Logo nha khoa Nhân Tâm

807 Đường 3/2

Phường 7, Quận 10, TP.HCM

1900 56 5678

Hotline

8:00 - 20:00

THỨ HAI ->BẢY

Mất răng số 6 hàm dưới có sao không?


Mất răng số 6 hàm dưới là tình trạng mất răng mà nhiều người gặp phải. Vậy mất răng số 6 hàm dưới có sao không, điều trị như thế nào? Những thông tin mà bạn muốn biết đều có trong bài viết này. Đừng bỏ lỡ nhé!
Mất răng số 6 hàm dưới có sao không?
Mất răng số 6 hàm dưới có sao không? Tình trạng mất răng số 6 hàm dưới gây ra nhiều hệ lụy về thẩm mỹ, ăn nhai và sức khỏe xương hàm. Để khắc phục mất răng, bạn có thể tham khảo phương pháp trồng răng Implant và làm cầu răng sứ.

Chức năng của răng số 6

Tìm hiểu chức năng của răng số 6 sẽ giúp chúng ta biết được mất răng số 6 hàm dưới có sao không, có cần điều trị hay không.

Răng số 6 là tên gọi của răng hàm thứ nhất hoặc răng cối/ răng cấm thứ nhất trên cung hàm. Răng số 6 cùng với răng số 7 là nhóm răng hàm, đóng vai trò chính trong hoạt động ăn nhai.

Răng số 6 là răng hàm thứ nhất trên cung hàm
Răng số 6 là răng hàm thứ nhất trên cung hàm

Vì là răng hàm để ăn nhai nên răng số 6 có kích thước lớn, chân răng lớn, diện tích mặt nhai rộng, bề mặt răng không bằng phẳng mà có nhiều phần gồ lên ở hai bên và có rãnh ở giữa. Nhờ vậy răng có thể giữ, cắt thức ăn, xé nát và nghiền nhỏ thức ăn.

Bên cạnh đó, răng hàm số 6 có thể lộ ra khi cười và hỗ trợ phát âm nên răng còn giữ vai trò thẩm mỹ và hoàn thiện khả năng phát âm, giúp việc giao tiếp trở nên hiệu quả.

Nguyên nhân gây mất răng số 6

Mất răng số 6 hàm dưới có sao không? Vì giữ chức năng ăn nhai chính nên mất răng số 6 là một vấn đề răng miệng gây ra nhiều hậu quả khôn lường. Vậy đâu là nguyên nhân khiến răng số 6 hàm dưới bị mất?

Có rất nhiều nguyên nhân có thể gây ra tình trạng mất răng số 6 như:

1. Bệnh lý răng miệng

Đây là nguyên nhân thường gặp nhất dẫn đến mất răng số 6 hàm dưới. Răng hàm số 6 giúp cắn xé và nghiền nát thức ăn nên thức ăn thừa rất dễ bị kẹt lại ở kẽ và nướu của răng này.

Răng bị bệnh lý quá nghiêm trọng có thể phải nhổ
Răng bị bệnh lý quá nghiêm trọng có thể phải nhổ

Mặt khác, do nằm ở vị trí khuất trên cung hàm, nên việc vệ sinh răng số 6 sẽ gặp khó khăn, nếu không kỹ lưỡng thì rất khó để làm sạch răng.

Thức ăn thừa không được rửa trôi sẽ dần tích tụ thành các mảng bám, vôi răng chứa nhiều vi khuẩn gây hại cho răng, khiến răng số 6 bị các bệnh lý răng miệng, nhiều nhất là sâu răng, viêm tủy, nha chu…

Những bệnh lý răng miệng nếu không được phát hiện và nhanh chóng điều trị thì chúng sẽ trầm trọng hơn theo thời gian, đến thời điểm răng bị nhiễm trùng nặng, bị lung lay và rụng hoặc bị chỉ định nhổ để bảo toàn sức khỏe của bệnh nhân.

2. Chấn thương răng

Chấn thương như tai nạn, va đập, tác động vật lý… gây nguy cơ nứt, vỡ, gãy và thậm chí là rụng răng.

Trong cấp cứu chấn thương nha khoa, việc bảo tồn răng thật là mục tiêu hàng đầu. Tuy nhiên, cũng có một số chấn thương nặng không thể giữ răng hoặc Bác sĩ buộc phải nhổ răng để không gây nhiễm trùng lan rộng.

Tai nạn chấn thương có thể gây mất răng
Tai nạn chấn thương có thể gây mất răng

3. Bệnh lý về xương

Một số bệnh lý về xương như loãng xương, tiêu xương, u xương… cũng sẽ khiến xương hàm bị ảnh hưởng, kém chất lượng, không thể làm chỗ bám chắc cho răng và làm răng bị rụng.

4. Lão hóa

Mất răng có thể gặp ở nhiều lứa tuổi, nhưng những người cao tuổi là đối tượng bị mất răng số 6 cao nhất. Nguyên nhân là do tuổi tác đi liền với tình trạng lão hóa. Khi lớn tuổi, các bộ phận cơ thể bao gồm răng và các mô xung quanh cũng bị già đi, không còn khỏe mạnh và chắc chắn.

Người cao tuổi có tỷ lệ mất răng cao nhất
Người cao tuổi có tỷ lệ mất răng cao nhất

5. Không răng bẩm sinh

Một số bệnh nhân bị thiếu răng bẩm sinh do di truyền, đột biến gen hoặc các hội chứng đặc biệt, người mẹ hút thuốc hay tiếp xúc hóa chất…

6. Ung thư vùng miệng

Mất răng không rõ nguyên do, mất răng hàng loạt… cũng có thể là một trong những dấu hiệu của các bệnh ung thư vùng miệng như ung thư xương hàm, ung thư nướu răng…

Ung thư vùng hàm mặt là một trong những nguyên nhân gây mất răng
Ung thư vùng hàm mặt là một trong những nguyên nhân gây mất răng

Mất răng số 6 hàm dưới có sao không?

Mất răng số 6 hàm dưới có sao không? Như đã chia sẻ, răng số 6 đóng vai trò quan trọng trong ăn nhai, thẩm mỹ và phát âm nên việc mất răng số 6 hàm dưới để lại nhiều hậu quả nguy hiểm. Dưới đây là một số hậu quả có thể xảy ra khi bị mất răng số 6 ở hàm dưới:

1. Ảnh hưởng chức năng ăn nhai

Răng hàm số 6 giúp cắn xé và nghiền nát thức ăn trước khi thức ăn đi vào hệ tiêu hóa nên mất răng số 6 thì việc ăn nhai sẽ bị ảnh hưởng nặng nề. Lúc này, lực nhai chính sẽ hoàn toàn do một mình răng hàm số 7 đảm nhiệm, do đó thức ăn khó có thể được xé và nghiền nhuyễn.

Suy giảm chức năng ăn nhai do mất răng
Suy giảm chức năng ăn nhai do mất răng

2. Sự di chuyển răng trên cung hàm

Khi một răng bị mất, các răng khác sẽ có xu hướng dịch chuyển về khoảng trống mất răng do hoạt động ăn nhai. Lâu dần, răng sẽ bị xô lệch, gây mất cân bằng khớp cắn.

3. Suy giảm sức khỏe toàn thân

Răng là đầu nguồn của hệ tiêu hóa nên nếu muốn hệ tiêu hóa hoạt động tốt thì răng phải hoàn thiện vai trò của mình. Nếu bị mất răng, chức năng ăn nhai giảm sẽ khiến hệ tiêu hóa phải làm việc nhiều hơn, lâu dần sẽ làm suy giảm chức năng của hệ tiêu hóa.

Bên cạnh đó, mất răng còn gây ra tình trạng dinh dưỡng kém do ăn nhai khó khăn, lệch khớp cắn dẫn đến đau khớp thái dương, đau vùng hàm - mặt, đau đầu…

Mất răng ảnh hưởng lớn đến hệ tiêu hóa
Mất răng ảnh hưởng lớn đến hệ tiêu hóa

4. Làm giảm chất lượng xương hàm

Mất răng lâu ngày sẽ khiến xương hàm bị tiêu biến do không có răng ăn nhai kích thích xương ở tại vị trí mất răng. Xương hàm sẽ bị suy giảm số lượng, mật độ, thể tích, trở nên xốp và dễ gãy.

5. Kém thẩm mỹ

Mất răng hàm số 6 trước hết là gây ra tình trạng mất thẩm mỹ, bệnh nhân bị mất răng không dám cười tự nhiên, thoải mái vì sợ mọi người phát hiện mình bị mất răng. Vì thế nụ cười trở nên gượng gạo, kém thu hút.

Bên cạnh đó, tình trạng tiêu xương hàm cũng khiến cấu trúc gương mặt thay đổi, khuôn miệng dần trở nên móm, không đầy đặn, mặt bị lệch, ngũ quan kém hài hòa.

Mất răng gây mất thẩm mỹ
Mất răng gây mất thẩm mỹ

Mất răng có thể làm thay đổi cấu trúc và hình dạng của miệng và khuôn mặt, gây ra vấn đề về mặt thẩm mỹ và tự tin.

6. Rủi ro cho răng lân cận

Các răng lân cận có thể phải chịu áp lực lớn hơn khi phải hoạt động nhiều hơn, dẫn đến tình trạng mài mòn răng và nhiều vấn đề như ê buốt răng, chấn thương răng…

7. Ảnh hưởng đến phát âm

Vì răng hỗ trợ phát âm nên mất răng có thể ảnh hưởng đến cách bạn phát âm, dẫn đến tình trạng phát âm không tròn vành, rõ chữ, nói ngọng.

8. Giảm chất lượng sống

Mất răng làm giảm khả năng ăn nhai, giảm sức khỏe toàn thân, giảm thẩm mỹ và giảm khả năng giao tiếp. Tâm lý người bệnh cũng dễ bị tác động tiêu cực.

Do đó, khi bị mất răng, người bệnh thường bị giảm chất lượng cuộc sống, giới hạn cơ hội nghề nghiệp, tình duyên…

Giảm chất lượng cuộc sống khi bị mất răng
Giảm chất lượng cuộc sống khi bị mất răng

Mất răng số 6 hàm dưới cần làm gì?

Mất răng số 6 hàm dưới có sao không? Chúng tôi đã giải thích cho bạn rất nhiều hậu quả nghiêm trọng do mất răng số 6 gây ra. Nên khi mất răng số 6, bệnh nhân mất răng cần tiến hành thăm khám và điều trị càng sớm càng tốt.

Những phương pháp có thể được Bác sĩ cân nhắc khi mất răng số 6 gồm cấy ghép răng Implant và làm cầu răng sứ.

Nên thăm khám để được tư vấn chính xác khi bị mất răng
Nên thăm khám để được tư vấn chính xác khi bị mất răng

1. Cấy ghép răng Implant

Cấy ghép răng Implant còn có tên gọi khác là trồng răng Implant. Đây là phương pháp điều trị phổ biến và hiệu quả nhất để thay thế răng hàm số 6 bị mất, quy trình thực hiện gồm:

Chuẩn bị: Bác sĩ chuyên phục hình Implant sẽ kiểm tra tình trạng sức khỏe răng miệng, tình trạng xương hàm của bạn để chẩn đoán và lên kế hoạch điều trị tối ưu nhất.

Cấy ghép trụ Implant: Bác sĩ sẽ cấy một trụ răng Implant có kích thước phù hợp vào trong xương hàm. Đôi khi, bệnh nhân sẽ cần phải nâng xoang, ghép xương nếu tình trạng xương hàm bị tiêu biến. Sau đó, bệnh nhân sẽ chờ một khoảng thời gian (Thông thường 2-6 tháng) để trụ Implant tích hợp xương.

Phục hình thân răng: Trụ Implant đóng vai trò như một chân răng. Khi trụ đã tích hợp với xương, Bác sĩ sẽ tiến hành lấy dấu để thiết kế và chế tạo một mão sứ lắp lên trụ Implant. Mão sứ đóng vai trò như thân răng, dùng để ăn nhai và cải thiện thẩm mỹ.

Trồng răng Implant được đánh giá cao nhờ nhiều ưu điểm vượt trội như vững chắc, ăn nhai như răng thật, thẩm mỹ tối đa, khắc phục tình trạng tiêu xương hàm, thời gian sử dụng lâu dài.

2. Cầu răng sứ

Cầu răng sứ cũng là một giải pháp được cân nhắc để thay thế răng số 6 bị mất. Bác sĩ sẽ thiết kế một dãy cầu răng gồm 3 răng sứ, chụp lên hai trụ răng hai bên răng 6 để cải thiện ăn nhai và thẩm mỹ cho răng. Quy trình làm cầu răng như sau:

Chuẩn bị: Bác sĩ thăm khám tình trạng của bệnh nhân, nếu đủ điều kiện sẽ tiến hành mài hai răng là răng số 5 và răng số 7 để làm trụ nâng đỡ cầu răng

Chế tác cầu răng: Bác sĩ tiến hành lấy dấu và tiến hành chế tác cầu răng sứ phù hợp với cấu trúc răng miệng của bệnh nhân. Một cầu răng giả được tạo ra để phù hợp với cấu trúc miệng của bạn.

Gắn cầu răng: Bác sĩ lắp cầu răng và điều chỉnh cầu răng sao cho không bị cộm vướng hay đau khi ăn nhai.

Mất răng số 6 hàm dưới có sao không? Chắc hẳn bạn đã tìm được câu trả lời sau khi đọc bài viết của Trung tâm Implant Việt Nam rồi đúng không nào. Nếu bị mất răng số 6 hàm dưới, bạn hãy nhanh chóng tìm một địa chỉ nha khoa trồng răng Implant uy tín để phục hình răng bị mất và khôi phục ăn nhai nhé!

Đăng ký ngay


Trung tâm Implant Việt Nam

Bài viết liên quan