Trồng răng Implant ghép xương là gì? Cần thực hiện khi nào?
Trồng răng Implant ghép xương là giải pháp phục hình răng tối ưu đối với những người mất răng lâu năm, xương hàm tiêu biến, không còn đủ chất lượng và số lượng tuy nhiên không phải bất cứ ai cũng có thể thực hiện ghép xương được.
Để biết rõ tình trạng răng miệng của mình và có biện pháp điều trị phù hợp, bạn hãy tới phòng khám răng gần nhất cung cấp dịch vụ trồng răng Implant chuyên sâu để nghe tư vấn của bác sĩ nhé.
Cố vấn chuyên môn: Ts.Bs: Võ Văn Nhân
- Giám đốc chuyên môn trung tâm Implant Việt Nam
- Chuyên gia trồng răng Implant 25 kinh nghiệm hơn 10.000 ca Implant thành công
Trồng răng Implant ghép xương là gì?
Thủ thuật ghép xương khi trồng răng Implant sẽ được bác sĩ chỉ định nếu số lượng và chất lượng xương hàm, xương ổ răng của khách hàng không đủ điều kiện để đặt trụ Implant.
Xương nhân tạo sẽ được sử dụng để cấy vào khu vực mất răng trong từng trường hợp cụ thể. Sau một thời gian khi xương mới ghép đã tích hợp hoàn chỉnh với xương ổ răng, xương hàm của khách hàng thì bác sĩ sẽ thực hiện cắm trụ Implant.
Ưu điểm trồng răng Implant ghép xương
Các ưu điểm mà kỹ thuật ghép xương mang lại cho khách hàng bao gồm:
- Ngăn ngừa tình trạng tiêu xương hàm.
- Tái tạo cấu trúc xương hàm, bảo tồn xương và răng thật.
- Giữ khuôn mặt cân đối, hài hòa, không bị biến dạng và lão hóa sớm.
- Ghép xương giúp xương hàm có đủ thể tích, từ đó trụ Implant sẽ tích hợp xương tốt hơn và bám chắc chắn trong xương hàm.
- Giúp người bị mất răng lâu năm, xương hàm tiêu biến có thể tiến hành cấy ghép Implant, cải thiện thẩm mỹ và chức năng ăn nhai.
Trồng răng Implant ghép xương trong trường hợp nào?
Mất răng lâu năm sẽ khiến xương hàm thoái hóa, tự tiêu hủy dần và không còn đủ thể tích, mật độ để tiến hành đặt trụ Implant, điều này thậm chí còn có thể làm ảnh hưởng tới vùng xương tại vị trí răng lân cận. Do vậy, cần thực hiện ghép thêm xương để đảm bảo khả năng nâng đỡ trụ chân răng.
Tuy nhiên, không phải bất cứ trường hợp thiếu xương nào cũng có thể áp dụng biện pháp này. Cấy ghép xương chống chỉ định trong những trường hợp sau đây:
- Khách hàng mất toàn bộ hàm răng.
- Khách hàng đang mắc bệnh lý liên quan đến răng miệng.
- Người thường sử dụng/nghiện các chất kích thích như thuốc lá, rượu bia.
- Người đang có các bệnh lý toàn thân như rối loạn đông máu, bệnh tim mạch, đái tháo đường không kiểm soát, suy giảm hệ miễn dịch, đã hoặc đang xạ trị, hóa trị.
>>Bạn nên xem ngay quy trình ghép xương cấy Implant chuẩn y khoa diễn ra như thế nào tại trung tâm Implant.
Một số điều cần chú ý khi thực hiện ghép xương
Lưu ý trước khi thực hiện ghép xương:
- Chữa trị dứt điểm các bệnh lý về răng miệng nếu có.
- Không dùng chất kích thích cả trước và sau khi làm phẫu thuật ghép xương tối thiểu 2 tuần.
Lưu ý sau khi thực hiện ghép xương:
- Sau khi tiến hành cấy ghép, cảm giác đau nhức và triệu chứng sưng tấy sẽ xuất hiện, vì vậy bạn cần chú ý tuân thủ chỉ định về thuốc của bác sĩ để giảm đau và cải thiện sưng tấy.
- Không khạc nhổ, không sử dụng ống hút để uống nước.
- Không chạm lưỡi hay bất cứ dị vật nào vào khu vực mới cấy ghép.
- Không hút thuốc hay sử dụng bất cứ loại chất kích thích nào sau khi cấy ghép tối thiểu 2 tuần.
- Thời gian đầu sau cấy ghép chỉ nên ăn các món ăn chế biến dạng lỏng, mềm, ít phải nhai, dễ nuốt.
- Trong những ngày đầu mới cấy ghép, nên làm sạch khoang miệng bằng nước súc miệng mà bác sĩ đã chỉ định.
Như vậy, trồng răng Implant ghép xương là giải pháp phục hình răng tối ưu đối với những người mất răng lâu năm, xương hàm tiêu biến, không còn đủ chất lượng và số lượng. Tuy nhiên, không phải bất cứ ai cũng có thể thực hiện ghép xương được.
Để biết rõ tình trạng răng miệng của mình và có biện pháp điều trị phù hợp, bạn hãy đến trung tâm Implant Việt Nam địa chỉ cấy ghép implant tại tphcm an toàn và uy tín để được các bác sĩ thăm khám, tư vấn cụ thể và chính xác nhé.
Bài viết liên quan
- Review nha khoa uy tín tại Đắk Nông
- Thời gian thực hiện cấy ghép Implant xương bướm
- Mất răng hàm trên lâu năm: Điều trị với Implant xương bướm
- Cấy ghép Implant xương bướm - Bệnh nhân cần lưu ý gì?
- Tiêu xương hàm trên - Hậu quả và giải pháp
- Implant xương bướm: cân nhắc giải phẫu và vị trí phẫu thuật
- Các bước chuẩn bị trước khi cấy ghép Implant xương bướm
- Sự khác biệt giữa Implant xương bướm và Implant truyền thống