[Hỏi&Đáp] Trồng răng giả có bị hôi miệng không?
Trồng răng giả có bị hôi miệng không? Tình trạng hôi miệng sau khi trồng răng giả thường xảy ra ở những đối tượng sử dụng cầu răng sứ hoặc hàm giả tháo lắp do một số nguyên nhân như sai sót khi thực hiện trồng răng, răng giả kém chất lượng, sự oxy hóa của răng giả làm bằng kim loại, chăm sóc răng miệng không đúng cách, hút thuốc lá thường xuyên, ăn thực phẩm chứa nhiều đường, chất béo, Carbohydrate, không khám răng, cạo vôi răng định kì,…
Khi gặp phải tình trạng này, bạn nên tới nha khoa để thăm khám, khắc phục sớm bằng cách thay răng giả mới, trồng răng Implant,… Ngoài ra, để ngăn chặn các vấn đề răng miệng sau khi phục hình răng giả, bạn cần thực hiện trồng răng tại trung tâm nha khoa tốt, có chất lượng, uy tín lâu năm. Kết hợp với chế độ ăn uống khoa học và vệ sinh răng đúng cách hàng ngày để loại bỏ các tác nhân gây nên mùi hôi trong khoang miệng.
Răng giả là gì?
Răng giả là công cụ thay thế răng tự nhiên đã bị hư hại, tổn thương không thể khắc phục bằng các biện pháp điều trị bảo tồn thông thường.
Trồng răng giả sẽ giúp lấp đầy khoảng trống mà răng đã mất để lại trên cung hàm, từ đó giúp người dùng ăn nhai thai thoải mái hơn, tự tin khi giao tiếp với người xung quanh. Răng giả có thể được chế tác từ sứ, kim loại, nhựa,…
Hiện nay có 3 biện pháp trồng răng giả được áp dụng phổ biến là răng giả tháo lắp, cầu răng sứ và cấy ghép Implant:
- Răng giả tháo lắp: cấu tạo gồm 2 phần là răng giả làm từ kim loại sứ, hoặc nhựa và nướu giả chế tác từ nhựa cứng hoặc nhựa dẻo. 2 phần này được ép chặt vào nhau, tạo thành một thể thống nhất nhằm thay thế răng thật.
- Cầu răng sứ: Là kỹ thuật phục hình răng bằng việc mài nhỏ 2 răng thật bên cạnh răng mất để tạo điểm tựa. Tiếp theo gắn một dải răng bằng sứ lên trên để phục hồi khả năng nhai cắn thức ăn và vẻ đẹp thẩm mỹ của hàm răng.
- Cấy ghép Implant: Đây là quá trình cấy chân răng nhân tạo bằng vật liệu Titanium vào xương hàm để thế chỗ chân răng tự nhiên. Sau khi các mô xương đã bám vào thân trụ, bác sĩ sẽ phục hình răng sứ hoặc hàm giả lên phía trên, bảo đảm các răng không bị trượt hoặc dịch chuyển trong khoang miệng. Đây cũng là biện pháp đem lại hiệu quả toàn diện và tối ưu nhất được các bác sĩ nha khoa khuyến khích áp dụng khi mất răng.
Nguyên nhân gây ra hôi miệng sau khi trồng răng giả
Trồng răng giả có bị hôi miệng không? Tình trạng hôi miệng sau khi trồng răng giả thường xảy ra ở những đối tượng sử dụng cầu răng sứ hoặc hàm giả tháo lắp do một số nguyên nhân bao gồm:
- Bác sĩ tiến hành trồng răng giả chưa có kinh nghiệm, tay nghề còn kém, mài răng không đúng tỉ lệ hoặc gắn răng sứ vào 2 răng trụ không sát khít, tạo khe hở khiến thức ăn, vi khuẩn tích tụ lại gây nên mùi hôi khó chịu.
- Răng sứ không đảm bảo chất lượng, bề mặt răng sần sùi hoặc dễ bị nứt vỡ hình thành nên nhiều khe rãnh. Những lý do này khiến bạn rất khó loại bỏ thức ăn thừa bám lại trên răng, lâu dần sẽ hình thành mảng bám, vôi răng, tạo môi trường lý tưởng cho sự sinh sôi của vi khuẩn gây hôi miệng.
- Chất liệu răng giả không rõ nguồn gốc, không tương thích với nướu, làm nướu bị kích ứng dẫn đến viêm nướu.
- Tình trạng tiêu xương, tụt lợi sau một thời gian dài sử dụng răng giả tháo lắp hoặc cầu răng sứ khiến răng giả bị lỏng lẻo, xuất hiện kẽ hở gây nhồi nhét thức ăn, lâu dần dẫn đến viêm nhiễm và tạo ra mùi hôi.
- Răng giả làm từ kim loại sau một thời gian sử dụng sẽ bị vi khuẩn và môi trường axit của khoang miệng tác động, quá trình oxy hóa diễn ra và tạo nên mùi hôi trong miệng.
- Chăm sóc răng miệng không đúng cách sau khi trồng răng, thời gian dài sẽ gây ra tình trạng mảng bám, vôi răng, ố vàng răng, đen răng và hôi miệng.
- Hút thuốc lá thường xuyên hoặc ăn thực phẩm chứa nhiều đường, chất béo, Carbohydrate sẽ tạo ra môi trường lý tưởng cho sự sinh sôi, phát triển của vi khuẩn.
- Ăn thức ăn quá dai hoặc quá cứng, dùng răng để mở bao bì, nắp chai, nhai cắn đồ vật cứng sẽ khiến răng bị nứt, kênh lên, gãy vỡ, không còn sát khít với nướu, làm xuất hiện khoảng hở, gây nhồi nhét thức ăn, lâu ngày gây ra viêm nướu, sâu răng, hôi miệng,…
- Không khám răng, cạo vôi răng định kì, loại bỏ tác nhân gây hôi miệng.
- Một số nguyên nhân khác: Mắc các bệnh lý về tiêu hóa, lở loét trong miệng do bị răng cắn vào khi ăn nhai, có tiền sử hôi miệng từ trước, không điều trị triệt để các bệnh lý răng miệng trước khi trồng răng, mắc các bệnh lý về xoang, xoang mũi,…
Xem thêm: Giải đáp sự thật trồng răng giả có ảnh hưởng gì tới sức khỏe không?
Phương pháp khắc phục tình trạng hôi miệng
Ở phần trên, chúng ta đã nắm được trồng răng giả có bị hôi miệng không cũng như các nguyên nhân gây ra tình trạng hôi miệng sau khi làm răng giả, vậy cần làm gì để khắc phục tình trạng này? Dưới đây sẽ là một số biện pháp thường được áp dụng.
Làm lại cầu răng sứ mới chất lượng tốt hơn
Làm lại cầu răng sứ cũng là một biện pháp khắc phục chứng hôi miệng. Mặc dù vậy, bắc cầu răng sứ tiềm ẩn khá nhiều nguy cơ nếu không được thực hiện chính xác và tuân thủ quy trình chuẩn, khiến cho các bệnh lý răng miệng vẫn tiếp tục diễn ra, bao gồm cả hôi miệng.
Bên cạnh đó, làm cầu răng chỉ là biện pháp tạm thời vì không thể ngăn ngừa vấn đề tiêu xương hàm, gây ra tình trạng hóp má, tụt nướu, da nhăn nheo, chảy xệ, lão hóa sớm. Độ bền cũng chỉ khoảng 5 – 7 năm nếu được chăm sóc tốt, do đó sẽ rất tốn kém nếu răng bị hỏng và phải làm mới lại nhiều lần.
Cấy ghép răng Implant
Cấy ghép răng Implant là kỹ thuật làm răng giả cố định, giúp khôi phục khả năng ăn nhai và vẻ đẹp thẩm mỹ của hàm răng một cách toàn diện nhất. Khi cấy ghép răng, bác sĩ sẽ đưa trụ Implant chế tác từ chất liệu Titanium vào trong xương tại vị trí răng đã mất.
Khi chân răng giả đã được cấy vào xương hàm, các mô xương sẽ tự động tích hợp lên bề mặt trụ, tạo ra độ bám chắc chắn cho răng giả. Nhờ vậy mà răng Implant không bị trượt hoặc xê dịch khi ăn uống hay nói cười.
Giải pháp trồng răng Implant giúp loại bỏ hoàn toàn các nguyên nhân gây mùi hôi trong khoang miệng do do bọc răng sứ hoặc sử dụng hàm giả tháo lắp lâu ngày gây ra. Trụ Implant thế chỗ chân răng thật, truyền tải lực nhai đến xương hàm, từ đó ngăn chặn hiệu quả hiện tượng tiêu xương. Tuổi thọ của răng Implant lên tới 25 năm hoặc trọn đời nếu được vệ sinh và giữ gìn tốt.
Thay đổi thói quen vệ sinh răng miệng sau khi trồng răng
Để giữ cho răng miệng luôn sạch sẽ, khỏe mạnh, ngăn chặn các bệnh lý về răng và hiện tượng hôi miệng, bạn nên vệ sinh răng mỗi ngày bằng cách:
- Chải răng vào buổi tối trước khi đi ngủ và sau các bữa ăn trong ngày.
- Chải răng đúng cách, di chuyển bàn chải xoay tròn hoặc lên xuống theo chiều dọc của răng, không được chải răng theo chiều ngang vì sẽ gây mòn men răng.
- Làm sạch răng với lực vừa phải, nhẹ nhàng, tránh làm tổn thương lưỡi và nướu.
- Dùng chỉ nha khoa để lấy hết thức ăn thừa còn sót lại ở kẽ răng sau khi ăn xong.
- Súc miệng với nước súc miệng hoặc nước muối sinh lý để loại bỏ các vi khuẩn gây hại và làm sạch vết thương có thể gây mùi hôi trong khoang miệng.
- Loại bỏ thói quen xấu, xây dựng các thói quen sinh hoạt tốt
- Uống đủ mỗi ngày 2 lít nước.
- Không hút thuốc lá.
- Hạn chế sử dụng rượu, bia, cà phê.
- Không ăn các thức ăn quá cứng hoặc dùng răng để nhai cắn vật cứng khiến răng giả bị nứt vỡ.
- Tránh bỏ bữa vì quá trình ăn nhai sẽ kích thích sản xuất nước bọt, giúp rửa trôi tế bào chết và vi khuẩn trong khoang miệng.
- Đa dạng thực phẩm, cung cấp đầy đủ vitamin và khoáng chất cho cơ thể trong một bữa ăn.
- Khám răng định kì ít nhất 2 lần mỗi năm để phát hiện sớm, tìm ra nguyên nhân gây hôi miệng và khắc phục kịp thời.
- Lựa chọn trung tâm nha khoa chất lượng cao, có uy tín và đội ngũ bác sĩ dày dặn kinh nghiệm.
“Trồng răng giả có bị hôi miệng không?” Là câu hỏi được rất nhiều khách hàng đặt ra khi có mong muốn trồng răng giả hoặc đang sử dụng răng giả và đã được Nha khoa Nhân Tâm - Trung tâm Implant Việt Nam giải thích cụ thể trong bài viết trên.
Để ngăn chặn các vấn đề răng miệng sau khi phục hình răng giả, bạn cần thực hiện trồng răng tại trung tâm nha khoa tốt, có chất lượng, uy tín lâu năm. Kết hợp với chế độ ăn uống khoa học và vệ sinh răng đúng cách hàng ngày để loại bỏ các tác nhân gây nên mùi hôi trong khoang miệng.
Bài viết liên quan
- Review nha khoa uy tín tại Đắk Nông
- Thời gian thực hiện cấy ghép Implant xương bướm
- Mất răng hàm trên lâu năm: Điều trị với Implant xương bướm
- Cấy ghép Implant xương bướm - Bệnh nhân cần lưu ý gì?
- Tiêu xương hàm trên - Hậu quả và giải pháp
- Implant xương bướm: cân nhắc giải phẫu và vị trí phẫu thuật
- Các bước chuẩn bị trước khi cấy ghép Implant xương bướm
- Sự khác biệt giữa Implant xương bướm và Implant truyền thống