Độ tuổi trồng răng Implant và những điều kiện cần đáp ứng
Độ tuổi trồng răng Implant thông thường là từ 18 tuổi trở lên và không giới hạn độ tuổi tối đa, chỉ cần khách hàng đảm bảo đủ các điều kiện về xương hàm và sức khỏe cơ thể.
Để thực hiện trồng Implant, xương ổ răng và xương hàm của khách hàng phải đủ mật độ, chiều dày và chiều cao của xương cần đạt chuẩn, không mắc các bệnh lý về răng miệng hay các bệnh lý mạn tính nào, nếu có thì cần kiểm soát tốt tình trạng bệnh. Khách hành cũng không được hút thuốc lá, uống rượu bia trong thời gian bác sĩ chỉ định cả trước và sau khi phẫu thuật trồng răng.
Các điều kiện về sức khỏe và xương hàm để trồng răng Implant
Trồng răng Implant là phương pháp sử dụng chân răng nhân tạo để khôi phục lại bất cứ chiếc răng nào đã mất bằng cách cấy trụ Implant vào bên trong xương nơi răng thật bị mất để thay thế chân răng. Phía trên chân răng giả sẽ được gắn răng sứ với đầy đủ chức năng và thẩm mỹ của răng tự nhiên.
Thông thường, biện pháp trồng răng Implant chỉ được áp dụng khi khách hàng đáp ứng đủ các điều kiện sau đây:
- Khách hàng không gặp phải bất cứ bệnh lý mạn tính nào. Trường hợp mắc bệnh thì cần phải kiểm soát tốt bệnh lý trước khi tiến hành trồng răng. Với những người bị bệnh tim thì cần chuẩn bị tinh thần thoải mái, không nên quá lo lắng.
- Mức độ xương ổ răng và xương hàm đầy đủ, chiều dày và chiều cao của xương cần đạt chuẩn để đặt vừa chân răng nhân tạo. Nếu khách hàng không đáp ứng đủ điều kiện này thì cần tiến hành ghép thêm xương nhằm đảm bảo quy trình cấy ghép diễn ra thuận lợi.
- Nếu khách hàng có bệnh lý liên quan đến răng miệng thì cần chữa trị triệt để. Chỉ khi răng miệng khỏe mạnh thì mới đạt được kết quả phục hình cao.
- Những khách hàng thường xuyên uống rượu bia, hút thuốc lá,… cần ngưng sử dụng cả trước và sau khi trồng răng để không làm ảnh hưởng tới hiệu quả trồng răng.
Điều kiện về độ tuổi trồng răng Implant
Kỹ thuật trồng răng Implant được bác sĩ chỉ định khi khách hàng đã ở độ tuổi trưởng thành (nghĩa là từ 18 tuổi trở lên).
Lý do là bởi: Nếu khách hàng ở dưới độ tuổi này, hệ thống xương hàm vẫn đang trong thời kì phát triển, chưa hoàn toàn hoàn thiện. Trong khi đó, kỹ thuật trồng răng Implant cần khoan vào xương hàm để cấy trụ Implant, hành động này sẽ ảnh hưởng tiêu cực đến hệ thống xương hàm còn non nớt của khách hàng, quá trình hình thành cấu trúc xương có thể bị sai lệch, tác động đến sự phát triển xương hàm, cấu trúc gương mặt của trẻ về sau và kéo theo nhiều hậu quả nặng nề khác.
>> Xem thêm: Tiến Sĩ Bác Sĩ Võ Văn Nhân trồng Implant bằng công nghệ định vị chính xác và an toàn
Ngoài ra, tỉ lệ thành công khi trồng răng Implant cho khách hành dưới tuổi trưởng thành cũng rất thấp. Chân răng giả sau khi cấy ghép có thể bị vùi lấp do sự phát triển của xương.
Mặc dù vậy, vẫn có một số trường hợp khách hàng dưới 18 tuổi có thể trồng răng Implant. Nếu trẻ đủ 16 tuổi và vùng xương hàm răng cửa đã gần như ổn định, cứng chắc vả không phát triển thêm nữa thì có thể trồng răng Implant phục hình răng cửa sau khi kiểm tra cẩn thận, kết quả phim chụp CT 3D cho phép.
Trồng răng Implant không giới hạn độ tuổi tối đa. Kể cả người cao tuổi nếu có đủ điều kiện về mật độ xương và sức khỏe tổng thể thì vẫn có thể trồng răng Implant.
Trên đây là thông tin về các điều kiện và độ tuổi trồng răng Implant mà Trung tâm Implant Việt Nam muốn chia sẻ với bạn. Mong rằng đây sẽ là những kiến thức hữu ích, giúp bạn đưa ra được quyết định đúng đắn, phù hợp nhất.
Để biết rõ tình trạng của bản thân có thể thực hiện trồng răng Implant hay không, bạn nên tới trực tiếp Trung tâm Implant Việt Nam, các bác sĩ tại đây sẽ thăm khám, đánh giá tình trạng và tư vấn cụ thể, miễn phí cho bạn.
Bài viết liên quan
- Thời gian thực hiện cấy ghép Implant xương bướm
- Mất răng hàm trên lâu năm: Điều trị với Implant xương bướm
- Cấy ghép Implant xương bướm - Bệnh nhân cần lưu ý gì?
- Tiêu xương hàm trên - Hậu quả và giải pháp
- Implant xương bướm: cân nhắc giải phẫu và vị trí phẫu thuật
- Các bước chuẩn bị trước khi cấy ghép Implant xương bướm
- Sự khác biệt giữa Implant xương bướm và Implant truyền thống
- Tìm hiểu về cấu trúc của xương bướm