Tìm hiểu về phẫu thuật ghép xương để trồng răng Implant
Trồng răng Implant ghép xương là biện pháp bù đắp lại phần xương hàm đã tiêu biến, giúp xương hàm đảm bảo đủ các điều kiện tối thiểu để nâng đỡ, giữ vững chân răng nhân tạo khi cấy ghép răng Implant. Nhờ có sự hỗ trợ của thuốc tê và các trang thiết bị hiện đại nên quá trình ghép xương hoàn toàn không gây đau nhức.
Các kỹ thuật ghép xương hiện nay khá đa dạng bao gồm ghép xương tự thân, ghép xương nhân tạo, ghép xương đồng chủng hoặc ghép xương dị chủng. Trong đó, ghép xương nhân tạo là kỹ thuật được áp dụng phổ biến nhất nhờ chi phí tiết kiệm và quá trình thực hiện không quá phức tạp.
Tại TPHCM, Trung tâm Implant Việt Nam là một trung tâm Implant chuyên sâu được các chuyên gia đánh giá cao và đông đảo khách hàng tin tưởng lựa chọn. Khi có nhu cầu phục hình răng, Trung tâm Implant Việt Nam sẽ là gợi ý hàng đầu dành cho bạn.
- Tổng quan về ghép xương răng trong cấy ghép Implant
- Những đối tượng nào cần phải ghép xương răng
- Ghép xương răng có đau không?
- Ghép xương răng bao lâu thì lành?
- Quy trình ghép xương răng trong cấy ghép Implant
- Lưu ý trước và sau khi ghép xương nhân tạo
- Chi phí ghép xương khi cấy ghép Implant là bao nhiêu?
- Trung tâm Implant uy tín tại TP.HCM - Trung tâm Implant Việt Nam
Tổng quan về ghép xương răng trong cấy ghép Implant
Ghép xương răng khi cấy ghép Implant là gì?
Ghép xương răng là một phương pháp điều trị trong nha khoa nhằm bổ sung xương vào khu vực bị thiếu xương trong hàm răng. Biện pháp này sẽ giúp tái tạo hoặc bù đắp một phần hoặc toàn phần xương hàm đã tự tiêu hủy do mất răng trong thời gian quá lâu.
Biện pháp này còn giúp gia tăng thể tích xương hàm, đảm bảo xương đạt các điều kiện tối thiểu để nâng đỡ và tích hợp với trụ Implant khi cấy ghép răng mới.
Trong kỹ thuật này, bác sĩ sẽ tiến hành tách lợi, bộc lộ xương hàm sau đó thực hiện ghép thêm xương vào khu vực khuyết thiếu. Phần xương mới ghép thêm sẽ liên kết với xương cũ sau đó phát triển và kích thích sản sinh thêm nhiều tế bào xương mới.
Vì sao phải ghép xương răng?
Kỹ thuật ghép xương răng có thể được áp dụng với nhiều mục đích, nhưng phổ biến nhất là cải thiện chất lượng xương hàm trước khi trồng răng Implant.
Nếu mật độ, số lượng xương hàm quá ít thì chân răng nhân tạo sẽ rất khó tích hợp xương để đứng vững trên cung hàm và khiến quá trình phục hình răng thất bại.
Bên cạnh đó, nếu chất lượng xương hàm không đảm bảo thì sẽ rất dễ tiêu biến bởi áp lực truyền qua từ trụ Implant mỗi khi ăn nhai, hậu quả là làm hư hại răng Implant.
Vì vậy, trồng răng Implant ghép xương là kỹ thuật cần phải thực hiện đối với những người mất răng lâu năm, xương bị tiêu biến nhiều. Và để hoàn thành tốt kỹ thuật này, bác sĩ thực hiện cũng cần phải có chuyên môn giỏi, tay nghề tốt và nhiều năm kinh nghiệm, bởi xương răng có ý nghĩa đặc biệt quan trọng, đóng vai trò là nền móng cho chiếc răng giả.
Các kỹ thuật ghép xương trong cấy ghép Implant
Trồng răng Implant ghép xương không phải là phương pháp mới. Thời gian trước, khi khoa học kỹ thuật chưa phát triển thì kỹ thuật chủ yếu được sử dụng là lấy xương từ các vị trí khác trên cơ thể để cấy ghép.
Ngày nay, với sự phát triển của y học hiện đại thì nguồn xương được sử dụng để cấy ghép cũng đa dạng hơn. Các kỹ thuật được áp dụng bao gồm:
1. Ghép xương tổng hợp
Ghép xương tổng hợp hay ghép xương nhân tạo là kỹ thuật cấy ghép các tế bào xương do con người nghiên cứu, tổng hợp được. Đây là kỹ thuật trồng răng Implant ghép xương hiện đang được ứng dụng rộng rãi.
Lý do là vì chúng có rất nhiều ưu điểm mà các biện pháp trước đây không đáp ứng được, bao gồm:
- Tính sẵn có.
- Chi phí thấp.
- Không phải tiến hành phẫu thuật nhiều lần.
- Các yêu cầu với nha khoa thực hiện không quá khắt khe.
Thế nhưng biện pháp này lại có nhược điểm là tỷ lệ thành công không quá cao vì vẫn có những trường hợp xương nhân tạo không tương thích với cơ thể khách hàng. Một khi phần xương mới ghép bị đào thải, bạn sẽ phải tiến hành cấy ghép xương mới.
2. Ghép xương tự thân
Ghép xương tự thân là biện pháp lấy một phần xương từ những vị trí khác trên cơ thể người cần cấy ghép như xương chậu, cằm, má,… để ghép thêm vào xương hàm.
Khi sử dụng xương tự thân để cấy ghép, tỷ lệ thành công luôn đảm bảo 100%. Đây cũng là điều dễ hiểu vì những mô xương này cũng là một phần cơ thể của chính khách hàng.
Mặc dù vậy, đây lại là kỹ thuật không được áp dụng quá rộng rãi bởi một số nguyên nhân như:
- Khách hàng cần trải qua ít nhất 2 lần phẫu thuật, tạo ra tâm lý sợ hãi nhiều hơn.
- Chi phí thực hiện cao.
- Cơ sở thực hiện cần được Bộ Y tế cấp phép.
3. Ghép xương đồng chủng
Ghép xương đồng chủng là biện pháp sử dụng xương hiến tặng từ những người đã khuất để cấy ghép cho người bị thiếu xương. Tuy nhiên trước khi cấy ghép, bác sĩ cần tiến hành thử nghiệm để đảm bảo tính tương thích nên sẽ mất rất nhiều thời gian và chi phí. Do đó, biện pháp này hiện không được nhiều người lựa chọn.
4. Ghép xương dị chủng
Ngoài những nguồn xương đã nêu, trên thế giới còn dùng nguồn xương từ động vật để cấy ghép vào cơ thể người, gọi là kỹ thuật ghép xương dị chủng.
Nhưng vì tỉ lệ thành công thấp, khó tìm kiếm nguồn xương phù hợp và giá thành cao nên phương án này cũng rất hiếm khi được áp dụng.
Những đối tượng nào cần phải ghép xương răng
Phẫu thuật ghép xương răng thường được bác sĩ chỉ định thực hiện trong những trường hợp dưới đây:
Khách hàng mới mất răng hoặc vừa nhổ răng
Đối với những người mới mất răng hay phải nhổ bỏ răng do chấn thương, sâu răng,… Bác sĩ có thể tư vấn ghép xương luôn để tránh tình trạng tiêu xương hàm về sau.
Nếu khách hàng đồng ý ghép xương luôn tại thời điểm này thì kỹ quá trình thực hiện sẽ đơn giản và nhanh chóng hơn bởi bác sĩ chỉ cần thêm xương vào vị trí vừa mới mất răng.
Khách hàng đã mất răng trong thời gian dài
Xương hàm ở người mất răng lâu năm sẽ tự tiêu hủy. Tuy nhiên, khách hàng sẽ rất khó và gần như không thể nhận thấy sự biến đổi của xương cho tới khi gương mặt bị biến dạng.
Để đảm bảo hiệu quả phục hình răng thì khách hàng mất răng lâu năm buộc phải tiến hành trồng răng Implant ghép xương.
Xương hàm có chất lượng kém
Không ít trường hợp khách hàng mặc dù mật độ xương vẫn đủ để trồng răng nhưng chất lượng xương lại không chắc chắn và ổn định thì các bác sĩ vẫn sẽ chỉ định ghép xương răng khi cấy ghép Implant.
Trong những trường hợp nêu trên, bạn hãy nghe theo lời khuyên của bác sĩ để đảm bảo kết quả phục hình răng tối ưu và lâu dài nhất.
Ghép xương răng có đau không?
Để tiến hành ghép xương thì bác sĩ cần rạch nướu, bộc lộ xương hàm nhưng bạn sẽ không có cảm giác đau nhức vì trước khi làm phẫu thuật đã được gây tê.
Phương pháp ghép xương răng sẽ xâm lấn vào trong lợi, nướu nên phần lớn khách hàng sẽ gặp khó khăn vì tâm lý lo lắng hơn là cảm giác đau nhức.
Tuy nhiên vì xâm lấn đến lợi, nướu nên khi thuốc tê hết tác dụng, khách hàng vẫn sẽ phải trải qua cảm giác đau nhức. Tình trạng đau sẽ kéo dài từ 1 đến 2 tiếng sau đó thuyên giảm dần.
Khách hàng sẽ được bác sĩ chỉ định dùng một số loại thuốc giảm đau, kháng viêm như Ibuprofen, Efferalgan,… Bạn có thể yên tâm rằng cảm giác đau nhức sau khi ghép xương răng sẽ không khiến cuộc sống của bạn bị đảo lộn đâu.
Ghép xương răng bao lâu thì lành?
Tùy vào cơ địa của từng người mà thời gian hồi phục sau khi ghép xương răng sẽ khác nhau. Thông thường, thời gian để vết thương lành hẳn sẽ dao động từ 2 đến 6 tháng. Sau khi thương tổn đã lành lại, bác sĩ sẽ tiến hành đánh giá chất lượng, mật độ, thể tích xương xem đã đảm bảo các tiêu chí cần thiết hay chưa rồi mới đặt trụ Implant vào xương hàm ở bước tiếp theo.
Quy trình ghép xương răng trong cấy ghép Implant
Mặc dù trồng răng Implant ghép xương không phải là phẫu thuật quá lớn trong nha khoa nhưng không phải bác sĩ nào cũng có thể tiến hành được.
Vì có sự xâm lấn vào xương hàm, lợi, nướu nên bác sĩ thực hiện phải có tay nghề tốt, giỏi chuyên môn, nắm vững quy trình kỹ thuật cũng như các yêu cầu khi cấy ghép. Một quy trình ghép xương răng trong cấy ghép Implant đạt chuẩn sẽ trải qua các bước sau:
Bước 1: Thăm khám tổng quát, chụp X – quang và tư vấn khách hàng
Tại Trung tâm Implant Việt Nam, khách hàng sẽ được khám răng tổng quát và chụp X – quang tổng thể. Từ kết quả thăm khám, chụp phim và trình độ chuyên môn, bác sĩ sẽ cân nhắc xem có cần thực hiện ghép xương răng cho khách hàng hay không.
Bước 2: Vệ sinh khoang miệng và gây tê
Để bảo đảm an toàn, khách hàng sẽ được vệ sinh toàn bộ khoang miệng một cách sạch sẽ trước khi bắt đầu cấy ghép. Tiếp theo, bác sĩ sẽ thực hiện gây tê để khách hàng không cảm thấy đau nhức, khó chịu trong suốt thời gian phẫu thuật.
Bước 3: Thực hiện mở vạt nướu
Sau khi gây tê hoặc gây mê, bác sĩ sẽ thực hiện mở vạt nướu để bộc lộ xương hàm. Toàn bộ các thiết bị, dụng cụ phẫu thuật đều được khử trùng, vô khuẩn tuyệt đối, tuân thủ đúng theo tiêu chuẩn nghiêm ngặt của Bộ Y tế.
Bước 4: Cấy ghép xương răng
Xương cấy ghép sẽ được đưa vào bên trong xương hàm dưới bàn tay khéo léo của bác sĩ và sự hỗ trợ từ các trang thiết bị hiện đại. Tất cả tế bào xương sử dụng để cấy ghép cho khách hàng tại Trung tâm Implant Việt Nam đều có nguồn gốc xuất xứ rõ ràng và đảm bảo chất lượng cao.
Bước 5: Khâu đóng vết thương
Sau khi hoàn thiện việc đưa thêm xương vào trong khuôn hàm, bác sĩ sẽ khâu đóng vết thương, tạo hình lợi và sát trùng khoang miệng.
Bước 6: Hướng dẫn chăm sóc và hẹn lịch tái khám
Sau khi kết thúc thủ thuật ghép xương, bác sĩ sẽ hướng dẫn khách hàng về chế độ chăm sóc hậu phẫu, chế độ ăn uống phù hợp trong thời gian phục hồi và hẹn lịch thăm khám, kiểm tra.
Xương mới cấy ghép sẽ cần từ 3 đến 4 tháng mới có thể tích hợp hoàn toàn với xương tự nhiên. Khi xương đạt được độ ổn định, chắc khỏe cần thiết thì các bác sĩ mới thực hiện trồng răng Implant.
Xem thêm: Chi phí trồng răng Implant số 7 bao nhiêu? Giải pháp nào tốt nhất hiện nay?
Lưu ý trước và sau khi ghép xương nhân tạo
Để giúp quá trình phẫu thuật trồng răng Implant ghép xương diễn ra an toàn, thuận lợi và đạt hiệu quả cao, bạn cần lưu ý những điều sau đây trước và sau khi ghép xương.
Trước khi thực hiện ghép xương răng:
- Tìm hiểu kỹ để lựa chọn đúng trung tâm nha khoa tốt, nên ưu tiên những cơ sở áp dụng các công nghệ, máy móc hiện đại trong thăm khám và điều trị.
- Lựa chọn nha khoa có đội ngũ bác sĩ dày dặn kinh nghiệm, chuyên môn cao để bảo đảm an toàn trong quá trình phẫu thuật và kết quả đạt được ở mức cao nhất.
- Không sử dụng chất kích thích, thuốc lá, rượu, bia,… Trước khi cấy ghép xương từ 4 đến 6 tuần.
- Chữa trị dứt điểm các bệnh lý về răng miệng như viêm nha chu, viêm nướu,… nếu đang mắc phải.
- Một điều quan trọng nữa là bạn cần chuẩn bị tinh thần thoải mái trước khi làm phẫu thuật. Bạn có thể tới gặp bác sĩ để được tư vấn cụ thể và giải tỏa tâm lý lo lắng, căng thẳng.
Sau khi thực hiện ghép xương răng:
- Sau khi làm phẫu thuật sẽ có hiện tượng chảy máu, bạn cần cắn miếng gạc cho tới khi máu ngừng chảy.
- Không ăn nhai hay khạc nhổ trong 1 giờ đầu tiên sau phẫu thuật.
- Trong những ngày đầu sau khi ghép xương, hiện tượng sưng tấy, đau nhức sẽ diễn ra. Bạn nên chườm đá để giảm bớt cảm giác đau nhức và dùng thuốc đúng theo đơn mà bác sĩ đã kê.
- Không sử dụng răng giả trong những tuần đầu để tránh tạo áp lực lên vùng xương mới cấy ghép.
- Không nên lao động nặng, chơi thể thao, hoạt động thể chất quá sức trong thời gian đầu sau cấy ghép.
- Tái khám đúng lịch hẹn và thông báo ngay cho bác sĩ nếu gặp phải các triệu chứng bất thường.
Chi phí ghép xương khi cấy ghép Implant là bao nhiêu?
Để đáp ứng nhu cầu của khách hàng, có khá nhiều trung tâm nha khoa đã chú trọng vào việc đào tạo, bồi dưỡng chuyên nghiệp nhằm thực hiện dịch vụ trồng răng Implant ghép xương. Tuy nhiên chi phí ghép xương răng trong cấy ghép Implant tại mỗi trung tâm nha khoa sẽ có sự chênh lệch nhất định và khác nhau đối với từng người do sự tác động của các yếu tố:
Loại xương sử dụng để cấy ghép
Ngày nay, nguồn xương sử dụng để cấy ghép xương hàm khá đa dạng, bao gồm xương nhân tạo, xương tự thân, xương đồng chủng và xương dị chủng. Cũng chính vì sự đa dạng này mà chi phí ghép xương răng cũng có nhiều biến đổi. Loại xương được ứng dụng phổ biến nhất để cấy ghép xương răng trong trồng răng Implant là xương nhân tạo và xương tự thân, trong đó cấy ghép xương nhân tạo thường dễ dàng và có chi phí thấp hơn.
Tình trạng xương và số lượng xương cần ghép thêm
Chi phí ghép xương răng còn tùy thuộc vào lượng xương mà bạn cần cấy ghép. Nếu tình trạng tiêu xương của bạn đã trở nên nghiêm trọng thì lượng xương cần có để bù đắp vào sẽ tương đối lớn. Chính vì vậy, giá thành sẽ cao hơn so với những trường hợp tiêu xương nhẹ.
>> Bạn nên xem ngay: Trồng răng Implant giá bao nhiêu? Bảng giá cập nhật mới nhất 10/2024.
Dịch vụ cấy ghép xương tại mỗi trung tâm
Mỗi trung tâm nha khoa sẽ có những chính sách khác nhau về giá dịch vụ. Cơ sở để đưa ra bảng giá thường là: Đội ngũ y bác sĩ thực hiện trồng răng Implant ghép xương, trang thiết bị hỗ trợ thăm khám và điều trị, chất lượng phòng nha,…
Dễ thấy, tại các trung tâm nha khoa uy tín, chất lượng cao, cơ vật chất, máy móc luôn được chú trọng đầu tư. Các dụng cụ, thiết bị hỗ trợ, phòng phẫu thuật cũng được vô trùng tuyệt đối. Bác sĩ thực hiện cấy ghép đều là những người giỏi chuyên môn, tay nghề cao và có nhiều năm kinh nghiệm trong nghề để xử lý tốt tất cả tình huống có thể xảy ra. Do đó, chi phí ghép xương răng khi cấy ghép Implant tại nha khoa tốt thường cao hơn những nha khoa kém chất lượng.
Như vậy, để biết chính xác chi phí ghép xương răng trong trường hợp của mình, bạn nên tới trực tiếp trung tâm nha khoa uy tín và thăm khám, trao đổi cụ thể với bác sĩ.
Dưới đây là bảng báo giá dịch vụ tại Trung tâm Implant Việt Nam, bạn có thể tham khảo để ước tính chi phí điều trị của mình:
Trung tâm Implant uy tín tại TP.HCM - Trung tâm Implant Việt Nam
Trung tâm Implant Việt Nam là một trong số ít các trung tâm nha khoa tại TPHCM được đông đảo khách hàng cả trong và ngoài nước tin tưởng lựa chọn để trồng răng Implant ghép xương.
Được Sở Y tế cấp phép hoạt động
Tiêu chí đầu tiên để đánh giá một trung tâm nha khoa uy tín là phải được cấp phép hoạt động. Trung tâm Implant Việt Nam có đầy đủ giấy tờ cấp phép hoạt động của Sở Y tế và đã có kinh nghiệm hoạt động hơn 25 năm trong lĩnh vực nha khoa, là trung tâm chuyên sâu về Implant nên bạn có thể hoàn toàn yên tâm về chất lượng dịch vụ tại đây.
Đội ngũ bác sĩ được đào tạo quốc tế
Với kinh nghiệm phong phú và trình độ chuyên môn cao, bác sĩ tại Trung tâm Implant Việt Nam sẽ lập kế hoạch điều trị cụ thể và tiến hành ghép xương, trồng răng Implant chính xác, giúp khách hàng nhanh chóng lấy lại hàm răng đều đẹp và chắc khỏe.
Đặc biệt, các trường hợp trồng răng Implant ghép xương đều được trực tiếp Tiến sĩ, Bác sĩ Võ Văn Nhân – Chuyên gia Implant trên 25 năm kinh nghiệm thăm khám, chẩn đoán, lập kế hoạch và trực tiếp điều trị.
Cơ sở vật chất, trang thiết bị hiện đại
Trung tâm Implant Việt Nam rất chú trọng đến việc đầu tư cơ sở vật chất và ứng dụng công nghệ tiên tiến vào quá trình thăm khám, điều trị nhằm tối ưu hóa hiệu quả và thời gian phục hình răng cho khách hàng. Nhờ vậy, quá trình phẫu thuật sẽ diễn ra suôn sẻ, thuận lợi và an toàn.
Chế độ bảo hành lâu dài
Khi sử dụng dịch vụ trồng răng, Trung tâm Implant Việt Nam sẽ cung cấp cho khách hàng thẻ bảo hành chính hãng với chế độ bảo hành lâu dài lên đến 10 năm, do vậy bạn có thể hoàn toàn an tâm khi sử dụng răng giả cấy ghép tại đây.
Hoạt động tư vấn và chăm sóc khách hàng chuyên nghiệp
Đội ngũ nhân viên tư vấn, chăm sóc khách hàng tại Nhân Tâm không chỉ nhiệt tình, tận tâm mà còn được đào tạo và nắm chắc kiến thức nha khoa cơ bản. Nhờ vậy, bạn sẽ được tư vấn, hỗ trợ một cách kỹ càng và chuyên nghiệp khi thăm khám tại đây.
Đến với Trung tâm Implant Việt Nam, bạn còn được hỗ trợ đặt phòng khách sạn nếu ở xa, có xe đưa đón miễn phí, được các nhân viên nhắc lịch hẹn thăm khám và giải đáp tất cả các băn khoăn của bạn.
Có thể thấy, trồng răng Implant ghép xương là thủ thuật được áp dụng phổ biến và rất cần thiết trong nhiều trường hợp. Mong rằng những thông tin về phương pháp cấy ghép xương răng mà Trung tâm Implant Việt Nam chia sẻ sẽ giúp ích được cho bạn.
Nếu cần thêm thông tin gì hoặc có nhu cầu ghép xương, trồng răng Implant bạn hãy liên hệ ngay qua tổng đài chăm sóc khách hàng miễn phí 1900 56 5678, đội ngũ nhân viên và các bác sĩ tại Trung tâm Implant Việt Nam luôn sẵn sàng hỗ trợ bạn.
Bài viết liên quan
- Review nha khoa uy tín tại Đắk Nông
- Thời gian thực hiện cấy ghép Implant xương bướm
- Mất răng hàm trên lâu năm: Điều trị với Implant xương bướm
- Tiêu xương hàm trên - Hậu quả và giải pháp
- Implant xương bướm: cân nhắc giải phẫu và vị trí phẫu thuật
- Các bước chuẩn bị trước khi cấy ghép Implant xương bướm
- Sự khác biệt giữa Implant xương bướm và Implant truyền thống
- Tìm hiểu về cấu trúc của xương bướm