Dấu hiệu nhận biết răng mọc ngầm và các cách xử lý
Răng mọc ngầm có xu hướng mọc sâu vào trong xương hàm hoặc ngay dưới nướu nhưng không thể tách nướu và nhô ra ngoài. Răng mọc ngầm hoàn toàn có thể mọc như những chiếc răng bình thường khác nhưng cũng có thể chỉ ở dạng nang, có thể nhận biết từ các triệu chứng như: sưng nướu,khó chịu, xô lệch các răng,...
Theo các chuyên gia, răng mọc ngầm có thể gây ra nhiều ảnh hưởng và biến chứng nguy hiểm đến sức khỏe răng miệng và cơ thể của bệnh nhân. Các biến chứng sẽ trở nên tồi tệ hơn nếu không được điều trị sớm. Chiếc răng này có nhổ được hay không phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố. Bạn nên thăm khám kỹ lưỡng mới quyết định có nhổ răng mọc ngầm hay không.
- Răng mọc ngầm là gì? Răng mọc ngầm có nguy hiểm không?
- Răng mọc ngầm có nguy hiểm không?
- Các dấu hiệu nhận biết răng mọc ngầm
- Răng mọc ngầm có nên nhổ không?
- Khi nào nên nhổ răng mọc ngầm?
- Các cách xử lý răng mọc ngầm hiệu quả
- Nha khoa Nhân Tâm - Cơ sở chữa răng mọc ngầm uy tín, hàng đầu tại TP. Hồ Chí Minh
Răng mọc ngầm là gì? Răng mọc ngầm có nguy hiểm không?
Răng mọc ngầm là gì?
Răng mọc ngầm có xu hướng mọc sâu vào trong xương hàm hoặc ngay dưới nướu nhưng không thể tách nướu và nhô ra ngoài. Răng mọc ngầm hoàn toàn có thể mọc như những chiếc răng bình thường khác nhưng cũng có thể chỉ ở dạng nang.
Tình trạng răng mọc ngầm có thể xảy ra ở bất kỳ răng vĩnh viễn nào mà phổ biến nhất là răng khôn do mọc muộn cung hàm không đủ chỗ. Tiếp đến là răng nanh trên, răng hàm nhỏ hàm dưới và răng cửa hàm trên. Nếu bạn thấy mình bị thiếu một chiếc răng nào đó khi mọc răng, đó có thể là do răng đang mọc ngầm.
Răng mọc ngầm là một trong những nguyên nhân gây ảnh hưởng đến sức khỏe và thẩm mỹ răng miệng. Việc răng mọc ngầm làm tăng nguy cơ nhiễm trùng răng, phá hủy các răng bên cạnh hoặc làm tổn thương dây thần kinh.
Răng mọc ngầm có nguy hiểm không?
Theo các chuyên, gia răng mọc ngầm có thể gây ra nhiều ảnh hưởng và biến chứng nguy hiểm đến sức khỏe răng miệng và cơ thể của bệnh nhân. Các biến chứng sẽ trở nên tồi tệ hơn nếu không được điều trị sớm. Có thể kể đến một số biến chứng nguy hiểm như dính khớp, lệch đường giữa, mất nhiều khoảng thậm chí là tiêu chân răng.
Trong một số trường hợp, răng mọc ngầm cũng có thể ảnh hưởng đến dây thần kinh xung quanh chân răng. Từ đó phá hủy xương hàm hoặc gây nhiễm trùng máu, nguy hiểm tới tính mạng. Vì vậy, nhận ra các dấu hiệu răng mọc ngầm là cách tốt nhất để có biện pháp xử lý kịp thời, tránh những biến chứng nguy hiểm.
Các dấu hiệu nhận biết răng mọc ngầm
- Răng mọc muộn hơn bình thường: Theo độ tuổi mà răng mọc muộn hơn bình thường. Ở một số vị trí vẫn còn có răng sữa.
- Không sờ thấy răng ở vùng ổ răng: Đây là một trong những dấu hiệu của răng mọc ngầm cần chú ý. Bạn không thể cảm nhận được răng trong miệng dọc theo xương ổ răng. Hoặc có vùng nướu nhô cao bất thường khi sờ nắn xương ổ răng.
- Cảm giác đau và khó chịu: Đau và nhức có thể xảy ra đột ngột hoặc tái phát thường xuyên khi răng mọc ngầm. Cảm giác này càng rõ rệt nếu bạn nhai thức ăn hàng ngày. Trong một số trường hợp, răng mọc ngầm có thể gây tổn thương dây thần kinh, khiến bạn có cảm giác tê nhức và đau lan lên vùng đầu.
- Nướu đỏ và sưng: Nếu bạn thấy nướu đỏ và sưng giống như răng đang mọc nhưng lại không nhìn thấy răng thì đây là dấu hiệu cho thấy răng của bạn đang mọc ngầm. Tình trạng này rất phổ biến, đặc biệt là với răng khôn. Răng có thể gây đau nhức một thời gian rồi hết, nhưng răng chưa mọc lên, thậm chí còn tiếp tục gây đau dai dẳng.
- Hôi miệng, đắng miệng: Chứng hôi miệng, đắng miệng cũng là dấu hiệu cho thấy răng mọc ngầm. Vấn đề này ảnh hưởng lớn đến sinh hoạt và giao tiếp của người bệnh. Nhất là khi răng mọc ngầm làm nướu sưng tấy. Khi đó, cặn thức ăn sau khi ăn vẫn bám lại. Nếu bạn không chăm sóc vệ sinh răng miệng cẩn thận sẽ tạo điều kiện lý tưởng cho vi khuẩn phát triển và tấn công gây mùi khó chịu cho khoang miệng.
Để xác định chính xác liệu bạn có răng mọc ngầm hay không, bạn nên đến phòng khám nha khoa để được chụp phim và xác định một cách tốt nhất.
Răng mọc ngầm có nên nhổ không?
Răng mọc ngầm có nhổ được hay không phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố. Bạn nên thăm khám kỹ lưỡng mới quyết định có nhổ răng mọc ngầm hay không.
Khi nào không nên nhổ răng mọc ngầm?
Nhổ răng mọc ngầm là thao tác cần phải mở nướu để nhìn thấy răng nên có thể xảy ra nhiều sự cố. Vì vậy bạn chỉ nên nhổ răng ngầm khi thật sự cần thiết. Bạn không cần hoặc không nên nhổ răng mọc ngầm khi:
- Nếu sau khi chẩn đoán, chiếc răng ngầm có các dấu hiệu lâm sàng và cận lâm sàng không gây biến chứng hoặc không tiềm ẩn nguy cơ thì không cần nhổ,
- Trường hợp chiếc răng ngầm mọc vào trong xương nhưng không gây đau đớn và đã ổn định, phát triển lành tính thì không cần phẫu thuật để nhổ bỏ răng. Chiếc răng đó sẽ nằm im trong xương hàm vĩnh viễn không gây ảnh hưởng.
- Các trường hợp răng mọc ngầm tuy gây ra một số biến chứng ảnh hưởng đến các răng khác nhưng nếu thăm khám cho thấy nó có nguy cơ biến chứng nguy hiểm khi thực hiện nhổ răng. Tại thời điểm này, bác sĩ sẽ cân nhắc cẩn thận lợi ích, rủi ro và điều trị nội khoa thay vì can thiệp nhổ răng
Khi nào nên nhổ răng mọc ngầm?
Nhổ răng mọc ngầm chỉ được chỉ định khi chiếc răng bị ảnh hưởng có dấu hiệu ác tính ảnh hưởng đến sức khỏe và các răng khác cũng như xương hàm. Một số trường hợp bệnh nhân nên nhổ răng mọc ngầm:
- Đối với răng khôn mọc ngầm: Hầu hết các trường hợp răng khôn mọc ngầm đều được chỉ định nhổ trừ trường hợp không thể thực hiện được. Vì chúng thường mọc lệch có thể gây nguy hiểm cho chiếc răng số 7, lâu dần có thể làm răng số 7 bị lung lay.
- Răng mọc ngầm ác tính: Những trường hợp này nang răng tiếp tục phát triển không ngừng làm cho thể tích xương hàm giảm dần, độ cứng chắc của toàn hàm cũng không tốt dễ bị chấn thương khi va chạm. Do đó, cần phải phẫu thuật nhổ bỏ răng để xương tự bù chắc chắn hơn.
- Trong trường hợp răng, mặc dù nhìn chung là lành tính, nhưng lại gây phức tạp cho việc điều trị phục hình bằng cấy ghép Implant hoặc gây phức tạp cho việc điều trị chỉnh nha, thì việc nhổ răng vẫn được chỉ định.
Các cách xử lý răng mọc ngầm hiệu quả
Uống thuốc giảm đau tại nhà
Nếu răng bị ảnh hưởng gây đau nhưng không thể điều trị, bác sĩ có thể đề nghị sử dụng thuốc giảm đau chống viêm như ibuprofen hoặc acetaminophen. Một số thủ thuật cũng có thể giúp bạn giảm đau bao gồm: súc miệng bằng nước muối ấm, chườm đá,...
Thăm khám, theo dõi và điều trị tại các cơ sở nha khoa an toàn và uy tín
Nếu có răng mọc ngầm, bạn nên đến trung tâm nha khoa uy tín để được kiểm tra chính xác tình trạng, triệu chứng và sự tác động của răng đến cung hàm. Theo đó, bác sĩ sẽ tư vấn cho bạn biện pháp can thiệp và theo dõi phù hợp.
Phương pháp nhổ răng mọc ngầm
Đây là phương pháp phổ biến và thường được chỉ định vì răng mọc ngầm có đặc điểm riêng và nhổ răng là giải pháp sẵn có giúp loại bỏ nhanh chóng, không tốn kém và mất nhiều thời gian.
Phương pháp này thường được áp dụng trong các trường hợp răng mọc không khít vào xương, nghiêng sang một bên và xô vào chân răng của các răng bên cạnh. Răng ngầm cũng có thể mọc bên dưới các chân răng khác mà các hình thức nắn chỉnh răng không hiệu quả. Răng mọc ngầm là răng thừa hoặc răng trưởng thành bị thiếu nhưng có hình dạng không chính xác, không khớp với vị trí của răng bị thiếu trong cung hàm.
Phương pháp niềng răng kéo răng mọc ngầm
Nếu răng mọc ngầm do sự khuyết thiếu trên cung hàm làm cho răng mọc không đủ hoặc mọc chậm thì phương pháp chỉnh nha kéo răng ngầm lên là phương pháp tối ưu. Bác sĩ phải thực hiện tiểu phẫu để bóc tách chiếc răng ẩn trong xương, sau đó sử dụng phương pháp chỉnh nha để kéo chiếc răng này ra khỏi xương hàm và đưa chiếc răng vào đúng vị trí bị thiếu.
Thăm khám định kỳ 6 tháng/lần là việc làm quan trọng để bạn có thể kiểm soát sức khỏe răng miệng của mình một cách tốt nhất. Đồng thời bác sĩ cũng có thể can thiệp điều trị kịp thời nếu có bất kỳ dấu hiệu bất thường nào xuất hiện.
Xem thêm: 7 cách giảm đau răng khôn nhanh chóng tại nhà?
Nha khoa Nhân Tâm - Cơ sở chữa răng mọc ngầm uy tín, hàng đầu tại TP. Hồ Chí Minh
Nha khoa Nhân Tâm tự hào là địa chỉ nha khoa uy tín tại Việt Nam đã thực hiện thành công hàng nghìn ca nhổ răng mọc ngầm từ đơn giản đến phức tạp. Trong đó có răng khôn và nhiều loại răng thường mọc sâu vào trong xương hàm. Tất cả đều mang lại sự tự tin, thuận tiện và an toàn nhất. Đặc biệt khi nhổ răng tại đây, khách hàng còn nhận được nhiều ưu điểm và quyền lợi vượt trội như:
- Nhổ răng theo tiêu chuẩn y tế như thăm khám, chụp x-quang -> làm sạch và khử trùng -> gây tê -> thực hiện nhổ răng ngầm -> hướng dẫn bệnh nhân cách chăm sóc răng miệng và hẹn lịch tái khám.
- Nha khoa được trang bị hệ thống máy móc hiện đại giúp quá trình nhổ răng mọc ngầm phục hồi hiệu quả, chính xác, nhanh chóng, hạn chế tối đa xâm lấn và hoàn toàn không đau.
- Tuân thủ nghiêm ngặt yêu cầu vô trùng, mỗi khách hàng là một ca thăm khám riêng biệt nhằm hạn chế tối đa tình trạng lây nhiễm chéo.
- Chi phí nhổ răng mọc ngầm được công khai minh bạch. Đội ngũ nhân viên tận tình, chu đáo.
Hy vọng những chia sẻ trên của Nha khoa Nhân Tâm - Trung tâm Implant Việt Nam đã giúp bạn có được nhiều thông tin hữu ích về tình trạng răng mọc ngầm. Khi có dấu hiệu răng mọc ngầm đừng ngần ngại liên hệ với trung tâm để được thăm khám và tư vấn phương pháp điều trị tốt nhất. Nếu bạn có bất kỳ câu hỏi nào về vấn đề này, vui lòng liên hệ với chúng tôi ngay hôm nay nhé!
Bài viết liên quan
- Thời gian thực hiện cấy ghép Implant xương bướm
- Mất răng hàm trên lâu năm: Điều trị với Implant xương bướm
- Cấy ghép Implant xương bướm - Bệnh nhân cần lưu ý gì?
- Tiêu xương hàm trên - Hậu quả và giải pháp
- Implant xương bướm: cân nhắc giải phẫu và vị trí phẫu thuật
- Các bước chuẩn bị trước khi cấy ghép Implant xương bướm
- Sự khác biệt giữa Implant xương bướm và Implant truyền thống
- Tìm hiểu về cấu trúc của xương bướm