Nguyên nhân nào gây mảng bám trên răng? Loại bỏ thế nào?
Mảng bám trên răng chính là lớp màng tồn tại trên bề mặt răng gây ra bởi nước bọt, thức ăn thừa mắc lại kẽ răng và vi khuẩn. Những lớp mảng bám này không chỉ khiến bạn mất tự tin khi giao tiếp do làm ngả màu răng, hôi miệng mà còn gây ra nhiều bệnh lý răng miệng khác như sâu răng, viêm nướu, viêm nha chu, suy yếu chức năng miễn dịch, tăng nguy cơ mắc bệnh lý toàn thân khác,…
Các nguyên nhân chủ yếu gây hình thành mảng bám bao gồm: không vệ sinh răng miệng đúng cách và thường xuyên, vệ sinh răng không toàn diện, thói quen ăn uống thiếu khoa học, hút thuốc lá hoặc sử dụng các chất kích thích,… Để ngăn ngừa mảng bám tích tụ trên răng, bạn nên làm sạch răng miệng đúng cách, xây dựng chế độ ăn uống phù hợp, khám răng và cạo vôi răng định kì tại nha khoa.
Mảng bám trên răng là gì?
Mảng bám trên răng chính là lớp màng tồn tại trên bề mặt răng tạo ra bởi nước bọt, thức ăn thừa mắc lại kẽ răng và vi khuẩn. Theo ước tính, có tới 200 – 300 triệu vi khuẩn tồn tại trong mỗi 1mg mảng bám trên răng. Những mảng bám này rất khó làm sạch vì chúng bám rất chắc vào răng và khó tan trong nước.
Khi mới hình thành, lớp màng này gần như không có màu, nhưng nếu không loại bỏ sớm, chúng sẽ chuyển dần sang màu vàng và thậm chí là nâu đen sau một thời gian. Ngoài ra, mảng bám tích tụ trên răng còn gây nên rất nhiều vấn đề liên quan đến răng miệng, chẳng hạn như:
- Gây hôi miệng và ngả màu răng: Răng ố vàng, ngả màu, hơi thở có mùi hôi khiến bạn mất đi sự tự tin trong giao tiếp.
- Gây sâu răng: Các mảng bám trên bề mặt răng là nơi trú ngụ lý tưởng cho vi khuẩn, giúp chúng sinh sôi và phát triển thuận lợi, nhanh chóng. Trong quá trình ăn uống, các vi khuẩn trong khoang miệng sẽ phân hủy thực phẩm và hình thành axit, lượng axit này sẽ bào mòn men răng, làm hình thành các lỗ sâu răng. Theo thời gian, lỗ sâu sẽ ngày càng lớn và đến gần khu vực tủy răng nếu không được điều trị kịp thời.
- Viêm nướu: Trong 48 giờ đầu, mảng bám trên răng có thể dễ dàng loại bỏ bằng nước súc miệng và bàn chải đánh răng. Tuy nhiên, qua thời gian dài, các mảng bám sẽ cứng chắc lại vôi hóa tạo thành vôi răng. Vi khuẩn trú ngụ trong lớp mảng bám có thể gây kích ứng nướu gây viêm nhiễm. Biểu hiện của chứng viêm nướu là tình trạng sưng đỏ nướu và chảy máu chân răng khi đánh răng.
- Viêm nha chu: Khi mảng bám tích tụ trên răng quá nhiều trong một thời gian dài sẽ khiến nướu răng bị viêm sưng, thậm chí là nhiễm trùng. Mới đầu, bạn sẽ chỉ cảm thấy khó chịu vì cảm giác chán ăn, hôi miệng, ê buốt răng,… Nhưng lâu dần, các triệu chứng có thể phát triển thành viêm nha chu, khiến nướu không còn ôm sát chân răng, mất khả năng giữ vững răng trên cung hàm và làm tăng nguy cơ mất răng.
- Gây suy yếu chức năng miễn dịch, tăng nguy cơ mắc bệnh lý toàn thân: Trường hợp vệ sinh răng miệng không hiệu quả, hệ miễn dịch của bạn sẽ phải làm việc nhiều hơn để chống lại vi khuẩn trong mảng bám. Hiện tượng này lặp đi lặp lại thường xuyên trong thời gian dài sẽ gây ra các vấn đề về sức khỏe răng miệng và sức khỏe tổng quát. Vì vậy, nguy cơ mắc các bệnh lý về tim mạch, huyết áp, hô hấp, sinh non ở phụ nữ mang thai,…
Do những tác hại khôn lường đến sức khỏe răng miệng và sức khỏe tổng thể nên việc loại bỏ mảng bám, vôi răng thường xuyên là điều cần thiết phải làm.
Những nguyên nhân gây ra mảng bám trên răng
Dưới đây là các nguyên nhân chủ yếu gây hình thành mảng bám trên răng:
Không vệ sinh răng miệng đúng cách và thường xuyên
Việc vệ sinh và chăm sóc răng miệng thường xuyên là vô cùng quan trọng. Nếu không tiến hành tốt, các mảnh vụn thức ăn sẽ mắc lại trên thân răng, kẽ răng, không được loại bỏ hoàn toàn, tích tụ lâu ngày trên răng sẽ gây ra mảng bám.
Vệ sinh răng không toàn diện
Mặc dù có ý thức làm sạch răng thường xuyên nhưng không ít người vẫn “đau đầu” vì mảng bám trên răng. Lý do là bởi răng miệng chưa được vệ sinh đúng cách, chưa được triệt để. Khi vệ sinh răng, bạn cần làm sạch cả lưỡi vì mảng bám cũng sẽ hình thành ở lưỡi và những vi khuẩn tại đây có thể phân tán ra khắp khoang miệng. Bên cạnh đó, bạn cũng nên dùng thêm nước súc miệng, chỉ nha khoa để việc làm sạch răng đạt hiệu quả cao hơn.
Hút thuốc lá hoặc sử dụng các chất kích thích
Đa phần những người nghiện hút thuốc lá đều không có hàm răng trắng sáng, khỏe đẹp như ý muốn. Lý do là vì các chất độc hại trong thuốc và khói thuốc sẽ làm tăng khả năng tạo thành mảng bám trên răng. Các chất kích thích khác cũng có thể làm nguy cơ tạo mảng bám, vôi răng tăng lên.
Thói quen ăn uống thiếu khoa học
Nếu bạn sử dụng quá nhiều bánh kẹo, món ăn nhiều đường, đồ uống sậm màu như trà, cà phê, nước ngọt hoặc đồ uống có chứa chất tạo màu thì lớp men răng sẽ bị ảnh hưởng rất nhiều và nguy cơ tạo thành vôi răng, mảng bám cũng tăng lên.
Xem thêm: Trồng răng giả có bị hôi miệng không? Nguyên nhân và cách điều trị tận gốc
Cách ngăn ngừa mảng bám tích tụ trên răng
Bên cạnh việc tìm hiểu nguyên nhân hình thành mảng bám để phòng tránh thì một vấn đề quan trọng nữa mà bạn cũng cần nắm được đó là cách ngăn ngừa mảng bám tích tụ trên răng. Sau đây sẽ là những gợi ý hữu ích dành cho bạn:
Làm sạch răng miệng đúng cách
Trong trường hợp mảng bám mới hình thành, chưa vôi hóa và bám cứng chắc trên răng thì chỉ cần làm sạch răng miệng đúng cách với việc chải răng và súc miệng là bạn đã có thể khắc phục hiệu quả tình trạng răng miệng:
- Chải răng hàng ngày, mỗi ngày tối thiểu 2 – 3 lần. Nên chải răng sau khi ăn khoảng 30 phút, khi thức dậy vào buổi sáng và trước khi đi ngủ vào buổi tối.
- Sử dụng các loại kem đánh răng có chứa hàm lượng fluoride thích hợp để giúp men răng chắc khỏe và tăng hiệu quả làm sạch mảng bám trên răng.
- Nên lựa chọn các loại bàn chải có đầu lông chải mềm với kích cỡ phù hợp với khoang miệng. Không nên mua bàn chải lông cứng, kích thước quá lớn để không làm hại đến nướu, răng.
- Sử dụng kết hợp cả chỉ nha khoa và nước súc miệng để loại bỏ hoàn toàn mảng bám, thức ăn thừa trong kẽ răng và tiêu diệt vi khuẩn trong khoang miệng.
Xây dựng chế độ ăn uống phù hợp
Nên thêm vào khẩu phần ăn hàng ngày các loại rau củ và trái cây cùng những thực phẩm giàu canxi để giúp răng thêm chắc khỏe.
Bên cạnh đó, bạn cũng nên hạn chế ăn vặt, tránh ăn thực phẩm nhiều đường, hạn chế các loại đồ uống dễ tạo mảng bám, vôi răng như nước ngọt có gas, cà phê,… Hạn chế tối đa những thực phẩm nhiều mảnh vụn, dễ rơi và mắc lại kẽ răng như bánh quy, bánh xốp,…
Làm sạch mảng bám trên răng tại nhà
Hiện nay trong dân gian lưu truyền rất nhiều biện pháp làm sạch răng bằng các nguyên liệu tự nhiên. Nếu mảng bám trên răng của bạn ít, chưa vôi hóa, cứng chắc thì bạn có thể sử dụng baking soda, chanh, cam, dâu tây,… để làm sạch mảng bám ngay tại nhà.
Khám răng định kì tại nha khoa
Đối với các khách hàng có vôi răng hình thành đã lâu, đã vôi hóa trở thành cao răng bám cứng chắc trên thân răng và bên dưới nướu thì cần tới nha khoa thăm khám, cạo vôi răng bằng thiết bị chuyên dụng. Đồng thời điều trị triệt để các bệnh lý về răng nướu.
Tốt nhất, bạn nên đi khám răng định kì ít nhất 2 lần mỗi năm để cạo vôi răng, làm sạch răng, phát hiện sớm các bệnh lý răng miệng chứ không nên để cao răng tích tụ nhiều, các bệnh răng miệng tiến triển nặng rồi mới đi gặp bác sĩ vì điều này sẽ gây ra những tác động rất tiêu cực tới sức khỏe của hàm răng.
Trên đây là các thông tin, kiến thức cơ bản về mảng bám trên răng, nguyên nhân gây mảng bám cũng như cách ngăn ngừa mảng bám tích tụ trên răng. Nếu bạn có nhu cầu thăm khám, tư vấn về chăm sóc răng hoặc các bệnh lý răng miệng cùng với bác sĩ, chuyên gia đầu ngành thì đừng chần chừ mà hãy gọi đến số điện thoại 1900 56 5678 của Nha khoa Nhân Tâm - Trung tâm Implant Việt Nam nhé!
Bài viết liên quan
- Cấy ghép xương để cắm Implant có mắc không?
- Ghép xương hàm nên ăn gì và kiêng ăn gì?
- Những cảm giác sau khi trồng răng implant
- Cảnh báo tình trạng mất răng làm trồi răng đối diện
- Bệnh máu không đông có trồng răng Implant được không?
- Dự phòng và điều trị biến chứng khi trồng răng Implant
- Công nghệ Guided Biofilm Therapy
- Mất răng số 6 hàm dưới có sao không?