Logo nha khoa Nhân Tâm

807 Đường 3/2

Phường 7, Quận 10, TP.HCM

1900 56 5678

Hotline

8:00 - 20:30

THỨ HAI ->BẢY

Giải phẫu của Implant xương bướm


Khác với cấy ghép Implant truyền thống, Implant xương bướm được thiết kế đặc biệt để có thể đặt vào vùng xương cánh bướm nhằm phục hình răng mất cho những bệnh nhân bị tiêu xương hàm trên. Mời các bạn đọc bài viết “Giải phẫu của Implant xương bướm” để xem sự khác biệt của phương pháp Implant này nhé!
 Giải phẫu của Implant xương bướm

Phương pháp Implant xương bướm sử dụng trụ Implant đặc biệt, dài tối thiểu 15mm cấy vào vùng xương cánh bướm theo góc nghiêng 45-55 độ. Quá trình thực hiện đòi hỏi Bác sĩ phải tính chính xác góc đặt trụ và chiều dài của Implant, đảm bảo phù hợp với cấu trúc giải phẫu của từng bệnh nhân.

Giải phẫu của Implant xương bướm

Cấy ghép Implant xương bướm là phương pháp Implant sử dụng trụ Implant đặt vào vùng xương cánh bướm để thay thế cho các răng bị mất vùng răng sau hàm trên khi xương hàm không đủ điều kiện để đặt Implant thông thường.

Phân tích giải phẫu của Implant xương bướm, Implant được đặt theo góc nghiêng khoảng 45-55 độ vào mảng xương cánh bướm của bệnh nhân, chiều dài Implant khoảng 15mm – 20mm, thậm chí có trường hợp 22mm.

Vị trí Implant được đặt tùy theo giải phẫu riêng của từng bệnh nhân. Bác sĩ cần xác định góc 3 chiều của hành lang cơ bướm hàm trên và mật độ xương xương vùng củ và mảng cơ bướm để có thể xác định chính xác vị trí đặt Implant xương bướm, chiều dài trụ và góc đặt Implant.

Implant xương bướm có chiều dài dài hơn trụ Implant thông thường và được đặt vào xương cánh bướm theo góc nghiêng
Implant xương bướm có chiều dài dài hơn trụ Implant thông thường và được đặt vào xương cánh bướm theo góc nghiêng

Chụp phim CT Cone Beam 3D sẽ cho phép Bác sĩ quan sát được tương quan cấu trúc răng, xương hàm và các khu vực liên quan, từ đó chẩn đoán tình trạng xương hàm và vùng xương bướm. Dựa trên dữ liệu thu thập được, Bác sĩ sẽ biết được bệnh nhân phù hợp với phương pháp Implant nào, từ đó lập ra kế hoạch điều trị chi tiết.

Tất nhiên, để đảm bảo ca điều trị chính xác, hiệu quả và an toàn cho bệnh nhân, Bác sĩ cần có chuyên môn sâu rộng và là chuyên gia dày dặn kinh nghiệm trong lĩnh vực Implant nha khoa, đã từng thực hiện thành công các trường hợp mất răng phức tạp. Bên cạnh đó, sự hỗ trợ của các trang thiết bị - công nghệ nha khoa tiên tiến cũng góp phần nâng cao tỷ lệ thành công khi cấy ghép Implant xương bướm.

Đăng ký tư vấn miễn phí

Những trường hợp được chỉ định cấy ghép Implant xương bướm

Implant xương bướm được sử dụng trong điều trị cho bệnh nhân mất răng vùng răng sau hàm trên có tình trạng xương hàm bị tiêu trầm trọng. Khi xương hàm bị tiêu, số lượng và mật độ, chất lượng xương hàm sẽ không đủ điều kiện để cho phép cấy trụ Implant vào xương hàm như thông thường.

Trước đây, các biện pháp khắc phục tiêu xương hàm trên bao gồm nâng xoang, ghép xương để tăng lượng xương nhằm đáp ứng cấy ghép Implant hoặc ứng dụng kỹ thuật Implant xương gò má.

Implant xương bướm phù hợp với bệnh nhân mất răng vùng răng sau hàm trên có tình trạng xương hàm bị tiêu trầm trọng
Implant xương bướm phù hợp với bệnh nhân mất răng vùng răng sau hàm trên có tình trạng xương hàm bị tiêu trầm trọng

Xem thêm: Cấy ghép Implant xương bướm có nguy hiểm không?

Tuy nhiên do cấu trúc giải phẫu hàm trên khá phức tạp nên những biện pháp này vẫn tiềm ẩn những rủi ro cho bệnh nhân, do đó, các Bác sĩ đã nghiên cứu và phát hiện vùng cơ bướm hàm trên cung cấp vị trí thuận lợi để cấy ghép Implant và hạn chế được những rủi ro nguy hiểm.

Theo đó, bệnh nhân cấy ghép Implant xương bướm sẽ tránh được thủ thuật nâng xoang và ghép xương, vùng xương bướm có mật độ khá dày đặc có thể hỗ trợ nâng đỡ trụ Implant mà không bị chất lượng và số lượng của xương hàm ảnh hưởng.

Những lợi ích thiết thực của cấy ghép Implant xương bướm bao gồm: tránh nâng xoang, tránh ghép xương, hạn chế tối đa xâm lấn, hạn chế biến chứng, cho phép phục hình tức thì, có thể kết hợp với các kỹ thuật Implant khác để điều trị cho bệnh nhân mất nhiều răng hoặc mất răng nguyên hàm trên, rút ngắn thời gian và chi phí điều trị.

Implant xương bướm giúp bệnh nhân tránh được các thủ thuật nâng xoang, ghép xương
Implant xương bướm giúp bệnh nhân tránh được các thủ thuật nâng xoang, ghép xương

Dưới đây là những trường hợp phù hợp với giải pháp cấy ghép Implant xương bướm:

  • Bệnh nhân bị mất răng vùng răng sau hàm trên bị teo xương hàm không thể thực hiện cấy ghép Implant thông thường.
  • Bệnh nhân bị mất răng sau vùng răng hàm trên bị teo xương hàm không đủ điều kiện để nâng xoang, ghép xương hoặc từng nâng xoang, ghép xương bị thất bại.
  • Bệnh nhân mất răng bị tiêu xương vùng răng sau hàm trên đã từng thực hiện cấy ghép Implant thông thường nhưng bị thất bại.
  • Bệnh nhân cấy ghép Implant xương gò má bị thất bại.
  • Bệnh nhân bị chấn thương xương sau hàm trên hoặc đã từng phẫu thuật cắt đoạn xương sau hàm trên.
  • Bệnh nhân mất răng hàm trên lâu năm hoặc mắc hội chứng không răng bẩm sinh.

Đặt hẹn khám - tư vấn

Cấy ghép Implant xương bướm bao gồm những bước nào?

Tiếp theo, Trung tâm Implant Việt Nam mời bạn cùng tìm hiểu quy trình cấy ghép Implant xương bướm. Một ca điều trị với kỹ thuật Implant xương bướm gồm những bước sau đây:

  • Bước 1: Thăm khám và tư vấn. Bác sĩ tiến hành thăm khám răng miệng tổng quát, cho bệnh nhân chụp phim CT Cone Beam 3D để khảo sát tình trạng răng, xương hàm và cấu trúc giải phẫu liên quan để xác định phương pháp điều trị. Tiếp theo Bác sĩ tư vấn cho bệnh nhân về kế hoạch điều trị chi tiết.
Bệnh nhân được thăm khám và chụp phim CT Cone Beam 3D
Bệnh nhân được thăm khám và chụp phim CT Cone Beam 3D
  • Bước 2: Cấy trụ Implant. Bệnh nhân được hướng dẫn vệ sinh răng miệng và kiểm tra sức khỏe tổng quát, huyết áp, tim mạch để đảm bảo đủ điều kiện phẫu thuật cấy Implant. Sau đó bệnh nhân sẽ được gây tê để không cảm thấy đau trong quá trình thực hiện. Tiếp theo, Bác sĩ sẽ thực hiện phẫu thuật cấy trụ Implant vào xương cánh bướm.
  • Bước 3: Chờ tích hợp xương. Sau khi trụ Implant được cấy chính xác vào vị trí, bệnh nhân cần chờ khoảng vài tháng để lành thương và tích hợp xương. Thời gian tích hợp xương sẽ phụ thuộc vào cơ địa và tình trạng cụ thể của từng bệnh nhân, (thông thường khoảng 2-6 tháng).
  • Bước 4: Phục hình răng trên Implant. Sau khi trụ Implant tích hợp với xương cánh bướm, Bác sĩ tiến hành lấy dấu để chế tác phục hình răng trên Implant. Răng trên Implant cần đảm bảo độ bền chắc, khả năng chịu lực, không gây cộm vướng hay đau khi ăn nhai và có vẻ đẹp tự nhiên như răng thật.
cccccc
Bệnh nhân không răng bẩm sinh tìm lại nụ cười với giải pháp cấy ghép răng Implant
  • Bước 5: Hướng dẫn chăm sóc sau điều trị. Sau khi cấy ghép răng Implant, bệnh nhân được hướng dẫn cách chăm sóc và vệ sinh răng miệng để giúp răng luôn chắc khỏe, kéo dài tuổi thọ của răng Implant.

Như vậy với cấu trúc giải phẫu đặc biệt, Implant xương bướm cho phép nâng đỡ phục hìn cho những bệnh nhân bị mất răng sau hàm trên có tình trạng xương hàm bị tiêu nghiêm trọng, từ đó giúp bệnh nhân phục hồi chức năng ăn nhai và nâng cao thẩm mỹ, lấy lại niềm vui trong cuộc sống.

Liên hệ


Trung tâm Implant Việt Nam

Bài viết liên quan