Logo nha khoa Nhân Tâm

807 Đường 3/2

Phường 7, Quận 10, TP.HCM

1900 56 5678

Hotline

Cần làm gì nếu bị giắt thức ăn bên dưới phục hình Implant?


Trồng răng Implant là biện pháp khôi phục răng đã mất tân tiến nhất hiện nay được nhiều khách hàng lựa chọn. Tuy nhiên, sau một thời gian làm răng, một số khách hành đã gặp phải tình trạng giắt thức ăn bên dưới phục hình Implant. Hãy cùng các bác sĩ tại Implant Nhân Tâm – Trung tâm Implant Việt Nam tìm hiểu nguyên nhân và cách khắc phục vấn đề này nhé.
Cần làm gì nếu bị giắt thức ăn bên dưới phục hình Implant?

Giắt thức ăn bên dưới phục hình Implant có thể xảy ra do kỹ thuật trồng răng không tốt, răng đối diện trồi dài, không tạo được nhú lợi giữa trụ Implant và răng,… Thức ăn giắt lại rất khó vệ sinh, nếu không có biện pháp khắc phục kịp thời sẽ làm tích tụ vi khuẩn, gây nhiễm trùng lan rộng và hư hỏng răng bên cạnh.

Nguyên nhân dẫn đến giắt thức ăn bên dưới phục hình Implant

Để hiểu một cách chính xác nhất, trước tiên chúng ta cần phân biệt rõ khái niệm giắt thức ăn và đọng thức ăn:

  • Đọng thức ăn là tình trạng các mảnh vụn thức ăn bám quanh răng và có thể được làm sạch bằng cơ chế sinh học như tần suất lưỡi di chuyển, dòng chảy của nước bọt, súc miệng, lực khớp cắn,… Đọng thức ăn là vấn đề xảy ra thường xuyên và không khiến bạn khó chịu quá nhiều.
  • Giắt thức ăn xảy ra do sự xoay dịch, mất điểm tiếp xúc vì kỹ thuật cấy ghép của bác sĩ không chuẩn, độ nghiêng của răng hoặc do răng đối diện trồi dài, phục hình răng không tạo được nhú lợi giữa trụ Implant và răng,… Khi đó, thức ăn sẽ bị giắt lại dưới phục hình răng Implant và gây cảm giác khó chịu, phải dừng lại để xỉa răng và nhiều khi không muốn ăn.
Giắt thức ăn bên dưới phục hình Implant gây khó chịu cho người sử dụng
Giắt thức ăn bên dưới phục hình Implant gây khó chịu cho người sử dụng

Vậy đâu là lý do dẫn đến giắt thức ăn bên dưới phục hình Implant? Trường hợp trồng răng Implant tức thì phục hình răng hàm, trụ chân răng sẽ được cấy tại vị trí hơi lệch so với vùng mất răng. Với các răng hàm lớn thì sẽ có xu hướng cấy Implant xa hơn điểm chính giữa huyệt ổ răng. Vì vậy sẽ hình thành một khu vực nướu không đều đặn phía dưới phục hình Implant.

Khi đó, vấn đề thường xảy ra nhất là thức ăn bị giắt phía dưới Implant. Đường viền phục hình phía dưới không tiếp xúc được với nướu, vậy nên tình trạng tồn đọng thức ăn tại khu vực này là khá nhiều, khiến hoạt động vệ sinh răng khó khăn hơn.

Ngoài ra, vẫn có một vài vấn đề khác tác động khiến thức ăn bị giắt lại như: Răng giả không chạm khớp hoặc răng phục hình kém thẩm mỹ. Khi gờ bên tại khu vực bề mặt chụp răng hơi chếch ra ngoài nhưng bác sĩ lại đặt lực cắn tại vị trí này thì vít Abutment sẽ bị lỏng, keo cement bị phân rã hoặc xương hàm bị tiêu biến nghiêm trọng,…

Do đó, bác sĩ cần gắn vít Abutment và răng tạm trong thời gian điều chỉnh sau cấy ghép để bảo đảm không xảy ra tình trạng giắt thức ăn bên dưới phục hình Implant.

Hậu quả khi bị giắt thức ăn bên dưới phục hình Implant

Viêm nhiễm do giắt thức ăn bên dưới phục hình Implant không được làm sạch lâu ngày
Viêm nhiễm do giắt thức ăn bên dưới phục hình Implant không được làm sạch lâu ngày

Cơ chế tự làm sạch sinh học không thể loại bỏ thức ăn bị giắt phía dưới phục hình Implant. Nếu chúng ta không có biện pháp khắc phục sớm thì tình trạng này không chỉ gây khó chịu, cộm vướng mà còn kéo theo nhiều hậu quả nặng nề khác.

Thức ăn bị giắt phía dưới phục hình Implant còn tạo điều kiện cho vi khuẩn có hại sinh sôi, phát triển, tấn công nướu gây viêm. Lúc này, răng giả sẽ không thể bền chắc được nữa, thậm chí còn khiến răng kế cận bị hư hỏng do vi khuẩn lan rộng.

Có thể bạn quan tâm: Mất hai răng liên tiếp cấy một trụ Implant được không

Cách khắc phục nếu bị giắt thức ăn bên dưới phục hình Implant

Để khắc phục triệt để tình trạng này, bác sĩ cần chẩn đoán được nguyên nhân chính xác:

  • Nếu vị trí tiếp xúc giữa răng thật và răng Implant bị thay đổi thì nên sử dụng phục hình bắt vít thay vì gắn keo cement, việc này sẽ thuận tiện hơn cho việc khắc phục khi có khe hở giắt thức ăn. Hoặc cũng có thể hàn thêm tiếp xúc ở phía răng thật.
  • Trường hợp khách hàng có nướu mỏng, vùng tiếp xúc không được lấp đầy bởi nhú lợi, làm khe hở lớn xuất hiện giữa 2 chiếc răng thì giải pháp lúc này là cấy hơi âm xuống bên dưới xương hàm, tạo hình – dựng trục và dùng Abutment cá nhân hóa nhằm kiểm soát nhú lợi thay vì dùng Abutment làm sẵn.
  • Đối với khách hàng bị tiêu xương, bác sĩ cần tháo Implant để ghép thêm xương trước khi trồng lại răng.
  • Nếu xuất hiện bất thường ở khớp cắn, bác sĩ cần có biện pháp nắn chỉnh lại trước khi trồng răng. Hướng điều trị có thể là đánh lún răng trồi, dựng trục răng nghiêng đổ.
  • Nếu khách hàng có mô nướu mỏng, bác sĩ cần trồng Implant âm xương nhằm tạo độ dày nướu khoảng 4 – 5 mm.
Trồng Implant âm xương nhằm tạo độ dày nướu
Trồng Implant âm xương nhằm tạo độ dày nướu

Để bảo đảm quá trình trồng răng Implant diễn ra thuận lợi, an toàn, thành công và tránh tình trạng giắt thức ăn bên dưới phục hình Implant, bạn cần tìm hiểu và chọn lựa đúng trung tâm nha khoa uy tín, có bác sĩ trình độ cao để thực hiện. Liên hệ với nha khoa Nhân Tâm – Trung tâm Implant Việt Nam ngay hôm nay để được hỗ trợ miễn phí nhé.

Đăng ký ngay


Trung tâm Implant Việt Nam

Bài viết liên quan