Bị móm do mất răng - Điều trị bằng phương pháp nào?
Răng móm là một trong những vấn đề nha khoa vô cùng phổ biến, dễ nhìn thấy bằng mắt thường. Chúng sẽ làm mất sự hài hòa của khuôn mặt, khiến hàm bị lệch khớp cắn và tăng nguy cơ mắc bệnh về răng miệng. Cùng tìm hiểu về móm răng là gì và bị móm do mất răng cần điều trị thế nào nhé!
Móm là gì?
Răng bị móm là một thuật ngữ nha khoa dùng để chỉ sự sai lệch khớp cắn tương quan giữa 2 hàm. Dấu hiệu nhận biết của tình trạng này là cằm bị chìa ra phía trước và răng hàm dưới sẽ phủ lên răng hàm trên.
Tình trạng móm răng hay răng có khớp cắn ngược sẽ gây ra những tác động vô cùng xấu. Về thẩm mỹ, móm có thể làm khuôn mặt mất cân đối và nụ cười mất đi sự tự nhiên. Đối với chức năng răng, răng móm sẽ gây khó khăn khi nhai và trong cả vấn đề vệ sinh răng miệng. Tình trạng này có thể làm ảnh hưởng đến hệ tiêu hóa và làm tăng nguy cơ mắc các bệnh lý về răng miệng.
Móm răng thường liên quan đến 3 nguyên nhân chính như sau:
- Do các thói quen xấu: Một số tật xấu như hay mút tay, vị trí đặt lưỡi không đúng cũng có thể gây móm
- Do xương hàm: Hàm trên quá ngắn nên thụt vào bên gây tình trạng lệch hàm. Hoặc xương hàm dưới phát triển quá mức cũng là nguyên nhân khiến xương hàm bị lệch.
- Do cấu tạo răng hoặc do mất răng: khi cấu trúc răng gặp vấn đề hoặc thiếu răng cũng làm lệch khớp hàm.
Vì sao mất răng lại bị móm?
Thông thường khi bị mất một hay hai răng ở phía sau, tâm lý của mọi người sẽ rất chủ quan vì chưa nhận thấy sự thay đổi về chức năng ăn nhai và thẩm mỹ. Nhưng không lâu sau đó, hệ thống nhai và hình thái khuôn mặt của mọi người sẽ bắt đầu bị ảnh hưởng và có thể bị móm do mất răng.
Một số nguyên nhân hàng đầu gây mất răng có thể kể đến chính là sâu răng, viêm nướu hoặc viêm nha chu. Khu vực bị mất răng sẽ mau chóng bị tiêu xương, dẫn đến lợi bị lệch và hàm cũng bị xô lệch theo.
Cho nên, nếu bạn đã bị mất răng và không sớm hồi phục thì khả năng bị móm răng là rất cao. Đặc biệt là khi hàm trên bị mất răng, xương hàm bị tiêu sẽ làm diện tích hàm trên bị ngót lại. Những người bị mất càng nhiều răng thì tình trạng răng bị móm thể hiện trên khuôn mặt sẽ rõ ràng hơn.
Mất răng không chỉ gây móm răng mà để lâu còn gây ra rất nhiều hậu quả khác nếu không điều trị kịp thời, chính là:
- Khó khăn mỗi khi ăn nhai và nghiền nhỏ thức ăn
- Xương hàm sẽ dần bị thoái hóa
- Gây khả năng lão hóa sớm
- Ảnh hưởng trực tiếp đến các răng kế bên, ngoài ra còn ảnh hưởng đến xoang hàm
- Mất răng cũng khiến các bạn bị đau đầu
Nếu bạn đang bị móm do mất răng thì giải pháp tối ưu nhất để khắc phục tình trạng chính là trồng lại răng. Nếu các bạn không trồng răng lại răng thì chỗ bị mất răng sẽ bị tiêu xương, lúc đó việc điều trị sẽ khó khăn hơn bao giờ hết.
Phương pháp điều trị mất răng hiệu quả
Cho đến thời điểm hiện tại, trồng răng Implant vẫn là giải pháp an toàn nhất dành cho người mất răng. Trồng răng Implant là phương pháp phục hình răng tối ưu và lâu dài nhất hiện nay. Phương pháp này có thể điều trị dứt điểm các vấn đề mất răng mà phương pháp hàm giả tháo lắp và cầu răng sứ không thực hiện được.
Implant trong nha khoa chính là trụ có hình dáng thuôn dài được làm bằng chất liệu titanium với độ tinh khiết cao. Trụ này có tác dụng thay thế cho chân răng đã mất trước đó, đóng vai trò nâng đỡ phục hình như mão răng sứ, cầu răng sứ hoặc hàm giả.
Trồng răng implant có thể phục hồi răng bị mất từ một hay nhiều chiếc, liên tục hoặc không liên tục. Implant có bề mặt không quá trơn nhẵn với khả năng thu hút các tế bào xương, tích hợp toàn bộ vào xương hàm nên rất cứng chắc và ổn định. Tuy nhiên phương pháp này lại có chi phí cao hơn 2 phương pháp điều trị mất răng truyền thống và thời gian hoàn thành cũng lâu hơn nhiều.
Xem thêm: Tiêu chí đánh giá xương hàm đạt tiêu chuẩn để trồng Implant?
Những ưu điểm vượt trội của phương pháp cấy ghép Implant
Trồng răng Implant đang là phương pháp phục hình răng đã mất hiệu quả trong những năm gần đây. Lý do phương pháp này như nổi tiếng là vì những ưu điểm vượt trội mà không phương pháp nào có được. Với kĩ thuật thực hiện phức tạp, trồng răng Implant sẽ mang đến nhiều ưu điểm như sau:
Phục hình răng bị mất tối ưu nhất
Khi phục hình răng bị mất, sẽ có một trụ titan được thiết kế đặc biệt phù hợp với chân răng đã mất và đưa xuống xương hàm. Bên trên trụ titan sẽ những đường gen giúp xương hàm được tích hợp nhanh chóng hơn. Khi này trụ titan sẽ đóng vai trò giống như một chân răng thật. Tiếp theo bác sĩ sẽ chụp mão răng sứ lên trên qua khớp nối abutment để phục hình lại mặt nhai.
Có thể thấy, trồng răng Implant có thể phục hình răng đã mất một cách toàn diện từ chân răng cho đến thân răng. Chiếc răng Implant mới được thay thế có vai trò và cấu tạo như một chiếc răng thật. Nếu các bạn tìm hiểu về lịch sử phục hình răng trong nha khoa thì chưa phương pháp nào có thể làm được như trồng răng implant, vì các phương pháp trước đây chỉ có thể phục hình mặt nhai mà thôi.
Quá trình phục hình không làm ảnh hưởng đến răng khác
Phục hình bằng cầu răng sứ cũng là giải pháp phục hình hiệu quả trong nha khoa. Nhưng phương pháp này lại có một nhược điểm khá lớn là trong quá trình thực hiện phải mài một hoặc hai chiếc răng bên cạnh răng đã mất để bắt trụ cho cầu răng sứ nằm bên trên.
Ngoài ra kỹ thuật cầu răng sứ còn có thể gây ra một số biến chứng như răng tạo trụ sẽ nhạy cảm hơn, dễ ê buốt và sâu răng…Ngược lại, phương pháp trồng răng Implant có thể khắc phục hoàn toàn các nhược điểm ấy.
Trồng răng Implant sẽ không tác động đến bất cứ chiếc răng nào ở bên cạnh. Mọi thao tác đều được thực hiện ở vị trí răng đã mất nên đảm bảo bảo tồn được các răng bên cạnh hiệu quả nhất.
Không bị tiêu xương hoặc tụt lợi
Một hậu quả của việc bị mất răng lâu năm đó là vùng xương hàm tại chân răng đã mất bị trống khiến vùng xương hàm tiêu dần. Tình trạng này vô cùng nguy hiểm và có ảnh hưởng rất lớn đến sức khỏe răng miệng. Cho dù răng của bạn được phục hình bằng phương pháp cũ như cầu răng cũng không thể ngăn chặn được tình trạng tiêu xương hàm.
Nhưng đối với phương pháp trồng răng Implant thì hoàn toàn khác. Phương pháp này có thể ngăn chặn quá trình tiêu xương xảy ra bởi vì chân răng thật đã được thay thế bằng trụ titan an toàn. Đây được xem là ưu điểm vượt trội nhất của trồng răng Implant mà các phương pháp khác không làm được.
Bền chắc và cảm giác ăn nhai chân thật
Bền chắc, chịu lực nhai tốt chính là các ưu điểm vượt trội nhất của trồng răng Implant. Theo một vài nghiên cứu, trồng răng implant có thể duy trì lâu dài hơn so với một số phương pháp phục hình răng khác. Thông thường sẽ có khoảng 90% trường hợp có lực ăn nhai khá tốt sau 10 năm. Nếu các bạn có chế độ chăm sóc đúng cách, khoa học thì răng phục hình trên Implant có thể duy trì trọn đời.
Ngoài ra, một chiếc răng được phục hình toàn diện sẽ có thể phục hồi chức năng ăn nhai như lúc đầu. Có 99% trường hợp phục hình trên Implant được nhận xét có được cảm giác ăn nhai chân thật, khi so sánh phải nói là bằng hoặc tốt hơn răng thật. Quá trình ăn nhai hoàn toàn thỏa mái mà không bị khó chịu hay có cảm giác không thật.
Với những ưu điểm vượt trội này, trồng răng Implant đã được nhiều bác sĩ tư vấn cho khách hàng cần phục hình răng bị mất. Tuy hiệu quả nhưng đây không phải kĩ thuật đơn giản nên không phải bác sĩ hoặc cơ sở nha khoa nào cũng có thể thực hiện được. Muốn có hiệu quả tốt nhất các bạn nên lựa chọn nha khoa uy tín, có bác sĩ giỏi, nhiều kinh nghiệm và được đào tạo chuyên khoa về trồng răng Implant.
Nếu bạn đang bị móm do mất răng và không biết nên điều trị thế nào thì hãy tìm đến phương pháp trồng răng implant. Trung tâm Implant là địa chỉ uy tín để bạn trồng răng implant vì có công nghệ hiện đại, bác sĩ giỏi, giàu kinh nghiệm, đã thực hiện thành công rất nhiều ca cấy ghép Implant. Hãy liên hệ trực tiếp trung tâm Implant Việt Nam để phục hình cho chiếc răng bị mất ngay nhé!
Bài viết liên quan
- Thời gian thực hiện cấy ghép Implant xương bướm
- Mất răng hàm trên lâu năm: Điều trị với Implant xương bướm
- Cấy ghép Implant xương bướm - Bệnh nhân cần lưu ý gì?
- Tiêu xương hàm trên - Hậu quả và giải pháp
- Implant xương bướm: cân nhắc giải phẫu và vị trí phẫu thuật
- Các bước chuẩn bị trước khi cấy ghép Implant xương bướm
- Sự khác biệt giữa Implant xương bướm và Implant truyền thống
- Tìm hiểu về cấu trúc của xương bướm