Trồng răng Implant bị thất bại nên xử lý thế nào?
Dấu hiệu nhận biết trồng răng implant thất bại có thể kể đến là tê hoặc ngứa ran ở lưỡi, môi, nướu hoặc mặt, vị trí cấy ghép implant sưng tấy, mô xung quanh có màu đỏ sẫm, sốt cao và ớn lạnh…
Những yếu tố để không xảy ra việc trồng răng implant thất bại là sức khoẻ của khách hàng, bệnh lý vùng trồng răng, bác sĩ thực hiện và cơ sở vật chất, chất lượng trụ implant, cách chăm sóc sau phẫu thuật… và một số yếu tố vô trùng khác.
Xử lý một ca trồng răng implant thất bại cần được bác sĩ thăm khám và đưa ra chỉ định cụ thể. Các giải pháp có thể kể đến là thay thế bằng một cấy ghép Implant khác hoặc thay thế bằng một phương thức điều trị khác.
Để đảm bảo an toàn và chất lượng cho ca điều trị và có thể khắc phục hậu quả răng implant bị hỏng nhanh chóng, bạn phải đến những địa chỉ nha khoa uy tín, chuyên sâu.
- Dấu hiệu nhận biết trồng răng Implant đã thất bại
- Những hậu quả khi trồng răng implant thất bại
- Những yếu tố nào ảnh hưởng tới sự thành công của một ca trồng răng Implant?
- Xử lý một ca trồng răng implant thất bại như thế nào?
- Một số vấn đề cần lưu ý để tránh gặp biến chứng, thất bại khi trồng răng implant
Dấu hiệu nhận biết trồng răng Implant đã thất bại
Trồng răng implant là một trong những kỹ thuật nha khoa phức tạp, đòi hỏi nhiều yếu tố khắt khe như: phác đồ điều trị, tay nghề của bác sĩ điều trị và trang thiết bị nha khoa. Nếu không đảm bảo các yếu tố trên thì trong quá trình điều trị bệnh rất dễ xảy ra biến chứng dẫn đến thất bại. Sau đây là một số dấu hiệu thường gặp nhất do cấy ghép implant thất bại:
- Implant nha khoa đặt ở xương hàm có thể nhô ra ở hốc xoang.
- Tổn thương khu vực xung quanh implant có thể làm lỏng mô cấy và khiến nó bị hỏng.
- Việc đào thải hiếm khi xảy ra nhưng vẫn có thể. Đây là lúc cơ thể từ chối việc cấy ghép. Các dấu hiệu bao gồm đau răng tại vị trí cấy ghép implant, sưng tấy, sốt cao và ớn lạnh.
- Tổn thương dây thần kinh hoặc các mô có thể diễn ra nếu bác sĩ phẫu thuật đặt mô cấy quá gần dây thần kinh. Các dấu hiệu của tổn thương thể hiện rõ nhất bao gồm tê hoặc ngứa ran ở lưỡi, môi, nướu hoặc mặt.
Những hậu quả khi trồng răng implant thất bại
Chảy máu liên tục sau phẫu thuật
Đây là biến chứng thường xuyên xảy ra ở bệnh nhân sau cấy ghép implant từ 1-2 ngày. Gặp phải trường hợp này, bạn đừng hoảng sợ, hãy dùng gạc để cầm máu trong khoảng 30 phút. Sau đó hãy liên hệ trực tiếp với nha khoa điều trị để được kiểm tra cụ thể nhất.
Nhiễm trùng vùng cấy ghép
Hậu quả đáng lo ngại nhất của việc cấy ghép là nhiễm trùng. Tình trạng này xảy ra chủ yếu là do khi vết thương chưa lành hẳn, bệnh nhân không đánh răng cẩn thận làm hình thành mảng bám trên chân implant, tạo điều kiện cho vi khuẩn phát triển và gây viêm nhiễm quanh chân implant. Một số nguyên nhân khác là do khâu vô trùng, phòng hay dụng cụ phẫu thuật không đảm bảo vô trùng vô khuẩn đều làm tăng nguy cơ nhiễm trùng.
Các triệu chứng rõ ràng khi nhiễm trùng là sưng tấy xung quanh implant, mô có màu đỏ sẫm gây đau nhức, ăn uống khó khăn. Nếu nhiễm trùng nặng, trụ implant sẽ bị loại bỏ và xương hàm bị tổn thương và mất đi.
Viêm xung quanh trụ implant
Nguyên nhân của tình trạng này là do bệnh nhân không chăm sóc răng miệng tốt: vệ sinh kém, ăn uống kém khoa học, hút thuốc lá… Trong trường hợp nặng có thể bị tiêu xương và trụ implant không còn bám chắc vào xương hàm nữa, khi đó implant sẽ bị lỏng lẻo và phải loại bỏ.
Tổn thương các mô lân cận
Nếu bác sĩ không kiểm soát tốt thao tác trong quá trình phẫu thuật hoặc không chụp x-quang trước khi tiến hành thì biến chứng này sẽ khiến Implant bị hỏng và gây nguy hiểm đến sức khỏe của toàn bộ cơ thể.
Trụ implant cấy ghép không đúng vị trí
Tình huống này rất hiếm. Trong trường hợp trụ implant không đúng vị trí, bạn sẽ cảm thấy đau nhức vùng nướu khi ăn nhai, lực nhai cũng không được ổn định, lâu dài trụ implant sẽ bị gãy, xô lệch, thậm chí nhiễm trùng nghiêm trọng... Nếu rơi vào trường hợp nặng, bệnh nhân sẽ bị đau dữ dội.
Những yếu tố ảnh hưởng thành công một ca trồng răng Implant?
Việc cấy ghép đạt tỷ lệ thành công rất cao lên đến 95% - 98%. Tuy nhiên, để đạt được tỷ lệ trên phụ thuộc vào các yếu tố sau:
Bệnh lý nướu răng
Bệnh nướu răng như viêm nha chu hoặc viêm nướu sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến trụ implant. Nếu tình trạng này không được cải thiện sẽ dễ dẫn đến phải tháo trụ implant. Trước khi cắm implant, bác sĩ tiến hành xử lý dứt điểm đối với các bệnh răng miệng liên quan.
Thói quen hút thuốc lá
Trong thành phần của thuốc lá có nicotin. Đây là là một trong những hợp chất không chỉ ảnh hưởng tới sức khỏe nói chung mà còn tác động trực tiếp đến quá trình điều trị cấy ghép răng implant. Những người sử dụng thuốc lá có thể dễ dàng bị viêm nhiễm ở vùng cấy ghép và vết thương mất nhiều thời gian để chữa lành hơn người bình thường. Ngoài ra, đối với những người sử dụng thuốc lá, nguy cơ bị đào thải implant tăng gấp 8 lần do nướu tăng độ nhạy cảm.
Chất lượng xương hàm
Chất lượng xương hàm là một trong những yếu tố quan trọng nhất trong quá trình điều trị cấy ghép răng implant thành công. Trụ implant sẽ được đảm bảo nếu bệnh nhân có chất lượng xương hàm khỏe mạnh, ổn định và quá trình phục hồi sẽ nhanh chóng hơn.
Chăm sóc y tế
Chăm sóc y tế đặc biệt quan trọng trong và sau khi cấy ghép implant. Bệnh nhân phải tuân thủ lịch thăm khám định kỳ của bác sĩ điều trị sau khi cấy implant để theo dõi quá trình hồi phục và phát hiện những trường hợp bất thường (nếu có). Ngoài ra, cần lấy vôi răng định kỳ 4-6 tháng/lần, vệ sinh răng miệng kỹ lưỡng để loại bỏ các mảng bám nhằm ngăn ngừa sự tích tụ của vi khuẩn gây bệnh răng miệng.
Chế độ ăn uống và chăm sóc răng miệng
Để quá trình trồng răng implant diễn ra thành công, bệnh nhân cần chăm sóc và vệ sinh răng miệng theo đúng hướng dẫn của bác sĩ. Đặc biệt hãy chú ý đến chế độ ăn uống lành mạnh để quá trình này nhanh chóng hơn.
Chất lượng trụ Implant
Chất lượng của các trụ implant đóng vai trò rất quan trọng vì chúng quyết định phần lớn sự thành công của các ca cấy ghép răng implant. Trụ implant có thể xem là chân răng nhân tạo thay thế hoàn toàn cho chân răng đã mất. Chúng được tích hợp trực tiếp vào xương hàm. Chình vì vậy chọn một trụ implant tốt, có tính tương thích sinh học cao sẽ thúc đẩy quá trình lành thương và ổn định implant nhanh hơn.
Ngược lại, một trụ implant kém chất lượng sẽ tiềm ẩn nhiều rủi ro về sau. Không những tuổi thọ không được lâu và hậu quả là khó tích hợp với xương hàm mà còn dễ bị loại bỏ và gây ra các biến chứng khó lường.
Trình độ chuyên môn của bác sĩ thực hiện
Trình độ chuyên môn và tay nghề phẫu thuật của bác sĩ được coi là yếu tố quyết định sự thành công hay thất bại của một ca cấy ghép răng implant. Bác sĩ trực tiếp thực hiện phải có chuyên môn cao, dày dặn kinh nghiệm lâm sàng và đã cấy ghép thành công nhiều ca. Việc hiểu rõ các tiêu chí kỹ thuật, chức năng của implant, quy trình của mọi giai đoạn và dễ dàng linh hoạt trong mọi ca lâm sàng sẽ giúp giảm tỷ lệ thất bại khi trồng răng implant.
Xử lý một ca trồng răng implant thất bại như thế nào?
Khắc phục hậu quả của những chiếc răng cấy ghép bị hỏng không phải là một việc dễ dàng. Để có được những giải pháp phù hợp cần được bác sĩ có kinh nghiệm thăm khám và chẩn đoán mới có thể đưa ra cách tối ưu. Hiện tại có rất nhiều phương pháp có thể khắc phục được khi trồng răng implant thất bại. Có thể kể đến như:
Thay thế bằng implant khác
Nếu implant bị đào thải và không bám chắc trong cung hàm thì bệnh nhân cần đến nha khoa để kiểm tra, tìm nguyên nhân và lấy implant ra khỏi hàm rồi mới điều trị. Vùng nướu có thể sẽ được cấy ghép bằng một chiếc trụ implant khác.
Thay thế bằng phương pháp điều trị khác
Có những trường hợp không thể khắc phục được bằng phương pháp thay thế trụ implant khác, chẳng hạn như: Bệnh nhân đái tháo đường, loãng xương, người nghiện thuốc lá nặng không bỏ được,... Khi đó bác sĩ sẽ chỉ định các phương pháp điều trị khác như: làm cầu răng sứ hoặc hàm tháo lắp.
Lựa chọn điều trị tại nha khoa chuyên sâu
Để đảm bảo an toàn và chất lượng cho ca điều trị và có thể khắc phục hậu quả răng implant bị hỏng nhanh chóng, bạn phải đến những địa chỉ nha khoa uy tín, chuyên sâu. Tại đây đội ngũ bác sĩ có chứng chỉ hành nghề và giàu kinh nghiệm khám chữa bệnh có thể đưa ra phác đồ điều trị phù hợp để đảm bảo an toàn và hiệu quả cho bệnh nhân. Tại Nha khoa Nhân Tâm luôn trang bị những thiết bị nha khoa tiên tiến, công nghệ hiện đại hỗ trợ quá trình trồng răng implant tốt nhất. Bên cạnh đó tại đây cũng sở hữu đội ngũ bác sĩ giàu kinh nghiệm, chuyên môn cao nên quý khách hàng hoàn toàn có thể an tâm.
Xem thêm: Chuyên gia tư vấn mất răng lâu năm có trồng Implant được không?
Một số lưu ý để tránh gặp biến chứng, thất bại khi trồng răng implant
Để quá trình điều trị cấy ghép implant hiệu quả, ngoài việc lựa chọn trung tâm nha khoa đáng tin cậy chuyên thực hiện cấy ghép implant, bạn phải lưu ý thực hiện theo đúng chỉ định của bác sĩ:
- Không ăn hoặc uống ngay sau khi phẫu thuật.
- Cần cẩn thận để tránh viêm nhiễm và bào mòn vùng phẫu thuật cấy ghép.
- Không dùng nước muối, kể cả nước muối sinh lý trong ngày đầu sau phẫu thuật.
- Nên hạn chế tối đa việc sử dụng các chất kích thích như bia, rượu, cà phê, thuốc lá.
- Chế độ vệ sinh răng miệng nhẹ nhàng, sử dụng bàn chải đặc biệt và các biện pháp vệ sinh khoa học.
- Thăm khám định kỳ và khi gặp một trong những triệu chứng bất thường phải đến gặp bác sĩ để thăm khám và điều trị kịp thời.
- Cải thiện chế độ ăn uống lành mạnh với các chất như vitamin C, vitamin D, canxi để phục hồi sức khỏe nhanh hơn. Đồng thời, tránh các thức ăn gây kích ứng chẳng hạn như cay, lạnh, nóng.
Hy vọng bài viết đã cung cấp cho bạn những thông tin hữu ích về trồng răng implant thất bại. Hãy lựa chọn một địa chỉ nha khoa trồng răng implant uy tín đề hạn chế vấn đề này một cách tối ưu. Mọi thắc mắc vui lòng liên hệ trung tâm Implant Việt Nam để được tư vấn chi tiết nhất nhé!
Bài viết liên quan
- Review nha khoa uy tín tại Đắk Nông
- Thời gian thực hiện cấy ghép Implant xương bướm
- Mất răng hàm trên lâu năm: Điều trị với Implant xương bướm
- Cấy ghép Implant xương bướm - Bệnh nhân cần lưu ý gì?
- Tiêu xương hàm trên - Hậu quả và giải pháp
- Implant xương bướm: cân nhắc giải phẫu và vị trí phẫu thuật
- Các bước chuẩn bị trước khi cấy ghép Implant xương bướm
- Sự khác biệt giữa Implant xương bướm và Implant truyền thống