Gãy răng hàm có nguy hiểm không? Phải làm gì khi bị gãy?
Răng hàm hay còn gọi là răng cối bao gồm răng hàm lớn và răng hàm nhỏ. Số thứ tự của các răng hàm là từ 4 đến 8. Răng hàm có những đặc điểm sau: Mặt nhai rộng, có rãnh, chân răng có từ 2 đến 4 chân tùy theo vị trí của răng.
Răng hàm bị gãy có thể do nhiều nguyên nhân khác nhau. Thường thì cấu trúc răng hàm bị phá hủy từ bên trong do sâu răng hoặc do các tác động bên ngoài chẳng hạn như chấn thương, tai nạn.
Nếu gãy răng hàm sẽ khá nguy hiểm. Vì răng hàm là chiếc răng thực hiện chức năng nhai và nghiền thức ăn. Khi răng hàm bị gãy hoặc mất sẽ gây ra tình trạng ăn nhai lệch một bên dẫn đến lệch lạc cả hai hàm ảnh hưởng đến khớp thái dương hàm.
Hiện nay, có 3 phương pháp phục hồi gãy răng hàm như sau: Trám răng khi vỡ ít hơn 1/3 thân răng, bọc răng sứ cho răng gãy hơn 1/3 và cấy ghép implant đối với răng gãy lớn, chân răng lung lay
Răng hàm là gì?
Răng hàm hay còn gọi là răng cối, bao gồm răng hàm lớn và răng hàm nhỏ. Số thứ tự của các răng hàm là từ 4 đến 8. Vì vậy, một người trưởng thành sẽ có tổng số 20 răng hàm. Trong đó, răng hàm số 6 và số 7 là hai vị trí chúng ta cần đặc biệt lưu ý.
Nguyên nhân là do đây là hai chiếc răng vĩnh viễn không trải qua quá trình thay răng. Do đó, nếu không được chăm sóc cẩn thận, những chiếc răng này rất dễ bị sâu và hư hỏng sớm. Răng vĩnh viễn sau khi mất đi sẽ không thể mọc lại.
Răng hàm được cấu tạo bởi hai phần: thân và chân răng. Thân răng là phần mà chúng ta có thể nhìn thấy, chân răng nằm sâu dưới nướu và kết nối với xương hàm. Răng hàm có những đặc điểm sau: Mặt nhai rộng, có rãnh, chân răng có từ 2 đến 4 chân tùy theo vị trí của răng.
Vai trò của răng hàm ở người
Răng hàm đóng một vai trò quan trọng trong việc cắn, xé, nhai và nghiền thức ăn. Nó giúp nghiền thức ăn, trộn với các enzym trong nước bọt trước khi đi vào cơ thể và được chuyển đến các cơ quan tiêu hóa như dạ dày, ruột non,…
Bên cạnh đó, răng hàm còn có vai trò tạo nên sự hài hòa, cân đối và thẩm mỹ cho khuôn mặt. Ngoài ra, việc mọc răng hàm đầy đủ giúp phát âm các từ một cách chính xác và rõ ràng. Khi mất răng, hàm có khoảng trống, âm thanh phát ra khó nghe, không chính xác.
Những nguyên nhân dẫn tới răng hàm bị gãy
Răng hàm bị gãy có thể do nhiều nguyên nhân khác nhau. Thường thì cấu trúc răng hàm bị phá hủy từ bên trong do sâu răng hoặc do các tác động bên ngoài chẳng hạn như chấn thương, tai nạn.
Gãy răng hàm do vệ sinh răng miệng kém
Những bệnh nhân đánh răng không đúng cách, thậm chí không đánh răng hàng ngày có thể gây ra các mảng bám quanh răng.
Mảng bám răng dày lên theo ngày tháng và là môi trường tốt để vi khuẩn có hại trong khoang miệng tấn công ăn mòn men răng, gây ra các bệnh như sâu răng, viêm nha chu, viêm nhiễm chân răng,… Vi khuẩn xâm nhập vào ngà răng và phá hủy cấu trúc răng khiến bạn có nguy cơ cao bị gãy răng.
Chế độ dinh dưỡng không khoa học
Canxi và vitamin D là những khoáng chất vô cùng quan trọng đối với sức khỏe răng miệng, quyết định độ cứng của răng.
Cơ thể cần bổ sung canxi và vitamin D từ các nhóm thực phẩm qua đường ăn uống. Nếu bạn có chế độ ăn uống không khoa học, thường xuyên ăn đồ chiên rán, nhiều đường, không ăn rau, ít ăn thực phẩm chứa canxi sẽ không đảm bảo đủ nhu cầu canxi cho cơ thể.
Thiếu canxi khiến răng kém chắc khỏe, chân răng dễ bị lung lay và dễ gãy. Đồng thời, đường và axit trong thức ăn nhanh tạo cơ hội cho vi khuẩn tấn công và phá hủy cấu trúc răng nhiều hơn, dẫn đến gãy răng hàm.
Gãy răng hàm do thói quen ăn nhai không tốt
Những thói quen xấu như nhai vật cứng, nghiến răng, dùng răng để mở nắp chai,... lâu dần sẽ làm mòn răng. Lớp men khá mỏng thì dễ bị vi khuẩn xâm nhập và tấn công. Những ai vẫn có thói quen nghiến răng, ăn thức ăn cứng thì nguy cơ gãy răng rất cao, nhất là sau khi ngà răng đã bị lộ ra ngoài.
Chấn thương vùng mặt, gãy răng...
Chấn thương là nguyên nhân hàng đầu dẫn đến gãy răng hàm. Khi tham gia các hoạt động thể thao luôn tiềm ẩn nguy cơ chấn thương vùng mặt rất cao. Ngoài ra chấn thương do công việc, tai nạn giao thông không chỉ làm gãy răng, mất toàn bộ thân răng mà thậm chí là lệch khớp.
Gãy răng hàm vì tuổi tác
Tuổi cao cũng là một trong những nguyên nhân gây tình trạng gãy răng hàm. Người ở độ tuổi trung niên và cao tuổi thường có tỷ lệ gãy răng cao hơn so với người trẻ.
Các hoạt động chẳng hạn như nhai, nghiến răng làm lớp men răng bị mài mòn theo thời gian, kết hợp với sự lão hóa của cơ thể khiến người trung niên và cao tuổi dễ bị gãy một phần răng, thậm chí thân răng bị gãy hoàn toàn.
Xem thêm: Người bị bệnh loãng xương có trồng răng Implant được không?
Gãy răng hàm có nguy hiểm không? Hậu quả thế nào?
Như đã nói ở trên, răng hàm đóng vai trò vô cùng quan trọng trong việc ăn nhai. Vì vậy, nếu bạn bị gãy răng hàm mà không khắc phục sớm thì có thể xảy ra những hậu quả sau:
Ảnh hưởng đến khả năng ăn nhai
Cấu trúc răng bị phá hủy, tạo lỗ hổng trên cung hàm gây khó khăn trong việc ăn nhai. Thức ăn không được nhai kỹ trước khi đến dạ dày, điều này làm cho hệ tiêu hóa hoạt động mạnh. Các bạn sẽ bị đe dọa bởi bệnh viêm loét dạ dày, cơ thể không hấp thụ đủ chất dinh dưỡng dẫn đến suy nhược.
Ngoài ra, gãy răng hàm do thói quen cũng khiến cung hàm bị lệch lạc do chỉ nhai ở bên răng hàm ổn định. Điều này khiến cấu trúc xương hàm lệch sang một bên, ảnh hưởng đến thẩm mỹ, thậm chí gây đau nhức khớp thái dương hàm.
Làm tăng nguy cơ mắc bệnh nha khoa
Răng bị vỡ, gãy làm hỏng bề mặt răng và tạo ra các lỗ sâu nhỏ, nơi thức ăn có thể dễ dàng bị mắc kẹt trong quá trình ăn nhai, điều này rất tốt cho vi khuẩn. Vi khuẩn sinh sôi và phát triển nhanh chóng sẽ tấn công chiếc răng đó và xâm lấn các răng kế cận.
Sau khi bị gãy răng, nếu bạn không điều trị sớm và không chú ý đến quá trình vệ sinh răng miệng sẽ làm tăng nguy cơ mắc các bệnh như sâu răng, nhiễm trùng chân răng, viêm nha chu, tụt nướu,...
Mất răng vĩnh viễn
Nếu chiếc răng bị gãy không được khắc phục bằng các biện pháp phục hình như trám răng, bọc sứ để bảo tồn răng thật thì sẽ có nguy cơ bị mất răng. Nếu răng bị gãy nặng thậm chí có thể đâm trực tiếp vào tủy răng, gây đau nhức và làm lung lay chân răng. Dần dần răng hàm bị gãy sẽ trở nên yếu hơn và lâu dần dẫn đến mất răng vĩnh viễn.
Gãy răng gây ra những hậu quả lâu dài cho sức khỏe
Răng hàm bị gãy có thể làm cho tủy răng tiếp xúc trực tiếp với nhiệt của thức ăn. Có nhiều dây thần kinh khác nhau trong tủy răng khi nó bị lộ ra ngoài. Việc tiếp xúc trực tiếp với nhiệt độ của thực phẩm gây khó chịu cho người bệnh. Từ đó sức khỏe cũng suy giảm, cơ thể suy nhược và hay cáu gắt, mệt mỏi hơn.
Phục hồi răng hàm bị gãy bằng phương pháp nào?
Trám răng
Trám răng thường được chỉ định để phục hồi răng hàm bị gãy không quá 1/3 thân răng. Bác sĩ sẽ sử dụng vật liệu trám đặc biệt, thường là composite để phục hình chiếc răng bị gãy về hình dạng răng ban đầu.
Bọc răng sứ
Nếu răng hàm bị gãy hơn ⅓ thân răng thì bác sĩ sẽ chỉ định bọc răng sứ để bảo vệ chân răng và phần răng thật còn lại. Trước khi bọc răng sứ, bác sĩ sẽ tiến hành vệ sinh sạch sẽ. Sau đó chiếc răng hàm này sẽ được mài chỉnh và bọc sứ để đảm bảo độ khít hoàn hảo. Răng hàm sau khi bọc sứ có thể ăn nhai như răng thật. Màu sắc của răng tự nhiên giống răng thật.
Cấy ghép Implant
Nếu răng bị gãy và lung lay chân răng, bác sĩ sẽ tiến hành nhổ chân răng để phục hình lại bằng phương pháp cấy ghép implant. Răng implant có cấu tạo gồm 3 phần: trụ implant, Abutment và mão sứ.
Trụ implant được cấy trực tiếp vào xương hàm nhằm thay thế chân răng thật, đủ chắc khỏe để nâng đỡ răng sứ. Abutment là cầu nối giữa trụ implant và mão răng sứ. Với răng được cấy ghép, bạn có thể ăn, nhai thoải mái như răng thật và thậm chí sử dụng suốt đời. Đây là cách tốt nhất để giải quyết tình trạng răng hàm bị gãy.
Tóm lại, nếu muốn biết phương pháp nào hiệu quả nhất cho tình trạng của mình thì bạn nên đến ngay nha khoa uy tín để được thăm khám cụ thể. Các bác sĩ chuyên khoa sẽ tư vấn cho bạn phương pháp điều trị hiệu quả nhất.
Phục hồi răng hàm bị gãy bằng trồng Implant tại Trung tâm Implant Việt Nam
Trung tâm Implant Việt Nam được biết đến là địa chỉ trồng răng implant uy tín hơn 25 năm tại TP.HCM. Đây là địa chỉ không ngừng cập nhật những công nghệ tiên tiến trên thế giới nhằm mang đến cho khách hàng chất lượng dịch vụ tốt nhất. Đến trồng răng implant tại Trung tâm Implant Việt Nam, bạn sẽ được trải nghiệm chất lượng dịch vụ 05 sao với những lợi ích vượt trội:
Đội ngũ y bác sĩ hơn 25 năm kinh nghiệm
Thế mạnh của Trung tâm Implant Việt Nam đó chính là đội ngũ y bác sĩ. Các bác sĩ trực tiếp thực hiện cấy ghép implant cho bệnh nhân là những bác sĩ chuyên khoa có hơn 25 năm kinh nghiệm trong nghề. Dưới sự chỉ đạo của Dr. Võ Văn Nhân - Giám đốc Trung tâm Implant Việt Nam nên khách hàng hoàn toàn có thể an tâm.
Công nghệ cấy ghép implant kỹ thuật số
Bên cạnh yếu tố về bác sĩ, Trung tâm Implant Việt Nam còn chú trọng đến việc trang bị hiện đại. Trung tâm Implant Việt Nam luôn cập nhật và ứng dụng công nghệ kỹ thuật số vào khám và điều trị trồng răng Implant.
Hệ thống vô trùng khép kín
Thiết lập hệ thống vô trùng khép kín, tất cả các dụng cụ và thiết bị đều được vô trùng hoàn toàn. Ngoài ra, phòng phẫu thuật còn được trang bị đầy đủ máy móc đảm bảo vô khuẩn, tránh nguy cơ lây nhiễm chéo hay nhiễm trùng có thể xảy ra.
Dịch vụ chăm sóc khách hàng tận tâm và chế độ bảo hành lâu dài
Ngoài ra, bạn không phải quan ngại về giá cả trồng răng vì Trung tâm Implant Việt Nam hỗ trợ bạn đặt implant trả góp mà không phải trả lãi suất. Trung tâm sẽ hỗ trợ đưa đón miễn phí trong quá trình điều trị. Khách hàng còn được đảm bảo các chính sách rõ ràng, minh bạch trong thời gian dài nên bạn có thể yên tâm cấy ghép mà không lo gặp phải những biến chứng ngoài ý muốn.
Hy vọng bài viết đã giúp bạn hiểu hơn về vấn đề gãy răng hàm. Nếu bạn cũng đang băn khoăn về tình trạng này hãy liên hệ ngay với chúng tôi để được thăm khám và tư vấn chi tiết nhất nhé!
Bài viết liên quan
- Review nha khoa uy tín tại Đắk Nông
- Thời gian thực hiện cấy ghép Implant xương bướm
- Mất răng hàm trên lâu năm: Điều trị với Implant xương bướm
- Cấy ghép Implant xương bướm - Bệnh nhân cần lưu ý gì?
- Tiêu xương hàm trên - Hậu quả và giải pháp
- Implant xương bướm: cân nhắc giải phẫu và vị trí phẫu thuật
- Các bước chuẩn bị trước khi cấy ghép Implant xương bướm
- Sự khác biệt giữa Implant xương bướm và Implant truyền thống