Trồng răng giả có ảnh hưởng gì tới sức khỏe không?
Có 3 biện pháp phục hình răng hiện đang được áp dụng là răng giả tháo lắp, cầu răng sứ và trồng răng Implant. Mỗi biện pháp đều có cách thực hiện và những ưu nhược điểm riêng, phù hợp với nhu cầu và khả năng kinh tế của từng người.
Trồng răng giả có ảnh hưởng gì không? Trồng răng giả là biện pháp khôi phục răng đã mất không gây ra bất cứ ảnh hưởng gì tới sức khỏe mà ngược lại, việc này còn giúp khôi phục chức năng ăn nhai, vẻ đẹp thẩm mỹ và giúp khách hàng cảm thấy tự tin khi giao tiếp và ăn uống thoải mái hơn.
Tuy nhiên, quá trình trồng răng giả cần được tiến hành tại các trung tâm nha khoa chất lượng, uy tín bởi vì nếu chẳng may có sai sót trong quy trình kỹ thuật, bác sĩ tay nghề non kém thì sẽ gây ra một số rủi ro ngoài ý muốn.
Những phương pháp trồng răng giả hiện nay
Có 3 biện pháp phục hình răng hiện đang được áp dụng là răng giả tháo lắp, cầu răng sứ và trồng răng Implant. Mỗi biện pháp đều có các thực hiện và những ưu nhược điểm riêng.
Răng giả tháo lắp
Răng giả tháo lắp là dụng cụ thay thế răng thật đã mất với 1 khung hoặc nền hàm có hình dáng giống với nướu răng được chế tác từ kim loại hoặc nhựa. Nền hàm này có công dụng nâng đỡ các răng giả bằng sứ hoặc nhựa bên trên, có thể dễ dàng tháo ra và lắp vào theo ý muốn.
Răng giả loại này được sử dụng nhiều nhất cho đối tượng người cao tuổi mất nhiều răng hoặc toàn bộ hàm răng. Theo đó, có 2 dạng hàm giả để khắc phục các tình huống phục hình răng là hàm giả bán phần và hàm giả toàn phần.
Ưu điểm:
- Có thể tự tháo lắp đơn giản, dễ dàng.
- Không gây đau nhức khi phục hình và sử dụng.
- Giá thành rẻ.
- Đảm bảo được khả năng ăn nhai cơ bản.
- Răng giả và nền hàm đều được làm từ chất liệu lành tính, an toàn với cơ thể.
Nhược điểm:
- Không nhai được các thực phẩm dai, cứng, dẻo do lực nhai tương đối yếu.
- Chỉ được cố định bằng móc kim loại hoặc nhựa nên khá lỏng lẻo và có thể gây cảm giác vướng víu. Sau khi dùng một thời gian, hàm sẽ ngày càng lỏng dần và dễ bị rớt ra ngoài khi cười nói, ăn nhai.
- Sử dụng hàm giả trong thời gian dài có thể dẫn đến teo nướu, hở nướu, thậm chí viêm nướu, gây ảnh hưởng không nhỏ đến các răng bên cạnh.
- Không phòng tránh được biến chứng tiêu xương do mất răng gây nên.
- Có thể gây hôi miệng nếu nền hàm không khít.
- Cần tháo ra để vệ sinh trước khi ngủ và sau mỗi bữa ăn nên khá bất tiện.
- Tuổi thọ không cao, sau khoảng 3 – 5 năm thì cần phải làm mới lại.
Cầu răng sứ
Khác với hàm giả tháo lắp, cầu răng sứ là một biện pháp phục hình răng cố định. Để tiến hành phương án này, bác sĩ cần mài nhỏ 2 chiếc răng kế cận răng đã mất sau đó gắn lên một cầu răng sứ gồm nhiều mão sứ gắn liền với nhau. Sau khi làm cầu răng sứ, bạn có thể ăn nhai dễ dàng mà không sợ răng giả bị bung tuột, rơi rớt ra ngoài như răng giả tháo lắp.
Ưu điểm:
- Chức năng ăn nhai tốt.
- An toàn với cơ thể.
- Tính thẩm mỹ cao.
Nhược điểm:
- Không bảo tồn được răng thật do phải mài răng để làm trụ nâng đỡ mão sứ.
- Về lâu dài có thể gây tụt nướu, làm lộ chân răng, không phòng tránh được hiện tượng tiêu xương răng.
- Chỉ thích hợp trong những tình huống mất 1 hoặc nhiều răng.
- Có thể gây hôi miệng khiến người sử dụng mất tự tin khi giao tiếp.
Trồng răng Implant
Hiện nay, trồng răng Implant là giải pháp được rất nhiều khách hàng chọn lựa khi có nhu cầu trồng răng giả. Biện pháp này có thể khôi phục toàn diện cả vẻ đẹp thẩm mỹ và chức năng ăn nhai cho hàm răng. Trong cách làm này, bác sĩ sẽ đặt trực tiếp trụ Implant vào trong xương hàm, tiếp theo là chờ đợi trụ tích hợp vững chắc với xương rồi gắn răng sứ lên trên bằng vít Abutment.
Nhờ khả năng tích hợp xương hàm của trụ Implant mà chiếc răng sau khi phục hình sẽ cực kì chắc chắn, không bị xê dịch khi nói chuyện, ăn nhai. Trụ này còn có chức năng truyền tải lực ăn nhai đến kích thích xương hàm, giúp ngăn chặn quá trình tiêu hõm tự nhiên.
Ưu điểm:
- Không cần sử dụng các răng bên cạnh làm điểm tựa.
- Khả năng ăn nhai được khôi phục tối đa, không thua kém răng tự nhiên, giúp khách hàng cảm nhận được đầy đủ hương vị của từng món ăn.
- Vật liệu cấy ghép được làm từ chất liệu lành tính, an toàn, tương thích với cơ thể.
- Ngăn ngừa được các hậu quả gây ra do mất răng như xô lệch răng kế cận, trồi răng đối diện, viêm nướu, sâu răng, tiêu xương hàm, hở kẽ răng, hôi miệng,…
- Phù hợp với gần như tất cả mọi trường hợp mất răng.
Nhược điểm:
Chi phí cấy ghép Implant tương đối cao, thời gian hoàn thiện lâu hơn so với răng giả tháo lắp và cầu răng sứ. Tuy nhiên, trồng răng Implant chỉ cần tiến hành 1 lần duy nhất và có thể sử dụng vĩnh viễn.
Trồng răng giả có ảnh hưởng tới sức khỏe không?
Trồng răng giả có ảnh hưởng gì không? Trồng răng giả là biện pháp khôi phục răng đã mất không gây ra bất cứ ảnh hưởng gì tới sức khỏe mà ngược lại, việc này còn giúp khôi phục chức năng ăn nhai, vẻ đẹp thẩm mỹ và giúp khách hàng cảm thấy tự tin khi giao tiếp và ăn uống thoải mái hơn.
Tuy nhiên, quá trình trồng răng giả cần được tiến hành tại các trung tâm nha khoa chất lượng, uy tín bởi vì nếu chẳng may có sai sót trong quy trình kỹ thuật, bác sĩ tay nghề non kém thì sẽ gây ra một số rủi ro ngoài ý muốn như:
- Viêm chân răng, viêm nướu: Do khách hàng không vệ sinh răng miệng sạch sẽ, các bệnh lý răng miệng chưa được chữa trị triệt để đã trồng răng mới. Bên cạnh đó, thiếu sót trong thao tác kỹ thuật cũng có thể tạo ra kẽ hở giữa răng giả và nướu, giữa các răng với nhau khiến thức ăn mắc lại nhiều, lâu ngày dẫn đến sự tích tụ của vi khuẩn gây ra viêm nhiễm.
- Chết tủy răng: Mài răng không chuẩn xác, mài răng quá nhiều xâm lấn tới cả tủy răng và gây ra chết tủy.
- Sai lệch khớp cắn: Các bước mài răng, lắp răng sứ cố định và điều chỉnh răng nếu có bất kì sai sót nào thì cấu trúc hàm sẽ bị ảnh hưởng, từ đó làm cho khớp cắn bị sai lệch.
Xem thêm: 5 yếu tố quan trọng quyết định độ bền răng sứ?
Một số lưu ý chăm sóc răng miệng sau khi trồng răng giả
Bên cạnh băn khoăn trồng răng giả có ảnh hưởng gì không, cách chăm sóc răng cũng là vấn đề mà khá nhiều khách hàng quan tâm. Sau đây là cách chăm sóc răng miệng theo hướng dẫn của bác sĩ nha khoa để duy trì hàm răng chắc khỏe, bền đẹp:
- Chải răng tối thiểu 2 lần mỗi ngày với kem đánh răng có hàm lượng Fluor thích hợp.
- Sử dụng bàn chải lông mềm để không làm tổn hại tới các mô nướu.
- Nên thay bàn chải sau khoảng 3 đến 4 tháng để tránh vi khuẩn tích tụ gây hại cho răng miệng.
- Đối với những người sử dụng hàm giả tháo lắp thì cần tháo ra để vệ sinh sau mỗi bữa ăn và cuối ngày trước khi đi ngủ.
- Kết hợp với việc sử dụng chỉ nha khoa nước súc miệng và máy tăm nước để tăng hiệu quả làm sạch mảng bám và vi khuẩn.
- Nếu bạn có tật nghiến răng khi ngủ, hãy sử dụng máng chống nghiến để bảo vệ răng.
Không chỉ có vệ sinh răng, để răng miệng được khỏe mạnh và răng giả được bền lâu thì vấn đề ăn uống cũng cần được quan tâm chú ý:
- Hạn chế sử dụng thức ăn quá cứng, quá dai, quá lạnh hoặc quá nóng, đặc biệt là thời gian đầu sau khi trồng răng để duy trì độ bền chắc của răng. Đối với người dùng răng giả tháo lắp, việc ăn các loại thực phẩm này sẽ rất khó khăn và có thể khiến răng bị bung tuột, nứt vỡ.
- Hạn chế tối đa các thực phẩm nhiều đường, có tính axit hoặc chứa nhiều chất béo như nước ngọt, bánh kẹo,… Bởi chúng sẽ tạo điều kiện cho vi khuẩn sinh sôi và phá hủy men răng tự nhiên. Thay vào đó nên ăn nhiều trái cây tươi, rau củ.
- Tăng cường các thực phẩm giàu canxi như sữa, trứng, cá, tôm, cua,… để răng chắc khỏe hơn.
- Uống nhiều nước để làm sạch khoang miệng, tránh khô miệng, hạn chế sự sinh sôi của vi khuẩn gây hại.
- Không hút thuốc lá vì đây là nguyên nhân gây ra rất nhiều các bệnh lý răng miệng và khiến răng bị ố vàng.
- Một điều quan trọng nữa là bạn nên thăm khám tại nha khoa mỗi 6 tháng hoặc theo lịch hẹn với bác sĩ để theo dõi sức khỏe răng miệng, cạo vôi răng định kì, đồng thời phát hiện sớm các vấn đề răng miệng để có biện pháp khắc phục kịp thời, tránh các biến chứng nặng gây ảnh hưởng tới sức khỏe.
Với câu hỏi “Trồng răng giả có ảnh hưởng gì không?” Đáp án còn tùy thuộc rất nhiều vào địa chỉ nha khoa mà bạn lựa chọn để phục hình. Vậy nên, để có được một hàm răng khỏe mạnh, bền đẹp, ít rủi ro, bạn cần chọn lựa đúng trung tâm nha khoa chất lượng, uy tín, có đội ngũ bác sĩ giàu kinh nghiệm, tay nghề tốt.
Hãy liên hệ với Trung tâm Implant Việt Nam để được thăm khám và tư vấn miễn phí về tình trạng răng miệng cũng như biện pháp phục hình răng phù hợp nhất nhé.
Bài viết liên quan
- Review nha khoa uy tín tại Đắk Nông
- Thời gian thực hiện cấy ghép Implant xương bướm
- Mất răng hàm trên lâu năm: Điều trị với Implant xương bướm
- Cấy ghép Implant xương bướm - Bệnh nhân cần lưu ý gì?
- Tiêu xương hàm trên - Hậu quả và giải pháp
- Implant xương bướm: cân nhắc giải phẫu và vị trí phẫu thuật
- Các bước chuẩn bị trước khi cấy ghép Implant xương bướm
- Sự khác biệt giữa Implant xương bướm và Implant truyền thống