Cách giảm sưng đau hiệu quả sau khi cấy ghép Implant
Trồng răng Implant là kỹ thuật phục hình răng giả cần can thiệp phẫu thuật để đặt chân răng nhân tạo vào trong xương hàm nhằm thay thế chân răng đã mất và nâng đỡ thân răng giả bằng sứ bên trên. Quá trình này sẽ ít nhiều tác động đến xương, mô mềm nên tình trạng sưng đau là các phản ứng bình thường không có gì đáng lo ngại.
Thường thì thời gian sưng đau sau khi cấy ghép Implant là khoảng 4 đến 7 ngày. Trong ngày đầu tiên, phần mặt tại vị trí cấy răng sẽ bị sưng nhiều nhất và thuyên giảm dần vào những ngày sau.
Để giảm sưng sau khi cấy ghép Implant, bạn cần tuân thủ hướng dẫn sử dụng thuốc của bác sĩ, thực hiện chườm lạnh, chườm ấm, ăn uống và vệ sinh, chăm sóc răng miệng đúng cách, không hút thuốc lá, không sử dụng rượu bia và các chất kích thích khác…
Trường hợp vùng nướu, mặt bị sưng tấy kéo dài hơn 3 tuần và kèm theo cảm giác đau, chảy máu chân răng, nhiễm trùng có mủ, chân răng giả trồi lên hoặc lung lay,… Thì có thể khu vực cấy ghép răng đã bị nhiễm trùng, nếu khắc phục không đúng cách sẽ khiến trụ Implant bị đào thải. Khi đó, bạn cần đến nha khoa thăm khám và điều trị sớm.
Nguyên nhân gây ra tình trạng sưng mặt sau cấy ghép Implant
Trồng răng Implant là kỹ thuật phục hình răng giả toàn diện nhất hiện nay, giúp tái tạo hoàn chỉnh chiếc răng đã mất cả về tính thẩm mỹ và khả năng ăn nhai nhờ khả năng thay thế cả chân răng phía dưới xương hàm và thân răng phía trên nướu.
Trong phương pháp này, bác sĩ sẽ tiến hành cấy trực tiếp chân răng nhân tạo bằng Titanium vào trong xương hàm để thay thế chân răng đã mất và nâng đỡ thân răng giả bằng sứ bên trên.
Trụ Implant cần có thời gian để tích hợp hoàn toàn với xương hàm, thông thường là từ 3 đến 6 tháng tùy vào cơ địa mỗi người. Sau khi chân răng giả đã ổn định thì bác sĩ sẽ gắn thân răng sứ lên trên bằng vít Abutment, giúp răng sứ đứng vững trên trụ răng.
Vì phải can thiệp phẫu thuật, cần thực hiện mở nướu, khoan xương để đặt chân răng giả nên quá trình trồng răng Implant sẽ ít nhiều tác động đến xương, mô mềm và tình trạng sưng đau là các phản ứng bình thường không có gì đáng lo ngại.
Trường hợp vùng nướu, mặt bị sưng tấy kéo dài hơn 3 tuần và kèm theo cảm giác đau, chảy máu chân răng, nhiễm trùng có mủ, chân răng giả trồi lên hoặc lung lay,… Thì có thể khu vực cấy ghép răng đã bị nhiễm trùng, nếu khắc phục không đúng cách sẽ khiến trụ Implant bị đào thải. Khi đó, bạn cần đến nha khoa thăm khám và điều trị sớm. Dưới đây là những nguyên nhân gây nhiễm trùng thường gặp:
- Vệ sinh răng miệng sai cách, hút thuốc lá, chăm sóc sau phẫu thuật không đúng cách,… đều có thể gây nên tình trạng viêm quanh trụ Implant. Viêm sưng kéo dài khiến lợi lỏng lẻo, không đủ sức giữ vững trụ Implant, khiến trụ bị đào thải. Điều này đồng nghĩa với cấy ghép thất bại và theo thời gian, răng ổ răng sẽ dần bị tiêu biến. Do đó, khách hàng cần tái khám định kì tại nha khoa để hiện, loại bỏ ổ viêm sớm và chữa trị bằng thuốc nếu cần.
- Những vấn đề liên quan tới răng miệng như sâu răng, viêm nướu, viêm nha chu,… không được chữa trị, khu vực ổ răng nhiễm trùng chưa được khắc phục vẫn tiến hành cắm Implant thì tình trạng đau và sưng tấy kéo dài là rất khó tránh khỏi. Viêm nhiễm tiến triển nặng và lan rộng sẽ làm hại răng kế cận, dẫn đến trồng răng thất bại.
- Trồng răng tại cơ sở kém uy tín, chất lượng chân răng giả không tốt, bác sĩ tay nghề kém, thiếu kinh nghiệm, hệ thống máy móc không tốt,… cũng làm tăng nguy cơ biến chứng và đau nhức, sưng tấy kéo dài sau phẫu thuật.
Hiện tượng sưng mặt sau trồng Implant diễn ra bao lâu?
Trên thực tế, cấy ghép Implant bị sưng nhiều hay ít, trong vòng bao lâu còn tùy thuộc vào một số yếu tố khác nhau, điển hình là cơ địa từng người, trang thiết bị hỗ trợ và tay nghề của y bác sĩ.
Nếu quá trình trồng Implant được tiến hành bởi các bác sĩ tay nghề giỏi, có kinh nghiệm lâm sàng và được hỗ trợ bởi các trang thiết bị y tế hiện đại thì các thao tác kỹ thuật đều sẽ được kiểm soát chặt chẽ. Lúc này, những tác động không cần thiết tới nướu lợi và mô xương sẽ được hạn chế tối đa, từ đó giảm sưng tấy và ngăn chặn nguy cơ biến chứng.
Thường thì thời gian sưng đau sau khi cấy ghép Implant là khoảng 4 đến 7 ngày. Đặc biệt trong ngày đầu tiên, phần mặt tại vị trí cấy răng sẽ bị sưng nhiều nhất và thuyên giảm dần vào những ngày sau.
Trong khoảng thời gian chờ giảm sưng và vết thương lành lại, tình trạng bầm tím ở vùng mặt nơi cấy răng có thể xuất hiện, đây là biểu hiện cho thấy thương tổn đang dần phục hồi nên bạn không cần lo lắng quá. Tuy nhiên, nếu tình trạng sưng tấy diễn ra trong thời gian dài, không có xu hướng giảm nhẹ thì bạn cần tới gặp bác sĩ nha khoa để thăm khám, kiểm tra lại và có biện pháp xử lý kịp thời, tránh rủi ro, nhiễm trùng sau cấy ghép.
Xem thêm: Nguyên nhân chảy máu chân răng và cách chữa trị phòng ngừa hiệu quả
Chia sẻ cách giảm sưng sau khi cấy ghép Implant
Sau khi kết thúc quá trình cấy ghép răng Implant, bác sĩ sẽ kê đơn thuốc giảm đau, giảm sưng, kháng viêm cho bạn. Bên cạnh đó, các bác sĩ hoặc tư vấn viên cũng sẽ hướng dẫn, dặn dò khách hàng kỹ lưỡng về cách ăn uống, chăm sóc, vệ sinh răng tại nhà để hạn chế tối đa cảm giác đau, sưng tấy và đẩy nhanh tốc độ phục hồi thương tổn. Sau đây sẽ là một số cách giảm sưng sau khi cấy ghép Implant mà bạn nên nắm được:
- Chườm lạnh sau khi phẫu thuật: Trong 48 giờ đầu sau khi thực hiện phẫu thuật cấy ghép Implant, khách hàng nên áp dụng biện pháp chườm lạnh để giảm sưng tấy. Dùng khăn lạnh đặt lên vị trí bị sưng khoảng từ 2 đến 3 phút, áp dụng mỗi ngày 2 hoặc 3 lần, mỗi lần cách nhau 4 đến 6 giờ. Không nên dùng đá áp trực tiếp lên da hay đề mạnh khu vực sưng tấy vì dễ gây tác dụng phụ, khiến da bị bỏng lạnh và sưng nhiều hơn.
- Chườm ấm để giảm bầm tím: Những ngày sau, vùng mặt bị sưng sẽ dần bị bầm tím, lúc này khách hàng nên lấy khăn ấm và chườm nhẹ nhàng lên khu vực bị sưng, tiến hành như khi chườm lạnh trong vòng 2 – 3 ngày, giúp các vết bầm tân ra và giảm nhanh hiện tượng sưng tấy. Vết bầm tím khi đó sẽ chuyển dần sang màu vàng rồi mờ dần và biến mất.
- Duy trì sức khỏe ổn định: Bạn nên uống đủ nước mỗi ngày, ăn các món ăn lỏng và mềm, dễ tiêu hóa để giúp hàm răng không phải hoạt động quá nhiều, vết thương lành lại nhanh hơn. Tránh ăn các món ăn nóng, lạnh thất thường, thực phẩm cứng, dai hoặc các món ăn chua, cay vì chúng rất dễ gây kích thích khu vực vết thương.
- Vệ sinh, chăm sóc răng miệng hàng ngày: Tránh các tác động trực tiếp vào vết thương gây chảy máu. Tuyệt đối không hút thuốc lá, không sử dụng rượu bia và các chất kích thích khác, bởi các chất có trong thuốc lá, bia rượu cũng sẽ cản trở quá trình phục hồi vết thương, gây ra hiện tượng viêm sưng kéo dài.
Đối với các trường hợp sưng tấy nướu, mặt, đau nhức kéo dài sau khi phẫu thuật trồng răng implant và đã gặp phải các rủi ro ngoài ý muốn, các bác sĩ sẽ đưa ra hướng giải quyết phù hợp sau khi thăm khám, xác định nguyên nhân cụ thể:
- Nếu tình trạng viêm nhiễm có thể chữa trị: Các bác sĩ sẽ tiến hành vệ sinh răng miệng, khu vực vết thương, loại bỏ các yếu tố gây viêm và điều trị bằng một số loại thuốc phù hợp.
- Nếu viêm nhiễm quá nặng không thể chữa trị, trụ Implant bị đào thải: Khách hàng cần tháo răng sứ và nhổ bỏ chân răng giả kịp thời để tránh biến chứng nặng làm ảnh hưởng tới xương ổ răng và dây thần kinh. Tiếp theo là điều trị phục hồi xương ổ răng, mô nướu. Tư vấn cấy ghép lại Implant hoặc các biện pháp phục hình khác dựa trên tình trạng thực tế của khách hàng.
Trên đây là những chia sẻ của Trung tâm Implant Việt Nam về tình trạng sưng tấy cũng như cách giảm sưng sau khi cấy ghép Implant an toàn và hiệu quả. Nếu bạn vẫn còn câu hỏi liên đến chủ đề này hay các bệnh lý răng miệng, dịch vụ nha khoa khác cần được tư vấn, hỗ trợ bởi các bác sĩ nha khoa.
Đừng chần chừ mà hãy gọi ngay Trung tâm Implant Việt Nam theo số điện thoại 1900 56 5678 hoặc để lại thông tin liên hệ của bạn, các tư vấn viên sẽ hỗ trợ cho bạn một cách nhanh nhất.
Bài viết liên quan
- Thời gian thực hiện cấy ghép Implant xương bướm
- Mất răng hàm trên lâu năm: Điều trị với Implant xương bướm
- Cấy ghép Implant xương bướm - Bệnh nhân cần lưu ý gì?
- Tiêu xương hàm trên - Hậu quả và giải pháp
- Implant xương bướm: cân nhắc giải phẫu và vị trí phẫu thuật
- Các bước chuẩn bị trước khi cấy ghép Implant xương bướm
- Sự khác biệt giữa Implant xương bướm và Implant truyền thống
- Tìm hiểu về cấu trúc của xương bướm