ăn từ cá vào thực đơn hàng ngày để giảm phù nề, viêm sưng ở mô nướu và nâng cao sức khỏe răng miệng.
Xem thêm: Gợi ý những món ăn mềm dành riêng cho người đau răng bạn nên ưu tiên xem ngay
Vậy đau răng nên kiêng ăn gì?
Như đã phân tích ở trên, thói quen ăn uống thiếu khoa học, không phù hợp có thể khiến tình trạng đau nhức răng trở nên trầm trọng hơn. Do đó, ngoài việc tìm hiểu đau răng nên ăn gì, bạn cũng cần nắm rõ các thực phẩm cần tránh để xây dựng được khẩu phần ăn hợp lý nhất. Theo khuyến cáo từ các chuyên gia, người bị đau nhức răng cần kiêng ăn các thực phẩm sau đây:
Thức ăn quá lạnh hoặc quá nóng
Răng đau là biểu hiện cho thấy răng bị nhạy cảm và tổn thương. Vì vậy, việc sử dụng các món ăn quá lạnh hay quá nóng đều khiến mức độ ê buốt, đau nhức răng tăng lên. Trong giai đoạn này, bạn cần tránh xa món ăn cay, nóng, nước đá, kem,…
Thực phẩm dai và khô cứng
Ăn các món ăn dai và khô cứng như bánh quy giòn, rau củ sấy, trái cây khô, thịt bò, gân bò, giò heo,… có thể tăng áp lực tác động lên răng khiến răng bị đau nhức nhiều hơn. Tình trạng này có thể làm tăng tần suất và cường độ cơn đau, thậm chí khiến răng chảy máu, gãy rụng.
Món ăn nhiều gia vị
Giống như các thực phẩm quá lạnh, quá nóng, món ăn chứa nhiều gia vị như ớt, tiêu, muối, đường,… cũng khiến độ nhạy cảm của răng tăng lên. Ngoài ra, ăn những món ăn này có thể làm khoang miệng và mô nướu bị nóng rát, kích thích và dễ nổi mụn.
Đồ uống, thực phẩm có chứa axit
Những món ăn và đồ uống có tính axit như me, xoài, chanh, cóc, nước ngọt có gas,… sẽ làm thay đổi độ ph trong khoang miệng, tạo cơ hội cho vi khuẩn phát triển và làm hỏng men răng.
Không sử dụng bia rượu
Không chỉ tác động tiêu cực đến chức năng gan, bia rượu còn là một trong những nguyên nhân gây viêm nướu, sâu răng cùng hàng loạt các bệnh lý răng miệng khác. Đường và Ethanol trong loại đồ uống này sẽ làm độ ph trong miệng răng cao, kích thích vi khuẩn sinh sôi và bào mòn men răng.
Bia rượu cũng làm trầm trọng hơn tình trạng đau nhức răng và sưng tấy nướu. Vậy nên khi đang có triệu chứng đau nhức, ê buốt răng thì bạn cần tránh xa loại đồ uống này.
Đến Nha khoa Nhân Tâm để điều trị dứt điểm các cơn đau răng
Khi bị đau răng, cách giải quyết tốt nhất là đến nha khoa thăm khám và chữa trị. Quá trình này cần được tiến hành tại phòng khám nha khoa chất lượng, uy tín, được trang bị đầy đủ máy móc cần thiết và có đội ngũ bác sĩ trình độ cao.
Tại khu vực TPHCM, Nha khoa Nhân Tâm là địa chỉ đáng tin cậy được đông đảo khách hàng chọn lựa. Khi đến với Nha khoa Nhân Tâm, các bác sĩ dày dặn kinh nghiệm sẽ trực tiếp thăm khám cho bạn, giúp bạn xác định chính xác lý do răng bị đau và áp dụng các biện pháp điều trị chuyên sâu phù hợp tùy theo mức độ và nguyên nhân gây đau.
Điều trị đau nhức răng do sâu răng
Với những trường hợp răng sâu nhẹ, phát hiện sớm khi vết sâu còn nhỏ, trám răng sẽ là biện pháp đơn giản và hiệu quả để chấm dứt cơn đau, ngăn chặn sâu răng lan rộng.
Nếu chỉ làm giảm triệu chứng đau bằng cách sử dụng thuốc giảm đau trong thời gian dài thì vết sâu vẫn sẽ lớn dần lên và lan vào sâu trong răng gây ra viêm tủy. Khi tủy răng đã bị tổn thương, khách hàng cần điều trị tủy sau đó mới trám hoặc bọc sứ với răng đã chết tủy hoàn toàn. Còn trường hợp răng sâu quá nặng, có nguy cơ ảnh hưởng đến răng khác, các biện pháp điều trị bảo tồn không phù hợp thì cần nhổ bỏ răng và trồng răng giả. Kỹ thuật trồng răng giả ưu việt nhất hiện nay là cấy ghép Implant.
Điều trị đau răng do bệnh nha chu
Trường hợp khách hàng bị viêm nha chu đã hình thành túi mủ gây đau nhức, bác sĩ sẽ thực hiện nạo túi nha chu, làm sạch răng miệng bằng dụng cụ chuyên nghiệp giúp nướu nhanh chóng hồi phục và bap bọc sát vào chân răng. Khách hàng có thể được chỉ định dùng thuốc kháng sinh nhằm khắc phục tình trạng viêm nhiễm. Có những trường hợp khi đã vệ sinh sạch túi nha chu mà bệnh viêm nha chu vẫn không khỏi thì có thể cần can thiệp phẫu thuật sâu hơn.
Đối với những người bị viêm nha chu mức độ nghiêm trọng, đã xuất hiện tình trạng tiêu xương ổ răng, tụt nướu, răng suy yếu, lung lay không thể giữ lại thì buộc phải nhổ bỏ răng. Sau khi nhổ, bạn cần phục hình lại răng càng sớm càng tốt và biện pháp được khuyến khích lúc này là trồng răng Implant.
Điều trị đau răng do mọc răng khôn
Khách hàng cần tiến hành chụp X – quang để biết tình trạng và hướng mọc của răng khôn. Nếu chiếc răng này mọc thẳng, đúng vị trí, không bị cản trở thì bác sĩ có thể kê đơn thuốc kháng sinh và giảm đau mô mềm cho khách hàng. Trường hợp răng khôn mọc lệch, mọc ngầm thì cần nhổ bỏ răng để tránh biến chứng và các tác động xấu tới răng bên cạnh.
Điều trị đau răng do nứt mẻ, thương tổn, mòn cổ chân răng
Khi khách hàng gặp tai nạn, chấn thương hoặc ăn nhai thực phẩm quá cứng khiến răng bị nứt vỡ, sứt mẻ thì cần nhanh chóng tới nha khoa để khắc phục. Tùy vào mức độ tổn thương của răng mà bác sĩ sẽ chỉ định khách hàng điều trị tủy răng và trám lại răng hoặc bọc răng sứ nếu diện tích răng bị vỡ quá lớn.
Đối với các khách hàng bị mòn cổ chân răng thì phương án điều trị phổ biến nhất là trám răng. Trường hợp răng bị mòn quá nhiều, khách hàng có thể cần phải lấy tủy răng trước khi tiến hành hàn trám.
Bài viết trên đã giúp bạn giải đáp băn khoăn “Đau răng nên ăn gì?”. Hy vọng những thông tin này sẽ giúp bạn kiểm soát được biểu hiện ê buốt, khó chịu, đau nhức răng và đồng thời cung cấp đầy đủ dưỡng chất cần thiết cũng như nguồn năng lượng dồi dào cho cơ thể.
Để được tư vấn điều trị tận gốc và chấm dứt hoàn toàn tình trạng đau nhức răng, lấy lại hàm răng khỏe đẹp trong thời gian sớm nhất, bạn hãy liên hệ với Nha khoa Nhân Tâm - Trung tâm Implant Việt Nam ngay hôm nay nhé.
Bài viết liên quan
- Thời gian thực hiện cấy ghép Implant xương bướm
- Mất răng hàm trên lâu năm: Điều trị với Implant xương bướm
- Cấy ghép Implant xương bướm - Bệnh nhân cần lưu ý gì?
- Tiêu xương hàm trên - Hậu quả và giải pháp
- Implant xương bướm: cân nhắc giải phẫu và vị trí phẫu thuật
- Các bước chuẩn bị trước khi cấy ghép Implant xương bướm
- Sự khác biệt giữa Implant xương bướm và Implant truyền thống
- Tìm hiểu về cấu trúc của xương bướm