Những lợi ích khi thay hàm tháo lắp bằng trồng răng Implant
Việc thay hàm tháo lắp bằng trồng răng Implant không chỉ đem lại cho bạn thẩm mỹ đẹp, khả năng ăn nhai, cảm nhận hương vị thức ăn như răng thật, loại bỏ các phiền phức trong quá trình sử dụng, vệ sinh, ngăn ngừa biến chứng tiêu xương, biến dạng mặt, mà còn giúp bạn tiết kiệm thời gian, chi phí điều trị về lâu dài khi chỉ cần trồng răng 1 lần và có thể sử dụng trọn đời.
5 tác hại khi sử dụng hàm giả tháo lắp trong thời gian dài
Hàm giả tháo lắp là thiết bị phục hình răng có cấu tạo gồm phần răng giả phía trên và nền hàm/móc kim loại bên dưới để che lấp khoảng trống mất răng, được nâng đỡ bởi các mô mềm và mô cứng xung quanh khoang miệng.
Hàm giả có khả năng tháo ra lắp vào dễ dàng và được ưa chuộng nhờ chi phí thực hiện thấp, thời gian hoàn thành nhanh và có thể cải thiện khả năng ăn nhai đối với người bị mất răng.
Tuy nhiên, việc sử dụng hàm tháo lắp trong thời gian dài lại kéo theo nhiều tác hại nặng nề:
Suy giảm khả năng ăn nhai
Hạn chế lớn nhất của răng giả tháo lắp chính là khả năng ăn nhai không cao. Người sử dụng hàm tháo lắp gần như không thể ăn nhai các thực phẩm cứng và dai. Thậm chí, nhiều người còn thấy bất tiện, khó khăn khi nhai nghiền thức ăn, thức ăn không được nghiền nát kỹ gây ảnh hưởng tới hệ tiêu hóa.
Tiêu xương răng
Chức năng chính của xương ổ răng là nâng đỡ, giữ vững răng. Sau khi răng mất, chúng không còn đảm nhận chức năng này nữa nên có xu hướng tiêu dần đi. Tình trạng tiêu xương hàm làm cho hàm giả mất đi điểm tựa vững chắc, gây ra sự không đồng đều về lực, khiến người dùng bị viêm loét và đau nhức khi ăn nhai.
Xem thêm: Lưu ý gây tê hay gây mê trong phẫu thuật trồng răng Implant
Thời gian sử dụng ngắn
So với các biện pháp phục hình khác thì tuổi thọ của hàm giả loại này khá thấp. Chỉ sau khoảng 3 đến 5 năm, người dùng sẽ phải làm lại hàm tháo lắp mới.
Gây hôi miệng, viêm nhiễm
Dùng hàm tháo lắp lâu năm sẽ làm tăng khả năng tích tụ mảng bám và khiến bạn mắc phải các bệnh lý răng miệng như viêm niêm mạc, viêm nha chu, hôi miệng hoặc bỏng mô nướu.
Gây vướng và rơi rớt khi sử dụng
Người đeo hàm tháo lắp còn phải đối mặt với nhiều bất tiện như vướng víu, lỏng lẻo sau một thời gian do sự tiêu biến xương hàm. Đôi khi, hàm giả còn có thể bị rơi ra mỗi khi cười nói.
Chúng ta có thể thấy, bên cạnh các ích lợi về mặt tài chính và thời gian, hàm tháo lắp vẫn tồn tại những nguy cơ gây hại mà có thể bạn không ngờ đến. Do đó, nếu đang tìm kiếm một phương pháp mang lại hiệu quả bền vững, hạn chế tối đa các nguy cơ trên thì bạn nên chọn trồng răng Implant.
Thay hàm tháo lắp bằng trồng răng Implant – Giải pháp phục hình toàn diện nhất hiện nay
So với hàm giả tháo lắp, trồng răng Implant đem lại nhiều lợi ích vượt trội hơn hẳn nhờ khả năng khôi phục lại toàn diện cấu trúc răng thật từ thân răng đến chân răng:
Khả năng ăn nhai như răng thật
Sau khi trồng Implant, bạn có thể thoải mái ăn các món yêu thích, tận hưởng trọn vẹn hương vị đồ ăn mà không cần kiêng khem nhiều, kể cả các món ăn dộ độ dai, cứng.
Ngăn ngừa tiêu xương
Nhờ có trụ răng vững chắc trong xương hàm mà lực ăn nhai sẽ được truyền tải đến, kích thích xương phát triển, từ đó ngăn chặn hiện tượng tiêu xương, biến dạng khuôn mặt.
Độ ổn định, vững chắc cao
Khi đã tích hợp với xương hàm, trụ chân răng sẽ cực kì vững chắc và ổn định, không di chuyển, không bị rơi ra khi ăn uống hay cười nói. Điều này cũng sẽ giúp người sử dụng cảm thấy thoải mái và tự tin hơn trong giao tiếp.
Tuổi thọ lâu dài
Răng Implant cũng có tuổi thọ rất cao, chúng có thể tồn tại đến 25 – 30 năm. Nếu được chăm sóc cẩn thận có thể sử dụng suốt đời mà không cần thay mới.
Như vậy, việc thay hàm tháo lắp bằng trồng răng Implant không chỉ đem lại cho bạn khả năng ăn nhai tốt hơn, thẩm mỹ đẹp hơn, loại bỏ các phiền phức trong quá trình sử dụng, vệ sinh mà còn giúp bạn tiết kiệm công sức, chi phí về lâu dài khi chỉ cần cấy ghép 1 lần và có thể sử dụng suốt đời. Hãy liên hệ với Trung tâm Implant Việt Nam ngay hôm nay để được tư vấn về biện pháp phục hình tân tiến này nhé.
Bài viết liên quan
- Review nha khoa uy tín tại Đắk Nông
- Thời gian thực hiện cấy ghép Implant xương bướm
- Mất răng hàm trên lâu năm: Điều trị với Implant xương bướm
- Tiêu xương hàm trên - Hậu quả và giải pháp
- Implant xương bướm: cân nhắc giải phẫu và vị trí phẫu thuật
- Các bước chuẩn bị trước khi cấy ghép Implant xương bướm
- Sự khác biệt giữa Implant xương bướm và Implant truyền thống
- Tìm hiểu về cấu trúc của xương bướm