Mất răng gây ra tình trạng trầm cảm
Khi bị mất răng, bạn không chỉ gặp khó khăn trong việc ăn nhai, tự ti về mặt thẩm mỹ mà còn có những biểu hiện mệt mỏi, thậm chí chán nản và trầm cảm. Mất răng làm giảm đi tính thẩm mỹ của khuôn mặt, khiến nhiều người lo lắng, khó chịu khi nói chuyện với những người xung quanh, dẫn đến tâm lý tiêu cực, tự ti. Sự thay đổi chức năng ăn nhai làm cho nhiều người rơi vào trạng thái chán ăn, mất ngủ, sụt cân. Từ đó ảnh hưởng nghiêm trọng tới sức khỏe tinh thần và thể chất.
Ngay sau khi mất răng, bệnh nhân nên phục hồi lại răng đã mất ngay lập tức để tránh các biến chứng do bệnh lý răng miệng, tiêu xương hàm… đồng thời giảm tình trạng mất răng gây trầm cảm. Hiện nay có 3 phương pháp phổ biến có thể áp dụng để phục hồi răng đã mất là hàm giả tháo lắp, cầu răng sứ, trồng răng implant. Mỗi phương pháp đều có những ưu nhược điểm khác nhau.
Trong 3 phương pháp phục hình răng đã mất, cấy ghép implant được đánh giá là phương pháp tiên tiến nhất, khắc phục được nhược điểm của 2 phương pháp truyền thống là cầu răng sứ và hàm giả tháo lắp.
Trầm cảm bởi mất răng là do đâu?
Ít ai biết rằng, mất răng là một trong những nguyên nhân khiến bạn bị stress, sang chấn tâm lý. Khi bị mất răng, bạn không chỉ gặp khó khăn trong việc ăn nhai, ảnh hưởng về mặt thẩm mỹ mà còn có những biểu hiện mệt mỏi, thậm chí chán nản và trầm cảm do tự ti.
Lão hóa sớm do cấu trúc xương hàm thay đổi
Mất răng làm giảm đi tính thẩm mỹ của khuôn mặt, khiến nhiều người lo lắng, khó chịu khi nói chuyện với những người xung quanh, dẫn đến tâm lý tiêu cực, tự ti. Ngoài ra, việc mất răng lâu ngày dẫn đến tình trạng tiêu xương hàm khiến cấu trúc xương hàm bị thay đổi, cơ mặt bị xệ xuống, má hóp lại. Đây là biểu hiện lão hóa sớm ở nhiều người dễ dẫn đến lo âu, trầm cảm.
Khó khăn trong sinh hoạt hàng ngày
Mất răng gây trầm cảm là do sự thay đổi chức năng ăn nhai làm cho nhiều người rơi vào trạng thái chán ăn, mất ngủ, sụt cân. Từ đó ảnh hưởng nghiêm trọng tới sức khỏe tinh thần và thể chất.
Lo lắng về bệnh lý do mất răng
Trường hợp mất răng nếu không được điều trị kịp thời sẽ làm tăng nguy cơ bị tiêu xương, lệch hàm, mắc các bệnh về hệ tiêu hóa, thần kinh, gây áp lực tinh thần. Đây là nguyên nhân khiến nhiều người trở nên căng thẳng và rơi vào trạng thái trầm cảm.
Những biểu hiện của trầm cảm do mất răng
Sau khi mất răng, do áp lực tâm lý nhiều người dễ rơi vào trạng thái stress kéo dài, cơ thể dần phản ứng lại bằng các triệu chứng như mệt mỏi, chán nản, mất sức sống, ngủ không sâu giấc. Dưới đây là một số triệu chứng trầm cảm cần chú ý:
- Biểu hiện về thể chất: Cơ thể thường xuyên mệt mỏi, đau đầu, khó ngủ, đau tức vùng thượng vị, buồn nôn và nôn do không thể ăn nhai. Sức khỏe suy giảm trầm trọng, sút cân rõ ràng khiến tinh thần sa sút.
- Biểu hiện về tâm thần: Việc mất răng gây mất thẩm mỹ cho khuôn mặt làm ảnh hưởng đến tâm lý, sa sút trí tuệ, tâm trạng thường buồn, không vui, kém tập trung trong công việc, khi học hành mau quên. Những điều trên khiến chất lượng cuộc sống và hiệu quả công việc giảm sút, tăng thêm áp lực từ những người xung quanh.
- Biểu hiện về hành vi: Một số người còn có các biểu hiện như ăn uống thất thường, bốc đồng, sử dụng chất kích thích để quên đi những mất mát do mất răng…
- Biểu lộ cảm xúc: Người bệnh thường căng thẳng, lo lắng, sợ hãi, tức giận, sợ hãi, ủ rũ, cáu kỉnh. Những điều này không chỉ ảnh hưởng đến người bệnh mà còn khiến mọi người xung quanh lo lắng.
Xem thêm: 8 điều cần lưu ý trước khi cấy ghép răng Implant bạn nhất định phải lưu ý?
Phục hình răng mất ngăn ngừa tình trạng trầm cảm diễn ra
Ngay sau khi mất răng, bệnh nhân nên phục hồi lại răng đã mất ngay lập tức để tránh các biến chứng do bệnh lý răng miệng, tiêu xương hàm… đồng thời giảm tình trạng mất răng gây trầm cảm. Hiện nay có 3 phương pháp phổ biến có thể áp dụng để phục hồi răng đã mất như:
Hàm giả tháo lắp
Hàm giả tháo lắp là kỹ thuật phục hồi răng mất đơn giản. Hàm giả bao gồm hai phần chính: khung hàm và răng giả. Ưu điểm của răng giả tháo lắp nằm ở chi phí thấp và kỹ thuật thực hiện dễ dàng, thời gian nhanh chóng chỉ từ 3-5 ngày. Tuy nhiên, nhược điểm của hàm giả tháo lắp là răng được phục hồi có lực nhai yếu, quá trình vệ sinh nhiều công đoạn và không ngăn ngừa được biến chứng tiêu xương.
Làm cầu răng sứ
Cầu răng sứ là phương pháp phục hình răng cố định được nhiều người lựa chọn. Thông thường, mỗi cầu răng sứ có ít nhất 3 mão sứ, trong đó, cần mài 2 răng kế bên răng đã mất và bọc răng sứ, đóng vai trò là trụ đỡ cho răng đã mất.
Ưu điểm của cầu răng sứ là có tuổi thọ tốt hơn so với hàm giả tháo lắp, từ 7 đến 10 năm, sức nhai ổn định và tính thẩm mỹ cao. Tuy nhiên, phương pháp này không ngăn ngừa các biến chứng tiêu xương hàm, hôi miệng, đau nhức,… sau một thời gian ngắn sử dụng.
Trồng răng Implant
Ngày nay, trồng răng implant là phương pháp phục hồi răng mất hiện đại nhất. Trụ implant được làm bằng chất liệu Titanium nguyên chất, hoàn toàn không gây hại cho sức khỏe con người. Sau khi cấy ghép, trụ implant được tích hợp chắc chắn vào xương hàm và được chụp mão sứ lên trên thông qua Abutment, đảm bảo thẩm mỹ, ăn nhai như thật và ngăn ngừa tiêu xương hàm hiệu quả.
Các dạng phục hồi răng bằng Implant bao gồm:
- Cấy ghép răng đơn lẻ: Phù hợp với các bệnh nhân bị mất 1 răng hoặc nhiều răng ở các vị trí khác nhau. Cấu tạo của một chiếc răng hoàn chỉnh gồm 3 phần: trụ implant, khớp nối Abutment và mão răng sứ
- Cấy ghép Implant phục hồi răng mất toàn hàm: Phù hợp với bệnh nhân bị mất răng toàn hàm. Ngày nay, giải pháp phục hồi răng mất toàn hàm được đánh giá cao nhất đó là Implant All on X. Đây là phương pháp cắm từ 2, 3, 4 hoặc 5, 6,… trụ Implant, tùy vào tình trạng của mỗi người. Quá trình cắm trụ sẽ được chia làm nhiều lần, mỗi lần chỉ cắm 2 trụ Implant để đảm bảo an toàn cho khách hàng.
Trong 3 phương pháp phục hình răng đã mất, cấy ghép implant được đánh giá là phương pháp tiên tiến nhất, khắc phục được nhược điểm của 2 phương pháp truyền thống là cầu răng sứ và hàm giả tháo lắp. Những ưu điểm vượt trội của cấy ghép implant có thể kể đến như sau:
- Khôi phục khả năng ăn nhai gần như răng thật, do trụ implant được gắn vào xương hàm là một trụ vững chắc. Bệnh nhân có thể thoải mái ăn những món mình yêu thích, thậm chí là món cứng, dai.
- Thẩm mỹ tự nhiên, màu sắc răng sứ được chế tác đồng nhất với các răng còn lại trong cung hàm.
- Bảo tồn tối đa răng thật trên cung hàm, do quá trình cấy ghép chỉ thực hiện ở vùng răng đã mất nên các răng còn lại được bảo tồn tối đa.
- Răng implant có tuổi thọ cao, trụ implant được làm bằng Titanium nguyên chất nên hoàn toàn không gây kích ứng, có thể tồn tại bền lâu trong xương hàm. Do đó, răng implant có thời gian sử dụng đến 20 năm, thậm chí là trọn đời nếu chăm sóc tốt.
- Ngăn ngừa các biến chứng về tiêu xương hàm, lão hóa sớm nhờ chân implant được đặt vào xương hàm, kích thích xương phát triển tự nhiên bởi lực nhai, duy trì cho cấu trúc xương hàm bền vững, từ đó ngăn ngừa tình trạng tiêu xương hiệu quả.
Chi phí trồng răng implant cao hơn cầu răng sứ hay hàm giả một chút. Tuy nhiên, với độ bền trọn đời tối đa cùng nhiều lợi ích vượt trội khác, mức chi phí này là hoàn hảo và hoàn toàn hợp lý. Đây là phương pháp hoàn hảo giúp loại bỏ tình trạng mất răng gây trầm cảm.
Hy vọng bài viết về vấn đề “mất răng gây trầm cảm” trên có thể giúp bạn có được những thông tin hữu ích. Đừng để mất răng làm chúng ta tự ti, mất ăn mất ngủ, hãy lựa chọn phương pháp phục hình phù hợp với mình. Mọi thông tin chi tiết hãy liên hệ ngay với trung tâm Implant Việt Nam để được thăm khám và tư vấn một cách tốt nhất nhé!
Bài viết liên quan
- Mất răng lâu năm có trồng Implant được không?
- Mất răng số 6 hàm dưới có sao không?
- Giải đáp trồng răng cửa hàm trên giá bao nhiêu?
- Những tiếc nuối thường gặp khi trồng răng implant quá trễ
- Thời gian chờ làm phục hình trên Implant mất bao lâu?
- Dời thần kinh hàm dưới để trồng răng răng Implant
- Top 8 địa chỉ trồng răng Implant uy tín tốt nhất tại TPHCM
- Top 5 trung tâm nha khoa trồng răng implant nổi tiếng Tp.hcm