Logo nha khoa Nhân Tâm

807 Đường 3/2

Phường 7, Quận 10, TP.HCM

1900 56 5678

Hotline

Tiêu xương hàm có cấy ghép răng Implant được không?


Tiêu xương hàm là một trong những vấn đề răng miệng nguy hiểm gặp phải chủ yếu do mất răng lâu năm. Nếu không được khắc phục kịp thời, xương hàm bị tiêu biến có thể gây sai khớp cắn, biến dạng mặt, mất thẩm mỹ và tác động xấu tới khả năng ăn nhai của người mắc. Hãy cùng Implant Việt Nam làm rõ hơn về vấn đề này qua các thông tin dưới đây.
Tiêu xương hàm có cấy ghép răng Implant được không?

Tiêu xương hàm là tình trạng thể tích, chất lượng, mật độ xương giảm đi do nhiều nguyên nhân, trong đó chủ yếu là tình trạng mất răng lâu năm, làm nướu răng teo lại, gây tác động lớn đến khớp cắn, khả năng ăn nhai và sức khỏe người mắc. Tình trạng này nếu không chữa trị kịp thời sẽ kéo theo rất nhiều hậu quả nặng nề.

Giải pháp hiệu quả nhất hiện nay đối với những trường hợp xương hàm bị tiêu biến do mất răng lâu năm chính là trồng răng Implant. Chiếc răng Implant sau khi cấy ghép sẽ duy trì lực tác động vào xương hàm khi người sử dụng ăn nhai. Sự kích thích từ lực này sẽ giúp xương hàm không bị tiêu hủy. Tuy nhiên vì xương hàm đã tiêu đi, chất lượng và số lượng không còn như trước nên bạn sẽ cần ghép xương, ghép màng xương theo chỉ định của bác sĩ trước khi đặt trụ implant để đảm bảo sự ổn định của trụ và tỉ lệ thành công của ca điều trị.

Tiêu xương hàm là gì?

Tiêu xương hàm hay còn được gọi là tiêu xương ổ răng, bao gồm cả tình trạng tiêu xương hàm trên và tiêu xương hàm dưới. Vấn đề này xảy ra khi thể tích, chất lượng, mật độ xương bị giảm đi do nhiều nguyên nhân, làm cho nướu răng teo lại và gây tác động lớn đến khớp cắn.

Hình ảnh xương hàm bị tiêu biến
Hình ảnh xương hàm bị tiêu biến

Xương hàm được phân chia ra thành xương hàm trên và dưới, nằm trong khối xương mặt. Xương hàm trên có dạng xương xốp, cấu tạo từ 2 xương đối xứng nhau qua một mặt phẳng ở chính giữa, kết nối với những xương khác để tạo thành hốc mũi, vòm miệng, xoang hàm, ổ mắt và nền sọ.

Còn về xương hàm dưới, đây là xương khỏe nhất, lớn nhất và ở vị trí thấp nhất trong các xương thuộc hệ xương mặt. Bên cạnh đó, nó cũng là xương duy nhất có thể cử động được của hệ xương mặt.

Khi chúng ta ăn, lực cắn sẽ tác động chủ yếu vào xương hàm trên, còn xương hàm dưới đảm nhận vai trò quan trọng trong hoạt động nhai. Cả xương hàm trên và dưới đều tương đối mềm nên rất dễ tiêu biến khi có sự xâm nhập của vi khuẩn và có khoảng trống mất răng trên cung hàm.

Tiêu xương hàm gây ra hậu quả thế nào tới răng miệng?

Tiêu xương hàm gây ra hậu quả thế nào tới răng miệng?
Tiêu xương hàm gây ra hậu quả thế nào tới răng miệng?

Vì tình trạng tiêu xương hàm thường không biểu hiện rõ rệt trong thời gian đầu và cũng không xảy đến ngay lập tức khi răng mất đi nên không ít người đã chủ quan và đánh giá thấp mức độ nghiêm trọng của vấn đề này. Trên thực tế, xương hàm bị tiêu biến sẽ gây ra rất nhiều hậu quả nặng nề.

Về sức khỏe răng miệng

Tiêu xương hàm làm cho chiều cao và độ rộng của thành xương hàm giảm xuống đáng kể, không còn khả năng nâng đỡ nướu như trước khiến nướu răng bị tụt, bờ nướu mỏng dần. Đây cũng là cơ hội cho vi khuẩn phát triển mạnh mẽ hơn, dẫn đến các bệnh lý về răng miệng, gây đau nhức đầu và suy giảm sức khỏe tổng thể.

Về thẩm mỹ

Xương hàm bị tiêu biến có thể làm xương hàm dưới ngắn lại. Khi xương tiêu đi khoảng 60%, bạn sẽ nhận thấy những biến đổi rõ rệt trên khuôn mặt mình, cơ và dây chằng mất điểm bám sẽ chảy xệ, má hóp vào trong, các dấu hiệu lão hóa xuất hiện sớm hơn. Hậu quả là khuôn mặt teo nhỏ lại và người mắc bị già đi trông thấy.

Gương mặt của người bị tiêu xương hàm
Gương mặt của người bị tiêu xương hàm

Về khả năng ăn nhai

Hiện tượng tiêu xương răng làm xương hàm tụt thấp, các răng trên cung hàm có xu hướng đổ nghiêng về phía khoảng trống, làm cho hàm răng bị xô lệch, nguy cơ gãy rụng và lung lay cao. Bên cạnh đó, tiêu xương cũng dẫn đến hiện tượng lệch khớp cắn khiến hoạt động ăn nhai khó khăn hơn rất nhiều.

Cản trở quá trình chữa trị

Khi bị mất răng, nếu cứ trì hoãn việc chữa trị thì qua thời gian xương hàm sẽ tiêu đi ngày càng nhiều hơn. Chất lượng và số lượng xương giảm sút khiến cho việc trồng răng Implant khó khăn hơn. Khi đó, nếu muốn trồng lại răng thì bạn bắt buộc phải ghép thêm xương, chi phí và thời gian điều trị cũng vì vậy mà tăng lên rất nhiều.

Xem thêm: Những dấu hiệu nhận biết răng thiếu canxi và giải pháp bổ sung hiệu quả

Tiêu xương hàm ảnh hưởng thế nào tới cấy ghép Implant

Răng Implant không được vững chắc sau khi trồng

Răng Implant sẽ không được vững chắc sau khi trồng nếu xương hàm của bạn đã bị tiêu biến
Răng Implant sẽ không được vững chắc sau khi trồng nếu xương hàm của bạn đã bị tiêu biến

Nếu số lượng và chất lượng xương hàm đã suy giảm thì khả năng nâng đỡ trụ Implant sẽ rất kém. Để khắc phục vấn đề này thì bạn cần ghép xương trước khi trồng răng. Trong một vài trường hợp, việc ghép xương tại các cơ sở kém chất lượng còn không được tiến hành đúng kỹ thuật khiến trụ chân răng sau khi cấy ghép không vững chắc, không đảm bảo được khả năng ăn nhai.

Cần thực hiện cả phẫu thuật ghép xương và màng xương

Chân răng giả được đặt trực tiếp vào xương hàm do đó nếu xương không đáp ứng được các tiêu chí cần thiết về số lượng, chất lượng để trụ Implant tích hợp vào thì bạn buộc phải cấy ghép thêm xương và màng xương. Điều này khiến cho thời gian điều trị kéo dài hơn và chi phí tăng lên đáng kể.

Tăng nguy cơ đào thải trụ Implant sau phục hình

Đối với các trường hợp mất răng lâu năm và đã có dấu hiệu tiêu xương hàm, nấu bác sĩ không nhận định đúng đắn, không thực hiện ghép xương mà trực tiếp cấy trụ Implant vào trong xương hàm thì xương sẽ không đủ mật độ và thể tích để giữ vững chân răng giả này. Chân răng giả không được cố định vững chắc sẽ nhanh chóng bị cơ thể đào thải.

Nguy cơ đào thải trụ Implant sẽ tăng lên nếu xương hàm không đảm bảo được các tiêu chí về số lượng và chất lượng
Nguy cơ đào thải trụ Implant sẽ tăng lên nếu xương hàm không đảm bảo được các tiêu chí về số lượng và chất lượng

Từ những ảnh hưởng nêu trên, chúng ta có thể thấy tình trạng tiêu xương hàm sẽ khiến quy trình cấy ghép răng Implant phức tạp, khó khăn hơn và tỉ lệ thành công cũng thấp hơn.

Khắc phục hậu quả tiêu xương hàm bằng phương pháp trồng Implant

Trồng răng Implant là kỹ thuật phục hình răng đã mất hiện đại và toàn diện, giúp ngăn chặn và điều trị xương hàm bị tiêu biến, mang lại hiệu quả tốt nhất hiện nay. Chân răng giả hay trụ Implant được chế tác từ chất liệu Titanium tinh khiết có khả năng tích hợp chắc chắn với xương hàm và đảm nhận tốt các chức năng của chân răng thật đã mất.

Chiếc răng Implant sau khi cấy ghép sẽ duy trì lực tác động vào xương hàm khi người sử dụng ăn nhai. Sự kích thích từ lực này sẽ giúp xương hàm không bị tiêu hủy.

Trồng răng Implant là kỹ thuật phục hình răng khắc phục tiêu xương hàm hiệu quả nhất hiện nay
Trồng răng Implant là kỹ thuật phục hình răng khắc phục tiêu xương hàm hiệu quả nhất hiện nay

Một số lưu ý khi trồng răng Implant nếu bị tiêu xương

Cấy ghép xương và trồng răng Implant đều là những phương pháp điều trị có xâm lấn nên bạn cần hết sức cẩn trọng khi điều trị. Dưới đây là một số lưu ý bạn không thể bỏ qua khi áp dụng phương án này:

Tuân thủ hướng dẫn của bác sĩ

Khi trồng răng Implant, bạn cần lắng nghe các chỉ dẫn của bác sĩ để nắm được cách chăm sóc thích hợp với thực trạng răng miệng cũng như sức khỏe của bản thân. Từ đó ngăn chặn biến chứng và rủi ro ngoài ý muốn.

Dùng thuốc theo đơn bác sĩ đã kê

Vì thủ thuật cấy ghép xương và đặt trụ Implant đều sẽ xâm lấn vào xương, mô nên bác sĩ sẽ chỉ định bạn dùng thuốc kháng sinh, giảm đau để ngăn chặn viêm nhiễm. Sử dụng thuốc theo đơn sẽ giúp bạn xoa dịu cảm giác khó chịu, đau nhức và phòng tránh biến chứng viêm nhiễm quanh trụ chân răng.

Bạn cũng cần thông báo với bác sĩ về tiền sử về tiền sử dị ứng thuốc nếu có để bác sĩ chỉ định các loại thuốc khác thay thế, tránh xảy ra rủi ro không đáng có.

Tuân thủ hướng dẫn sử dụng thuốc từ bác sĩ nha khoa
Tuân thủ hướng dẫn sử dụng thuốc từ bác sĩ nha khoa

Xây dựng chế độ ăn phù hợp

Một vấn đề quan trọng nữa cần lưu ý khi trồng răng Implant ngăn chặn tiêu xương hàm đó là chế độ ăn. Yếu tố này ảnh hưởng trực tiếp tới tình trạng trụ Implant mới cấy nói riêng và sức khỏe răng miệng nói chung. Có thể xuất hiện tình trạng chảy máu kéo dài tại vết thương, nguy cơ viêm nhiễm cao và lâu lành nếu bạn ăn uống không phù hợp.

Gợi ý chế độ ăn phù hợp sau khi trồng răng Implant, cấy ghép xương hàm:

  • Không sử dụng thực phẩm quá nóng, quá lạnh, các món ăn nhiều gia vị hoặc khô cứng.
  • Nên ăn các món ăn mềm, lỏng, ở nhiệt độ ấm, ít gia vị để giúp thương tổn nhanh hồi phục hơn.
  • Khi thương tổn chưa lành hẳn, bạn không nên nahi trực tiếp vào khu vực mới cấy ghép Implant.
  • Khi trụ đã tích hợp vững chắc và phục hình răng sứ lên trên, bạn nên nhai đều ở cả 2 bên hàm.
  • Sau khi trồng răng Implant ít nhất 2 đến 3 tháng, không nên sử dụng rượu bia và các chất kích thích khác.
  • Có thể ăn sinh tố và sữa chua để giảm áp lực tác động lên chân răng nhân tạo. Uống nhiều nước để ngăn chặn mảng bám hình thành và hạn chế hôi miệng.
Xây dựng chế độ ăn khoa học, hợp lý sau khi cấy ghép răng Implant
Xây dựng chế độ ăn khoa học, hợp lý sau khi cấy ghép răng Implant

Vệ sinh răng đúng cách

Vệ sinh răng miệng đúng cách cũng là việc làm quan trọng nhằm ngăn chặn viêm nhiễm và duy trì tuổi thọ lâu dài của răng Implant:

  • Không chải răng trực tiếp vào khu vực mới cấy trụ Implant.
  • Súc miệng bằng nước súc miệng chứa thành phần Chlorhexidine hoặc nước muối sinh lý để loại bỏ vi khuẩn có hại.
  • Sử dụng chỉ nha khoa để loại bỏ thức ăn mắc ở kẽ răng.
  • Súc miệng sau khi ăn để làm sạch thức ăn thừa, tránh tình trạng thức ăn mắc vào trụ Implant gây ra viêm nhiễm, hôi miệng.

Tránh vận động mạnh

3 – 5 ngày đầu sau cấy ghép, trụ Implant vẫn chưa ổn định thật sự. Vì vậy, các hoạt động thể chất mạnh như chạy bộ, thể thao gắng sức nhiều sẽ làm trụ lỏng lẻo hơn. Ngoài ra, vận động mạnh sẽ làm tăng tuần hoàn máu, gây ra tình trạng chảy máu kéo dài, cùng với đó là triệu chứng phù nề, sưng tấy nướu trong nhiều ngày. Vậy nên, trong thời gian lành thương bạn chỉ nên vận động nhẹ nhàng và dành nhiều thời gian nghỉ ngơi.

Không nên vận động mạnh trong thời gian đầu sau khi phục hình răng Implant
Không nên vận động mạnh trong thời gian đầu sau khi phục hình răng Implant

Không hút thuốc lá

Hút thuốc lá không chỉ gây nên các bệnh lý về hô hấp mà còn ảnh hưởng xấu tới sức khỏe răng miệng. Người thường xuyên hút thuốc lá thường nằm trong danh sách chống chỉ định trồng răng Implant bởi nguy cơ nhiễm trùng, chảy máu kéo dài và đào thải trụ. Do vậy, để trụ Implant tích hợp xương nhanh chóng thì bạn không nên hút thuốc lá.

Như vậy, tiêu xương hàm là một vấn đề sức khỏe nghiêm trọng, gây ra nhiều phiền toái và những hậu quả nặng nề với sức khỏe. Bên cạnh đó, tình trạng này còn làm quá trình cấy ghép Implant trở nên phức tạp và tốn kém hơn. Do vậy, bạn không nên chủ quan mà hãy tới các trung tâm nha khoa uy tín để thăm khám, chữa trị kịp thời, càng để lâu, xương sẽ càng bị tiêu biến nặng nề hơn.

Trung tâm Implant Việt Nam sở hữu hệ thống cơ sở vật chất, trang thiết bị y tế hiện đại và đội ngũ bác sĩ nhiều năm kinh nghiệm. Khách hàng hoàn toàn yên tâm thăm khám và phẫu thuật trồng răng implant nhé!

Đăng ký ngay


Trung tâm Implant Việt Nam

Bài viết liên quan