Logo nha khoa Nhân Tâm

807 Đường 3/2

Phường 7, Quận 10, TP.HCM

1900 56 5678

Hotline

Tìm hiểu phẫu thuật ghép xương tự thân để cấy ghép Implant


Sau khi mất răng, hiện tượng tiêu xương hàm sẽ diễn ra. Để cấy ghép răng thành công, yếu tố tiên quyết là trụ Implant cần được cấy ghép chuẩn xác và được bao bọc trọn vẹn bởi xương hàm. Vậy nên nếu xương hàm tiêu nhiều, bạn sẽ cần ghép thêm xương để bù đắp lại phần xương bị thiếu hụt. Một trong những biện pháp được ứng dụng nhiều hiện nay đối với những người bị tiêu xương hàm đó là phẫu thuật ghép xương tự thân để cấy ghép Implant. Vậy kỹ thuật này là gì? Chỉ định và chống chỉ định trong trường hợp nào? Ý nghĩa và quy trình thực hiện ra sao?
Tìm hiểu phẫu thuật ghép xương tự thân để cấy ghép Implant

Phẫu thuật ghép xương tự thân để cấy ghép Implant là việc sử dụng các phần hoặc mảnh xương được lấy từ chính cơ thể khách hàng tại các vùng như góc hàm, trước cằm,… để bù đắp vào khu vực xương bị thiếu hụt, nhằm đáp ứng các tiêu chí về số lượng, chất lượng xương trong trồng răng Implant. Vì là một phần của chính cơ thể nên tỉ lệ tích hợp là gần như tuyệt đối 100%, không có tình trạng đào thải mô ghép sau phẫu thuật.

Kỹ thuật này được chỉ định với những khách hàng có xương hàm không đủ chiều cao, chiều rộng hoặc thể tích theo tiêu chuẩn, người có mật độ xương hàm thấp và yếu bẩm sinh và người gặp chấn thương nặng hay có di chứng từ các cuộc phẫu thuật trước.

Để thực hiện thủ thuật này, trước tiên bác sĩ sẽ thăm khám tổng quát để nắm rõ tình trạng xương, sau đó gây tê cục bộ hoặc gây mê, sửa soạn khu vực nhận xương ghép, lấy xương tự thân, đặt và cố định phần xương cấy ghép, cuối cùng là khâu để đóng kín vạt niêm mạc cho khách hàng.

Ghép xương tự thân là gì?

Phẫu thuật ghép xương tự thân để cấy ghép Implant là việc sử dụng các phần hoặc mảnh xương được lấy từ chính cơ thể khách hàng tại các vùng như góc hàm, trước cằm,… để bù đắp vào khu vực xương bị thiếu hụt, nhằm đáp ứng các tiêu chí về số lượng, chất lượng xương trong trồng răng Implant. Đối với những trường hợp xương thiếu hụt nhiều, lượng xương cần bù đắp lớn thì phần xương dùng để cấy ghép có thể được lấy từ xương mắc tại cẳng chân hoặc xương chậu và thậm chí là xương sọ.

Phẫu thuật ghép xương tự thân để cấy ghép Implant hiện đang được ứng dụng khá phổ biến tại các bệnh viện, trung tâm nha khoa lớn nhờ mang lại nhiều lợi ích vượt trội như:

Vì là một phần của chính cơ thể khách hàng nên tỉ lệ tích hợp là gần như tuyệt đối 100%, không có tình trạng đào thải mô ghép sau phẫu thuật, đảm bảo sự thành công của ca cấy ghép.

Xương tự thân cũng là vật liệu cấy ghép có thể tái tạo xương. Tức là bản thân phần xương ghép thêm sẽ trực tiếp tham gia vào quá trình hình thành các tế bào xương mới của cơ thể, giúp đẩy nhanh tốc độ hoàn thiện việc trồng răng Implant.

Phương pháp phẫu thuật ghép xương tự thân để cấy ghép Implant
Phương pháp phẫu thuật ghép xương tự thân để cấy ghép Implant

Tuy nhiên, bên cạnh những lợi ích nêu trên thì kỹ thuật cấy ghép xương tự thân cũng vẫn có một số nhược điểm như sau:

  • Do thể tích xương tại mỗi vùng trên cơ thể là hữu hạn nên việc lấy xương tự thân để cấy ghép sẽ bị hạn chế về số lượng. Bạn sẽ không thể lấy đi quá nhiều xương tại các vùng khác trên cơ thể để cấy vào xương hàm được.
  • Quá trình phẫu thuật để lấy xương tự thân cũng tương đối phức tạp, đồi hỏi các bác sĩ tay nghề tốt, có trang thiết bị hỗ trợ hiện đại và có thể gây ra một số sang chấn sau phẫu thuật. Đã có một số nghiên cứu chỉ ra việc lấy xương ở vùng cằm có thể gây ra tê bì, dị cảm răng hàm dưới hoặc các biến chứng khác về thẩm mỹ.

Vậy nên, phẫu thuật ghép xương tự thân để cấy ghép Implant cần có sự chỉ định của bác sĩ chuyên khoa dày dặn kinh nghiệm, thực hiện tại trung tâm nha khoa uy tín, chất lượng, có đầy đủ trang thiết bị máy móc hỗ trợ và đã được Bộ Y tế cấp phép.

Đăng ký ngay

Đối tượng chỉ định và chống chỉ định

Đối tượng chỉ định:

  • Người có xương hàm không đủ chiều cao theo tiêu chuẩn.
  • Người có xương hàm không đủ chiều rộng theo tiêu chuẩn.
  • Người có xương hàm không đủ thể tích theo tiêu chuẩn, bao gồm cả chiều rộng và chiều cao.
  • Người có mật độ xương hàm thấp và yếu bẩm sinh.
  • Người gặp chấn thương nặng hoặc có di chứng từ các cuộc phẫu thuật trước.
Người có xương hàm không đủ thể tích theo tiêu chuẩn cần ghép xương trước khi cắm Implant
Người có xương hàm không đủ thể tích theo tiêu chuẩn cần ghép xương trước khi cắm Implant

Đối tượng chống chỉ định:

  • Người chưa tới độ tuổi trưởng thành.
  • Người đang mắc bệnh lý viêm nhiễm cấp tính liên quan đến răng miệng.
  • Người đang mắc các bệnh lý toàn thân như đái tháo đường, tim mạch, các bệnh về máu,… trong thời kì tiến triển.
  • Người nghiện thuốc lá, rượu, bia,…

Quy trình phẫu thuật ghép xương tự thân

Khám tổng quát

Đầu tiên, bác sĩ sẽ thăm khám, chụp X – quang cho khách hàng để đánh giá tình trạng xương hàm, mức độ thiếu hụt xương nhằm đề ra phương án cấy ghép xương phù hợp cho từng khách hàng.

Gây tê cục bộ hoặc gây mê

Trước khi thực hiện ghép xương, bác sĩ cần phải sát khuẩn và gây tê cục bộ tại vùng cần cấy ghép thêm xương hoặc gây mê trong trường hợp cần thiết. Việc này giúp khách hàng không cảm thấy khó chịu, đau nhức, đồng thời giúp các thao tác ghép xương của bác sĩ được thuận lợi hơn.

Gây tê cục bộ hoặc gây mê trước khi tiến hành ghép xương
Gây tê cục bộ hoặc gây mê trước khi tiến hành ghép xương

Sửa soạn khu vực nhận xương ghép

Bác sĩ sẽ tiến hành tạo vạt niêm mạc qua 3 đường rạch:

  • Đường rạch dọc theo niêm mạc của sóng hàm: ứng với vị trí mất răng.
  • 2 đường rạch đứng từ 2 đầu của đường rạch thứ nhất theo hướng tới ngách tiền đình sao cho vạt niêm mạc có đáy hình thang và đủ rộng để có thể thao tác.
  • Dùng dụng cụ bóc tách phù hợp để tách vạt niêm mạc màng xương và bộc lộ vùng xương cần phẫu thuật.
  • Rạch 1 đường giảm căng.

Tiếp theo bác sĩ sẽ sử dụng mũi khoan phù hợp để khoan thủng vỏ xương, hình thành những điểm chảy máu và sửa soạn bề mặt xương tại khu vực nhận nếu cần thiết.

Lấy xương tự thân

Mảnh xương cấy ghép cần có kích thước phù hợp với vị trí nhận cũng như yêu cầu trồng răng Implant, có cả xương xốp và xương vỏ. Xương sau khi lấy cần được bảo quản trong nước muối sinh lý ở môi trường ẩm.

Những vị trí có thể lấy xương bao gồm vùng cằm, lồi củ xương hàm trên, cành lên xương hàm dưới, những lồi xương ở trong khoang miệng hoặc xương mác, xương mào chậu, xương sườn, xương sọ,…

Đặt và cố định phần xương cấy ghép

Đặt và cố định phần xương cấy ghép tại vùng xương hàm đang bị thiếu hụt
Đặt và cố định phần xương cấy ghép tại vùng xương hàm đang bị thiếu hụt

Đặt phần xương cấy ghép đã chuẩn bị lên bề mặt xương hàm tại nơi nhận sau đó đặt màng che phủ lên trên. Sử dụng vít để cố định phần xương ghép và màng che phủ với xương hàm của khách hàng.

Khâu đóng vạt niêm mạc

Cuối cùng là thao tác khâu để đóng kín vạt niêm mạc cho khách hàng. Sau phẫu thuật ghép xương, khách hàng có thể gặp phải một số triệu chứng như:

  • Chảy máu sau ghép xương: Máu có thể rỉ ra tại vị trí vết thương sau khi phẫu thuật, đây là triệu chứng bình thường và sẽ tự chấm dứt sau khoảng 30 phút nên bạn không cần quá lo.
  • Sưng nề: Khách hàng sẽ được hướng dẫn sử dụng túi chườm lạnh hoặc cách chườm đá để giảm tình trạng sưng.
  • Có thể có biểu hiện tăng thân nhiệt nhẹ tới khoảng 38°C và đây cũng là một trong những triệu chứng bình thường sau phẫu thuật.
Thân nhiệt tăng nhẹ là một triệu chứng bình thường sau phẫu thuật ghép xương
Thân nhiệt tăng nhẹ là một triệu chứng bình thường sau phẫu thuật ghép xương

Xem thêm: 6 Cách giảm sưng tấy hiệu quả sau khi cấy ghép Implant

Ý nghĩa của ghép xương tự thân trong cấy ghép Implant

Sở dĩ cần tiến hành phẫu thuật ghép xương tự thân để cấy ghép Implant trong nhiều trường hợp là để xương hàm có đủ thể tích, mật độ cần thiết cho quá trình tích hợp giữ trụ Implant và xương hàm, giúp trụ chân răng đứng vững trên cung hàm và đảm bảo tỉ lệ thành công của ca phục hình răng. Ghép xương là thủ thuật cần phải thực hiện khi khách hàng không còn đủ lượng xương cần thiết theo tiêu chuẩn.

Phẫu thuật ghép xương tự thân để cấy ghép Implant không bắt buộc với các trường hợp mới mất răng (thời gian mất răng dưới 3 – 5 năm) và không có tình trạng nhiễm trùng tại ổ răng trước đó. Lúc này, xương ổ răng chưa bị tiêu biến nhiều và tương đối đầy đủ cho sự ổn định ban đầu của chân răng nhân tạo.

Tuy nhiên, nếu khách hàng đã bị mất răng trong nhiều năm (thường là trên 5 năm) hoặc sau khi nhổ răng, mất răng gặp phải tình trạng nhiễm trùng, xương ổ răng sẽ tiêu biến tương đối nhiều. Điều này sẽ khiến lượng xương hàm không đủ cho việc đặt trụ Implant. Lúc này, bạn cần ghép xương trước rồi mới có thể phục hình răng Implant.

Nếu xương hàm thiếu ít, khách hàng có thể vừa cấy ghép xương vừa đặt trụ Implant trong 1 lần phẫu thuật. Còn nếu như xương hàm thiếu hụt nhiều, bạn cần ghép xương trước rồi mới có thể tiến hành cấy trụ Implant sau đó từ 3 đến 6 tháng.

Phẫu thuật ghép xương tự thân để cấy ghép Implant giúp đảm bảo tỉ lệ thành công của ca phục hình răng
Phẫu thuật ghép xương tự thân để cấy ghép Implant giúp đảm bảo tỉ lệ thành công của ca phục hình răng

Như vậy, phẫu thuật ghép xương tự thân để cấy ghép Implant là thủ thuật có ý nghĩa quan trọng không thể bỏ qua để bù đắp lượng xương đang thiếu hụt và đảm bảo tỉ lệ thành công của ca phục hình. Tuy nhiên, không phải trường hợp thiếu xương nào cũng có thể tiến hành ghép xương.

Để nắm rõ tình trạng xương, răng của mình cũng như phương án điều trị phù hợp, bạn nên tới trực tiếp trung tâm nha khoa thăm khám và nhận tư vấn từ bác sĩ. Hãy liên hệ ngay với Trung tâm Implant Việt Nam qua hotline 1900 56 5678 được được hỗ trợ miễn phí nhé.

Liên hệ


Trung tâm Implant Việt Nam

Bài viết liên quan