Logo nha khoa Nhân Tâm

807 Đường 3/2

Phường 7, Quận 10, TP.HCM

1900 56 5678

Hotline

8:00 - 20:30

THỨ HAI ->BẢY

Có thể trồng răng Implant cho trẻ nhỏ được không?


Phương pháp trồng răng implant chính là giải pháp thay thế răng bị mất được nhiều người lựa chọn. Nhưng không phải ai cũng có thể làm implant, cần phải đủ điều kiện thì mới thực hiện được. Cùng tìm hiểu thêm thông tin về trồng răng implant cho trẻ nhỏ có được không ngay nhé!
Có thể trồng răng Implant cho trẻ nhỏ được không?

Giải pháp trồng răng Implant chính là lựa chọn hàng đầu mỗi khi cần phục hình răng bị mất do chấn thương hoặc do bệnh lý răng miệng. Tuy nhiên, đây vẫn là một kỹ thuật phức tạp nên cần phải xem xét kỹ lưỡng trước khi thực hiện để đảm bảo tính an toàn tuyệt đối. Vấn đề về trồng răng Implant cho trẻ em sẽ được giải đáp ngay trong bài viết dưới đây nhé!

Kỹ thuật trồng răng Implant là gì?

Kỹ thuật trồng răng Implant là phương pháp cấy ghép vô cùng hiện đại. Các bác sĩ nha khoa sẽ dùng chân răng giả gắn chặt vào xương hàm. Phương pháp này sẽ có công dụng thay thế cho răng đã mất, giúp bạn có thể lấy lại thẩm mỹ và khả năng ăn nhai gần giống với răng thật.

Thông thường, một chiếc răng Implant sẽ gồm có 3 phần chính đó là: Trụ Implant thường được làm bằng Titanium, khớp nối Abutment và mão răng sứ. Trong quá trình trồng răng implant, trụ Implant này sẽ được đặt vào bên trong xương hàm. Sau đó khách hàng sẽ đợi cho đến khi xương bám vào bề mặt và tạo độ vững chắc thì bác sĩ sẽ tiến hành gắn mão răng lên trên thông qua khớp nối Abutment để răng không bị trượt hoặc lung lay trong miệng.

Kỹ thuật trồng răng Implant
Kỹ thuật trồng răng Implant

Sau khi áp dụng phương pháp trồng răng Implant, những người bị mất răng hoặc tụt lợi sẽ có cơ hội hồi phục lại sức nhai. Đồng thời lấy lại được vẻ đẹp tự nhiên của hàm răng thật, ngoài ra các bạn còn có thể sử dụng trọn đời mà không phải lo lắng về vấn đề tiêu xương hàm. Nếu bạn muốn giảm thiểu các rủi ro xảy ra trong quá trình trồng răng Implant thì nên lựa chọn một trung tâm nha khoa uy tín để đảm bảo sức khỏe răng miệng của mình.

Tìm hiểu về quy trình cấy ghép Implant

Quy trình cấy ghép răng Implant tiêu chuẩn nhất hiện nay luôn được trung tâm Implant tuân thủ nghiêm ngặt. Quy trình sẽ diễn ra trong các bước sau đây:

Bước 1: Thăm khám, chụp phim X- quang CT Cone Beam và lập kế hoạch cấy ghép

Nha khoa Nhân Tâm luôn khuyến khích khách hàng đến trực tiếp nha khoa để các bác sĩ có thể thăm khám và tư vấn kỹ hơn, sau đó chụp phim CT Cone Beam để hiển thị rõ ràng về tình trạng răng hiện tại. Thêm vào đó khách hàng còn được làm một số xét nghiệm cần thiết để xem có đủ sức khỏe để cắm Implant hay không.

Khi nha khoa đã có đầy đủ thông tin về các kết quả kiểm tra và xét nghiệm. Lúc này bác sĩ sẽ lên phương án điều trị, tư vấn loại trụ Implant thích hợp, tiết kiệm chi phí nhất cho bạn. Ngoài ra, khách hàng sẽ được biết rõ mọi thông tin cần thiết cũng như tổng chi phí hoàn thiện khi trồng răng Implant.

Thăm khám, chụp phim X- quang CT Cone Beam và lập kế hoạch cấy ghép
Thăm khám, chụp phim X- quang CT Cone Beam và lập kế hoạch cấy ghép

Bước 2: Vệ sinh răng miệng thật sạch trước khi cấy ghép implant

Một lần nữa khách hàng sẽ được bác sĩ kiểm tra tổng quát để đảm bảo tình hình sức khỏe ở thời điểm có thể thực hiện cấy Implant hay không. Đồng thời giúp khách hàng chuẩn bị tâm lý thoải mái để quá trình trồng răng Implant được suôn sẻ, không bị gián đoạn. Sau đó sẽ tiến hành vệ sinh răng miệng cho bệnh nhân để tránh viêm nhiễm sau khi cấy Implant.

Bước 3: Tiến hành cấy ghép trụ Implant

Bác sĩ sẽ tiến hành gây tê thật nhẹ tại vùng cần cấy trụ Implant. Sau đó bắt đầu cấy ghép Implant, những bước cấy ghép implant phải thật nhẹ nhàng và nhanh chóng, chỉ kéo dài khoảng 15-20 phút cho 1 trụ Implant.

Tiến hành cấy ghép trụ Implant
Tiến hành cấy ghép trụ Implant

Bước 4: Lấy dấu hàm và gắn răng tạm

Sau khi cấy ghép trụ, bác sĩ sẽ tiến hành lấy dấu hàm (lấy dấu implant) của khách hàng. Rồi gửi mẫu hàm về phòng Labo để kỹ thuật viên chế tác răng sứ. Tầm 2 - 3 ngày cấy trụ Implant, khách hàng sẽ được hẹn quay lại nha khoa để Bác sĩ gắn răng tạm để ăn nhai. Răng tạm này chỉ có thể đảm bảo được chức năng ăn nhai và tính thẩm mỹ trong thời gian chờ gắn mão sứ trên Implant.

Bước 5: Tái khám sau khi cấy Implant

Khoảng 7 – 10 ngày sau, khi nướu của bạn đã lành thương. Đây cũng là lúc các bạn cần quay lại Nha Khoa Nhân Tâm để bác sĩ kiểm tra độ lành thương một lần nữa. Đồng thời kiểm tra xem tình trạng sức khỏe răng miệng để tránh những nguy cơ làm ảnh hưởng đến trụ Implant.

Bước 6: Gắn mão sứ cố định lên trên Implant

Sau khi đợi trụ Implant tích hợp với xương hàm, bác sĩ sẽ gắn mão sứ lên trên để hoàn tất quá trình trồng răng Implant. Sau khi gắn răng, các bạn sẽ có một hàm răng chắc khỏe như răng thật và đảm bảo được tính thẩm mỹ tuyệt đối.

Để có thể thực hiện trồng răng an toàn và đúng tiêu chuẩn, khách hàng nên lựa chọn địa chỉ nha khoa trồng răng implant uy tín, có bác sĩ giỏi nhiều kinh nghiệm. Mọi người có thể tham khảo nha khoa Nhân Tâm để trồng răng Implant không đau.

Xem thêm: Nguyên nhân viêm quanh Implant và giải pháp điều trị hiệu quả

Có thể trồng răng Implant cho trẻ không?

Không phải chỉ có người lớn mới gặp phải tình trạng mất răng mà trẻ em cũng có thể bị. Tình trạng mất răng ở trẻ thường thấy nhất là do trẻ bị va đập hay chấn thương. Khi này việc trồng răng phục hình cho trẻ chính là câu hỏi được bố mẹ quan tâm hàng đầu và vấn đề được đặt ra lúc này là có thể trồng răng Implant cho trẻ được không?

Theo các chuyên gia nha khoa, bởi vì trẻ em còn trong độ tuổi chưa trưởng thành nên không được trồng răng Implant. Ở giai đoạn này, xương hàm của trẻ vẫn chưa phát triển ổn định và chất lượng xương cũng không đủ điều kiện để can thiệp ca tiểu phẫu vào xương hàm. Nếu có thực hiện cấy ghép trụ Implant thì cũng sẽ khiến ca trồng răng đó thất bại, trụ răng không bền và dễ bị đào thải không lâu sau đó.

Ngoài ra, việc không nên trồng răng Implant cho trẻ em còn có một vài lý do khác, do khớp cắn của trẻ đang hình thành, mà sự di chuyển của răng sẽ làm trụ Implant ở vị trí mất răng bị vùi lấp, có thể gây lệch hướng do sự phát triển của xương hàm. Cho nên, nếu trẻ bị mất răng thì nên mọi người nên trì hoãn việc đặt trụ Implant và thực hiện một giải pháp tạm thời khác trước.

Độ tuổi nào có thể thực hiện phục hình mất răng bằng Implant?

Các bác sĩ đã khuyến cáo chỉ nên thực hiện trồng răng Implant khi khách hàng đang trong độ tuổi trưởng thành, đã đủ 18 tuổi trở lên. Vì ở độ tuổi dưới 18, hệ thống xương của cơ thể vẫn còn đang trong giai đoạn phát triển và hoàn thiện. Chưa thể đảm bảo được độ cứng chắc cũng như thể tích xương khi thực hiện cấy ghép Implant.

Nếu mọi người vẫn kiên quyết thực hiện trồng răng ở độ tuổi này có thể khiến xương hàm phát triển không đều. Gây ảnh hưởng nghiêm trọng tới thẩm mỹ khuôn mặt. Đồng thời, trụ Implant còn có thể bị sai lệch vị trí so với ban đầu, răng Implant cũng không đảm bảo được khả năng ăn nhai, xô lệch các răng còn lại.

Cũng có một số trường hợp khách hàng chỉ mới 16 - 17 tuổi vẫn có thể thực hiện trồng răng Implant. Đó là do xương hàm của họ đã phát triển ổn định và không có sự phát triển trong tương lai. Điều này cần phải có sự thăm khám và chỉ định từ Bác sĩ có chuyên môn điều trị dưới sự hỗ trợ của trang thiết bị y khoa hiện đại.

Trẻ bị mất răng sớm phù hợp với phương pháp nào?

Như vậy, trồng răng Implant cho trẻ vốn không được khuyến khích thực hiện, trước đó bác sĩ cần phải đưa ra được phương án xử lý khác phù hợp nhất. Vì đối với trẻ nhỏ khoảng 14 – 16 tuổi thì giải pháp tốt nhất lúc này là sử dụng hàm giữ khoảng để đảm bảo giữ nguyên khoảng trống bị mất răng, giúp cho các răng trên cung hàm không bị xô lệch vào nhau.

Trẻ bị mất răng sớm phù hợp với phương pháp nào
Trẻ bị mất răng sớm phù hợp với phương pháp nào

Thực ra đây là chỉ phương pháp tạm thời để chờ đến khi trẻ đủ tuổi để trồng răng Implant. Hiện nay tại các nha khoa, họ đã sử dụng hàm giữ khoảng bằng khí cụ kim loại hoặc máng nhựa. Với mục đích cố định hoặc tháo lắp linh hoạt giúp trẻ thuận tiện trong việc ăn uống và vệ sinh răng miệng hàng ngày. Muốn lựa chọn được loại khí cụ thích hợp cho trẻ thì tốt nhất là bố mẹ nên đưa bé đến nha khoa để bác sĩ thăm khám và tư vấn trực tiếp. Sau đây là những tác dụng mà hàm giữ khoảng mang lại cho trẻ khi bị mất răng như sau:

  • Có thể giữ được kích thước dọc và kích thước ngang giúp các răng kế cận không bị đổ nghiêng về vị trí có khoảng trống, đồng thời giúp các răng đối diện hàm còn lại không bị trồi lên quá mức.
  • Ngăn chặn những biến chứng như lệch hàm, sai khớp cắn do răng và xương hàm phát triển lệch lạc khi trẻ bị mất răng.
  • Trong những trường hợp bị mất răng phía trước thì sẽ làm ảnh hưởng rất nhiều đến chức năng phát âm và thẩm mỹ. Khi này việc giữ khoảng sẽ giúp trẻ phục hồi chức năng phát âm cũng như giúp trẻ tự tin hơn khi giao tiếp hàng ngày.

Tóm lại, trong suốt thời gian sử dụng hàm giữ khoảng thì cha mẹ nên đưa trẻ em đến nha khoa thăm khám định kỳ 6 tháng/lần để bác sĩ kiểm tra và điều chỉnh hàm duy trì. Như vậy vừa kiểm soát được các vấn đề giúp hàm giữ khoảng không bị lỏng lẻo hay gãy vỡ.

Chỉ cần chờ đến khi bé trưởng thành, đủ điều kiện trồng răng Implant thì nên thực hiện sớm để phục hồi các chức năng quan trọng nhất của răng.

Mọi người hãy lưu ý là lựa chọn địa chỉ trồng răng Implant uy tín, chất lượng cao để được trồng răng an toàn không bị biến chứng nhé! Trung tâm Implant Việt Nam địa chỉ trồng răng uy tín nhất hiện nay, hãy đến trực tiếp để bác sĩ thăm khám và trồng răng ngay nhé!

Đăng ký tư vấn miễn phí


Trung tâm Implant Việt Nam

Bài viết liên quan