Tìm hiểu về các loại Healing Abutment và giá thành của chúng
Healing Abutment hay Healing Cap, là trụ lành thương được sử dụng với ý nghĩa như thiết bị trung gian, kết nối chân răng với khoang miệng trong quy trình cấy ghép răng Implant. Bạn có thể sử dụng Healing Cap thẳng hoặc Healing Cap tùy chỉnh được làm từ Titanium, sứ hay kim loại quý tùy vào tình trạng răng, nhu cầu sử dụng và khả năng tài chính. Tại Implant Việt Nam, các bác sĩ sẽ tư vấn cho bạn loại trụ lành thương phù hợp và chi phí cụ thể của từng loại sau khi thăm khám để bạn dễ dàng lựa chọn.
Khái niệm Healing Abutment
Răng Implant có cấu tạo gồm 3 phần chính là: Trụ Implant, khớp nối Abutment và răng sứ. Abutment được sử dụng bao gồm 2 loại là Abutment Implant và Healing Abutment.
Healing Abutment còn được gọi với cái tên Healing Cap, là loại trụ lành thương, được sử dụng với ý nghĩa là thiết bị trung gian, kết nối chân răng với khoang miệng. Trụ này được gắn trên cổ chân răng nhân tạo, giúp tạo hình nướu ôm sát chân răng. Chúng được thiết kế có thể vặn ra vặn vào để kiểm tra cũng như nong rộng thể tích nướu sao cho thích hợp với khu vực răng cần trồng lại.
Đặc điểm của Healing Abutment
Chất lượng Abutment có ý nghĩa rất quan trọng trong sự thành công của ca phục hình răng bằng giải pháp trồng răng Implant. Vì vậy, Healing Abutment cần đảm bảo chất lượng cũng như những tiêu chuẩn nhất định.
Các đặc điểm của Healing Abutment tiêu chuẩn bao gồm:
- Được chế tác từ chất liệu Titanium, kim loại quý hoặc sứ.
- Kích cỡ phù hợp với miệng chân răng nhân tạo và khít sát với viền nướu.
- Có nhiều hình dáng tương ứng với nhiều trường hợp và vị trí răng cần phục hồi, đáp ứng nhu cầu phục hình răng của mọi khách hàng.
- Có tuổi thọ tương đương với tuổi thọ của chân răng giả.
Phân loại Healing Abutment
Trụ lành thương được phân loại giống như các dòng Abutment nói chung. Hiện nay, Healing Cap được phân loại dựa trên hình dáng và vật liệu chế tác.
Phân loại trụ lành thương theo hình dáng
- Trụ lành thương thẳng: sử dụng chủ yếu cho khu vực răng hàm, bảo đảm tính chịu lực và độ vững chắc cao.
- Trụ lành thương tùy chỉnh: Sử dụng cho vùng răng cửa, bảo đảm vẻ đẹp thẩm mỹ y như răng thật.
Phân loại trụ lành thương theo vật liệu
Ngoài hình dáng, Healing Cap còn được phân loại dựa theo vật liệu chế tác. Tùy vào từng dòng chất liệu mà tuổi thọ, chất lượng và giá thành của trụ lành thương sẽ khác nhau. Hiện nay trên thị trường phổ biến 3 loại trụ lành thương làm từ 3 loại vật liệu là:
- Trụ lành thương Titanium: Rất lành tính, không gây kích ứng nướu, ít bị ảnh hưởng bởi nhiệt từ các thực phẩm nóng, lạnh và đảm bảo khả năng chịu lực tốt. Đây là dòng Healing Abutment có giá thành phải chăng, giúp khách hàng tiết kiệm một phần chi phí khi cấy ghép răng.
- Trụ lành thương sứ: Khả năng chịu lực tốt, độ bền cao, có thể sử dụng suốt đời, đem lại tính tương thích cao, không gây đen viền nướu, bảo đảm thẩm mỹ đẹp.
- Trụ lành thương kim loại quý: Được chế tác từ bạch kim, vàng hoặc bạc với độ bền và tuổi thọ cao nhất.
Xem thêm: Lưu ý mất răng có niềng răng được không
Giá thành của các dòng Healing Abutment
Mức giá của Abutment sẽ khác nhau giữa từng loại. Mỗi sản phẩm sẽ có ưu nhược điểm và giá thành khác nhau. Tại các trung tâm cấy ghép Implant, khách hàng sẽ được tư vấn các dòng Implant và khớp nối Abutment thích hợp với khả năng tài chính cũng như nhu cầu của bản thân.
Bạn có thể tham khảo bảng giá trồng răng Implant cùng các dòng Abutment tại Implant Việt Nam dưới đây để nắm được các thông tin cụ thể về mức giá:
Chi phí dịch vụ tại Implant Việt Nam luôn được công khai minh bạch, phù hợp với chất lượng dịch vụ. Bên cạnh đó, quá trình điều trị không phát sinh thêm chi phí và mọi khách hàng đều được thông báo rõ ràng về tổng chi phí trước khi điều trị nên bạn có thể hoàn toàn an tâm khi trồng răng ở đây. Ngoài ra, Implant Việt Nam còn có chương trình trồng răng trả góp 0% lãi suất, giúp khách hàng giảm bớt gánh nặng về kinh tế.
Như vậy, các thông tin về khái niệm, đặc điểm, phân loại và giá thành của Healing Abutment đã được nêu rõ trong bài viết trên. Hy vọng đây sẽ là những thông tin hữu ích với bạn trong quá trình khôi phục lại chiếc răng đã mất của mình. Nếu còn vấn đề gì chưa rõ, bạn hãy liên hệ trực tiếp Implant Việt Nam để được tư vấn cụ thể nhé.
Bài viết liên quan
- Thời gian thực hiện cấy ghép Implant xương bướm
- Mất răng hàm trên lâu năm: Điều trị với Implant xương bướm
- Cấy ghép Implant xương bướm - Bệnh nhân cần lưu ý gì?
- Tiêu xương hàm trên - Hậu quả và giải pháp
- Implant xương bướm: cân nhắc giải phẫu và vị trí phẫu thuật
- Các bước chuẩn bị trước khi cấy ghép Implant xương bướm
- Sự khác biệt giữa Implant xương bướm và Implant truyền thống
- Tìm hiểu về cấu trúc của xương bướm